Kịch bản lừa đảo của ‘tập đoàn’ mạo danh TP Bank
Nguyễn Hoàng Thạch và đồng phạm soạn các kịch bản lừa đảo người muốn vay vốn với lãi suất thấp. Họ cũng trả lời sẵn những câu hỏi mà nạn nhân hay thắc mắc để ứng phó linh hoạt.
Ngày 28/9, Công an quận Tân Phú phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an TP.HCM lấy lời khai Nguyễn Hoàng Thạch (28 tuổi, quê Đồng Nai) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cảnh sát, Thạch là người cầm đầu đường dây mạo danh Ngân hàng Tiên Phong (TP Bank) để lừa đảo hàng nghìn nạn nhân.
Kế hoạch bài bản
Thuê căn nhà 3 tầng trên đường Trần Quang Quá (quận Tân Phú) làm trụ sở, Thạch tuyển 82 nhân viên. Tại mỗi tầng, Thạch chia thành các bộ phận làm việc khác nhau. Họ hoạt động kín kẽ, không tiếp xúc, chia sẻ công việc ở mỗi tầng. Nghi phạm cầm đầu cấm nhân viên tiết lộ thông tin công việc cho gia đình, bạn bè.
Mỗi ngày, Thạch cung cấp cho nhân viên danh sách họ tên, số điện thoại, địa chỉ của "con mồi". Các nhân viên có nhiệm vụ liên lạc để tư vấn, dẫn dụ khách vay vốn với lãi suất 0%, đồng thời kiểm tra việc khách đóng phí bảo hiểm qua bưu điện.

Kịch bản lừa đảo của "tập đoàn" mạo danh TP Bank. Ảnh: Lê Trai.
Trong số 82 nhân viên, có những người mới làm việc chỉ được vài ngày. Chưa quen việc, họ được “cấp trên” soạn sẵn kịch bản lừa đảo rồi dán trên bàn làm việc. Các nhân viên khi gọi điện tiếp xúc, tư vấn với khách hàng chỉ cần đọc theo bài đã chuẩn bị trước.
Nhân viên P.Q.T. (22 tuổi) cho biết đã làm việc ở đây được một tuần. Mỗi ngày, T. sẽ gọi điện thoại tư vấn ngẫu nhiên cho 50 người. Trong số này, có khoảng 2-3 nạn nhân sập bẫy.
Ngoài kịch bản lừa đảo, nhóm này cũng soạn sẵn những câu trả lời mà người vay thường thắc mắc như: Vì sao người vay không trực tiếp đến ngân hàng để làm thủ tục vay vốn; khách hàng sao phải đóng phí bảo hiểm khoản vay; các thủ tục thẩm định, nhận tiền như thế nào? Từ đó, nhóm này luôn ứng phó linh hoạt, tạo niềm tin với nạn nhân.
Sau khi nạn nhân có ý định vay tiền, họ được làm việc với bộ phận thẩm định. Ở khâu này, nhân viên của Thạch xin thông tin, lý lịch của khách hàng để làm hồ sơ vay vốn, thẻ ATM. Sau đó, phía Thạch sẽ thông báo đã chuyển hồ sơ, thẻ ATM giả của khách hàng qua bưu điện và dặn họ làm đúng theo hướng dẫn.
Khi các nạn nhân được nhân viên bưu cục giao hàng, họ kiểm tra thấy có hồ sơ vay vốn, thẻ ATM nên nộp phí bảo hiểm khoản vay từ 1,7-3,9 triệu đồng. Tuy nhiên, họ không biết rằng các giấy tờ, thẻ ATM là giả.
Rất nhiều nạn nhân không trình báo
Theo Công an quận Tân Phú, đến thời điểm này, Thạch và đồng bọn khai đã lừa đảo, chiếm đoạt tiền của nhiều người trên cả nước. Riêng tại TP.HCM, nhóm này lừa hơn 600 nạn nhân.

Nguyễn Hoàng Thạch, nghi phạm cầm đầu "tập đoàn" lừa đảo. Ảnh: Lê Trai.
Tuy nhiên, cảnh sát cho biết có rất nhiều nạn nhân không đến công an trình báo. Thậm chí, khi cất lưới chuyên án, cảnh sát liên hệ với các nạn nhân nhưng nhiều người ngại cung cấp thông tin, số tiền bị lừa.
“Nhiều người cho rằng số tiền 1,7-3,9 triệu đồng là không lớn nên không đi trình báo. Chính vì vậy, tội phạm đánh vào tâm lý này để hoạt động phi pháp”, đại diện Công an quận Tân Phú chia sẻ và đề nghị người dân bị lừa tiền, cần nhanh chóng đến công an khai báo, tránh kéo dài thời gian cho tội phạm tiếp tục gây án.
Theo Công an quận Tân Phú, việc triệt phá đường dây này được thực hiện theo chỉ đạo của Ban giám đốc Công an TP.HCM trong công tác tấn công, trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Trong thời gian tới, Công an TP.HCM sẽ mở rộng đấu tranh, triệt phá các băng nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao, đảm bảo an ninh trật tự và cuộc sống của người dân.
TIN LIÊN QUAN
Triệt phá đường dây ma túy xuyên quốc gia, thu giữ 121kg ma túy
Lực lượng Biên phòng vừa triệt phá thành công đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia, bắt 6 đối tượng, thu giữ 121 kg ma túy tổng hợp.
Phó Chánh án bị đâm: Vì sao đối tượng bị tuyên án vẫn tại ngoại?
Tuân bị cấp tuyên y án 3 năm tù về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Tuy nhiên, mới đây, Tuân đã dùng kéo đâm thẩm phán để trả thù.
Vụ 3 quả dứa 500.000 đồng: Đã lập hồ sơ để xử lý
Công an phường Hàng Đào (Hà Nội) đã lập hồ sơ để xử lý bà N.T.T. do có hành vi bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng cho du khách nước ngoài.
Làm rõ trách nhiệm vụ 7 người tử vong tại Xi măng Yên Bái
Sở LĐ,TB&XH được giao thành lập Đoàn điều tra, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân vụ tai nạn lao động 7 người chết tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Vụ Hậu “pháo”: Bắt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước
Ông Nguyễn Văn Khước , Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc bị cáo buộc nhận hối lộ từ Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo").
Công an tỉnh Yên Bái phải khẩn trương điều tra vụ 7 công nhân tử vong
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện về vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Bắt Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà
Ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, trợ lý Chủ tịch Quốc hội bị cáo buộc Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Huyện Krông Nô: Xử lý nghiêm việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất
UBND huyện Krông Nô ( Đắk Nông) vừa có Văn bản số 224/UBND-TNMT chỉ đạo, tăng cường công tác xử lý các trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn các xã, thị trấn Đắk Mâm.
Người mẫu Ngọc Trinh hầu tòa ngày 2/2
TAND TP.HCM dự kiến xét xử người mẫu Ngọc Trinh về hành vi gây rối trật tự công cộng vào ngày 2/2.
Lo lắng vì mương thoát nước bị cải tạo làm lối đi
Mương thoát nước bị hàng xóm cải tạo làm đường đi, khiến người dân ấp Phước Trinh (xã Tam Phước, huyện Long Điền) lo lắng, phản ánh lên cơ quan chức năng. Phóng viên Báo Bà Rịa-Vũng Tàu tìm hiểu vụ việc.