Làm gì khi người lao động bị 'trốn đóng' BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp?
Năm 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Chính phủ đã cho phép Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoãn thu phí bảo hiểm quỹ hưu trí và tử tuất, nhưng nhân đà này, nhiều doanh nghiệp đã 'trốn đóng' bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- Hai phó giám đốc bệnh viện bị kỷ luật liên quan vụ lập khống hồ sơ bệnh án thanh toán bảo hiểm y tế
- Tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình: Chi phí nhỏ, lợi ích lớn
- Đề xuất tạm dừng yêu cầu du khách quốc tế có bảo hiểm y tế điều trị Covid-19
Tính đến hết tháng 11-2022, Bảo hiểm xã hội TP.HCM đã công khai danh sách gần 1.000 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội. Trên toàn quốc, con số này lên tới hàng chục ngàn, chưa kể các thủ thuật ký hợp đồng ngắn để "trốn" bảo hiểm, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Phải làm sao để theo dõi được doanh nghiệp đã đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho bạn hay chưa? Mức bảo hiểm như thế nào là phù hợp với mức lương? Có được đóng bảo hiểm theo nhu cầu để sau này nhận lương hưu cao hơn...

Người dân đăng ký khám bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
Tất cả những vấn đề này sẽ được giải đáp tại cuộc giao lưu trực tuyến "Bảo vệ quyền lợi chính đáng về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại doanh nghiệp", do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức từ 9h sáng 13-12.
Ngay từ bây giờ, bạn đọc có câu hỏi xung quanh mức đóng, quy định về bảo hiểm, theo dõi việc đóng - hưởng bảo hiểm... có thể gửi tới các khách mời:
- Ông Nguyễn Trung Tuấn, Phòng quản lý nợ, Ban Quản lý thu, sổ - thẻ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Bà Phạm Thị Hương, Phòng quản lý thu và khai thác đối tượng bắt buộc, Ban Quản lý thu, sổ - thẻ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.