Khô, bánh phồng tôm “mặc áo mới” chuẩn bị đón lễ hội
Tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức Lễ hội Tôm vào tháng 12/2023. Không chỉ các cơ quan chức năng mà người dân, doanh nghiệp cũng đang tích cực chuẩn bị tham gia lễ hội. Cùng với nhiều ngành hàng đặc sản địa phương, các đơn vị phát triển sản phẩm OCOP từ tôm đang tất bật chuẩn bị để trưng bày và cung ứng.
Những ngày qua, HTX Tân Phát Lợi (xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển) đang thu gom tôm nguyên liệu nhiều hơn để chế biến các sản phẩm chủ lực tôm khô, bánh phồng tôm nhằm phục vụ cho Festival Tôm Cà Mau - Lần thứ I và Diễn đàn kết nối nông sản OCOP vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đây cũng là 2 mặt hàng đã có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 và 4 sao của HTX.
Ông Bùi Văn Chương, Giám đốc HTX cho biết, cơ quan chức năng huyện đã cho biết HTX của ông được hỗ trợ trưng bày sản phẩm tại sự kiện. Đơn vị đang chuẩn bị sẵn các sản phẩm đã phát triển từ lâu là tôm khô và bánh phồng tôm đến các sản phẩm mới hơn như: chả, mắm, muối tôm… để sẵn sàng tham gia lễ hội.

Tôm sú nuôi dưới tán rừng là sản phẩm tôm chất lượng và nổi bật của Cà Mau
“Chúng tôi tham gia trưng bày sản phẩm. Hiện sản phẩm đã có sẵn trong kho, đến thời điểm đó chỉ cần đóng gói, làm mẫu mã là tham gia trưng bày. Tôi cũng muốn góp phần và mong muốn, qua lễ hội thương hiệu tôm của tỉnh mình lan tỏa rộng khắp mọi miền đất nước. Rồi HTX thì có nhiều đơn hàng, xuất đi được, làm ăn hiệu quả hơn” - ông Bùi Văn Chương nói.
Huyện Ngọc Hiển và Năm Căn là hai địa phương có điều kiện thuận lợi phát triển mô hình nuôi tôm dưới tán rừng của tỉnh Cà Mau. Cơ quan chức năng huyện Năm Căn cũng đang tích cực phối hợp với các sở, ngành tỉnh và các đơn vị liên quan, chuẩn bị cho một trong những sự kiện lớn nhất trong năm của tỉnh. Trong đó, công tác chuẩn bị các sản phẩm từ tôm đặc trưng của địa phương để giới thiệu rộng rãi trong dịp này được quan tâm.

Từ con tôm người dân, doanh nghiệp ở địa phương sản xuất ra rất nhiều sản phẩm chất lượng
Ông Trương Minh Thuận, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Năm Căn cho biết: “UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan liên hệ với các doanh nghiệp, các hợp tác xã có những sản phẩm được chứng nhận OCOP đối với con tôm để liên kết, bố trí nguồn nguyên liệu và một số sản phẩm đặc trưng của địa phương tham gia Festival Tôm”.
Theo kế hoạch, huyện Năm Căn sẽ mang đến Lễ hội tôm 13 sản phẩm đều đã đạt chuẩn OCOP 3 đến 4 sao. Trong đó, chủ yếu là các sản phẩm được chế biến từ tôm sinh thái và một số sản phẩm từ con cua mang thương hiệu riêng của địa phương.
Các đơn vị sở hữu các sản phẩm này như: HTX Tài Thịnh Phát Farm, Công ty TNHH Dư Thái Bình; Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Hòa Phát đều đang tất bật sản xuất cũng như chú trọng phát triển thêm các mẫu mã sản phẩm mới, bắt mắt hơn để đưa đến “sân chơi lớn của con tôm” lần đầu tiên tỉnh Cà Mau tổ chức.
Bà Mai Thị Thùy Trang, Giám đốc HTX Tài Thịnh Phát Farm bày tỏ: “Làm lan tỏa đến bà con, người tiêu dùng ở các thành phố lớn biết đến sản phẩm tôm, cua Cà Mau rất chất lượng. Đồng thời, chúng tôi mong muốn hướng đến xây dựng cộng đồng vùng nuôi trồng bền vững của vùng ngập mặn, tạo ra hệ sinh thái trong lành mạnh cũng như hỗ trợ bà con nuôi tôm dưới tán rừng phát triển”.
Dịp này, Festival Tôm và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL 2023 sẽ được tổ chức tại Cà Mau từ ngày 10 - 13/12. Trong đó, nổi bật là hoạt động trưng bày triển lãm, thương mại ngành tôm và sản phẩm OCOP với 400 gian hàng. Bên cạnh đó, còn có nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo được tổ chức, như: Sơ kết chương trình liên kết TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL năm 2023; Hội nghị “Kết nối giao thương sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL 2023”; Hội thảo “Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng tôm Cà Mau”; Hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành tôm”,…
Ngoài ra, còn có các chương trình về xúc tiến thương mại, du lịch cũng được tổ chức dịp này. Sự kiện hướng tới giới thiệu, quảng bá thương hiệu tôm, các sản phẩm OCOP của Cà Mau đến du khách trong, ngoài nước; tạo điều kiện để các đơn vị, doanh nghiệp gặp gỡ, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm cơ hội hợp tác, phát triển.
TIN LIÊN QUAN
Làng cá khô Phú Thọ (Đồng Tháp) tăng công suất vụ Tết
Thời điểm này, làng cá khô Phú Thọ (xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đang tất bật, rộn ràng không khí sản xuất cá khô nhằm phục vụ khách hàng gần xa trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 sắp đến.
Thanh long Tiền Giang thâm nhập thị trường khó tính
Xác định thanh long là một trong những chủng loại trái cây đặc sản, có lợi thế cạnh tranh của địa phương và mang lại giá trị xuất khẩu cao, đến nay, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng được vùng chuyên canh thanh long xuất khẩu gần 8.600 ha...
Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá
Nông dân Trà Vinh đang bước vào thu hoạch mía niên vụ 2023-2024, bà con rất phấn khởi vì được cả mùa lẫn giá. Đây là năm thứ 02 liên tiếp người trồng mía tại đây có lãi cao, sau chục năm bị thua lỗ.
Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?
Từ cuối năm 2023 đến nay, nông dân trồng chuối ở H.Trảng Bom liên tiếp nhận tin kém vui về mã số vùng trồng, phân bón và hiện tại là giá chuối chỉ còn 1-2,5 ngàn đồng/kg. Đã có nhà vườn chấp nhận băm chuối ủ làm phân vì giá quá thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu
Vài tuần trở lại đây, giá chuối cấy mô xuất khẩu rơi theo chiều thẳng đứng, hiện chỉ còn 1-2 ngàn đồng/kg. Nhiều nông dân trồng chuối xuất khẩu như “ngồi trên lửa” vì giá bán rẻ như cho nhưng vẫn khó gọi được thương lái đến mua.
Nuôi chồn làm cà phê OCOP
Một người nông dân đã có bước đi táo bạo trên đất quê. Tận dụng thuận lợi của thời tiết, khí hậu, ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Phú Hiệp 1, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh đã xây dựng mô hình sản xuất cà phê chồn, từng bước nâng cao giá trị hạt cà phê, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và mua làm quà biếu của người dân và du khách, ngư dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng hải sản khô và sản phẩm chế biến đảm bảo chất lượng...
Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch
Ngày 10/1, UBND huyện Xuyên Mộc tổ chức hội nghị kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.
Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh
Chiều 8/1, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) đã bàn giao Hệ thống máy xay xát thực hiện mô hình liên kết điểm cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh (huyện Long Điền).
Thấp thỏm thanh long vụ tết
Từ đầu tháng 10 Âm lịch trở lại đây, nông dân tỉnh Bình Thuận bước vào cao điểm chong đèn thanh long vụ tết trong nỗi thấp thỏm... thanh long rớt giá.