largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Hướng tới mục tiêu 15 tỷ USD xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2021

Dù mới là quý đầu tiên của năm 2021, nhưng với sự tăng trưởng mạnh mẽ,ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản hoàn toàn có khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 15 tỷ USD.Ông Hà Công Tuấn,Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo chí về vấn đề này.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Công Tuấn.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Công Tuấn.

PV: Ông đánh giá như thế nào về ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản trong năm 2021?

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Năm 2020 kết thúc với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản, đặc biệt, đại dịch Covid-19 tác động rất nghiêm trọng đến ngành công nghiệp này cũng như đối với nền kinh tế của chúng ta.

Tuy nhiên, vượt qua mọi khó khăn, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản vẫn đạt con số 13,23 tỷ USD, tăng 19,7% so với năm trước. Đây có thể nói là một nỗ lực vô cùng lớn, trước hết là của các doanh nghiệp, các hiệp hội, sự đồng hành của Chính phủ trong việc khắc phục, thích nghi với những biến đổi mới của thị trường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là ứng dụng công nghệ số trong việc duy trì thị trường, bán sản phẩm thông qua các mạng, không chỉ ở các mạng internet kết nối trong nước mà còn kết nối quốc tế.

Trong năm 2021, khó khăn của đại dịch Covid-19 cũng như những vấn đề của thị trường vẫn còn nguyên vẹn. Việc ngành hàng này tăng trưởng ở mức rất cao, rất nhanh thì việc các thị trường lớn quan tâm đến yêu cầu về bảo đảm chất lượng, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc, chống gian lận thương mại, từ đó, áp dụng các biện pháp thuế quan và các biện pháp thương mại khác vẫn luôn tiềm ẩn ở phía trước.

Nhận thức rõ vấn đề này, cùng với kinh nghiệm với bản lĩnh mà chúng ta đã vượt qua năm 2020, cùng với sự đánh giá sâu sát, nhạy bén hơn với tình hình trong năm 2021, và quyết tâm của các doanh nghiệp, các hiệp hội, chúng tôi vẫn đặt mục đạt kim ngạch xuất khẩu của ngành này không thấp hơn 15 tỷ USD. Tức là ở mức tăng trưởng giá trị tuyệt đối tương đương với năm 2020 và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tăng lên khoảng 14 - 15% so với 2020. Đặc biệt, về khả năng quản trị, đầu tư và tái cơ cấu của doanh nghiệp trong nước hoàn toàn đạt được mục tiêu này và có khả năng đạt được con số cao hơn.

PV: Để đạt được mục tiêu đặt ra, theo ông cần giải quyết những tồn tại gì?

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Để đạt được mục tiêu đặt ra, tôi cho rằng, chúng ta phải giải quyết tốt vấn đề về nguồn nguyên liệu. Theo đó, vấn đề nhập khẩu nguồn gốc gỗ phải được tuân thủ nghiêm ngặt và phải kiểm soát rất chặt chẽ để bảo đảm nguồn gốc gỗ về chúng ta phải là hợp pháp. Cùng với đó, nâng cao chứng chỉ rừng bền vững trong nước.

Về phía doanh nghiệp phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trên diện rộng hơn. Thiết lập các chương trình thị trường số, chỉ có như vậy chúng ta mới kết nối được với thế giới và kết nối ngay với các doanh nghiệp ở trong nước. Tiếp tục ứng dụng công nghệ số trong việc quản trị, theo dõi cả chuỗi chu trình sản xuất cũng như ứng dụng các thành quả mới về công nghệ tự động trong điều hành và sản xuất trực tiếp.

Ngoài cơ chế chung, Nhà nước cần có cơ chế rất cụ thể. Hiện, năng lực đầu tư của các doanh nghiệp ngành gỗ về tài chính, nguồn nhân lực có thể mở rộng rất nhanh, nhưng họ cần quỹ đất tạo thành các khu công nghiệp, gắn với logistics. Logistics hiện nay chúng ta cũng đang rất vướng mắc. Cùng với đó là các vấn đề về giao thông, điện gắn với cảng biển. Phải có những ưu đãi về tiền thuê đất. Các doanh nghiệp không thể thuê đất để làm ngành chế biến và xuất khẩu gỗ và lâm sản với giá ngang với ngành công nghệ kỹ thuật cao. Phải có cơ chế ưu đãi từng bước.

PV: Quý I năm 2021, xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 3,944 tỷ USD, tăng 41,5% so với cùng kỳ, trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,699 tỷ USD, tăng 41,5 %; lâm sản ngoài gỗ đạt 243 triệu USD, tăng 38,4 %. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, các con số này vẫn ẩn chứa các khía cạnh chưa bền vững. Theo ông, rủi ro nào đáng quan tâm nhất trong năm 2021 này?

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Ngành gỗ đang chứng kiến nguyên lý chung, đó là khi càng phát triển thì rủi ro càng cao. Thuyền cả thì bao giờ cũng sóng lớn. Hiện, ngành gỗ đã xuất khẩu đứng thứ 2 châu Á, kim ngạch tăng trưởng xuất khẩu rất nhanh 16-– 17% mỗi năm. Năm 2021, chúng ta đang đặt mục tiêu xuất khẩu 15 tỷ USD là rất đáng kể và mơ ước của nhiều quốc gia. Kèm theo đó, rủi ro sẽ tăng cao hơn. Trong đó, rủi ro lớn nhất là rủi ro về thị trường. Tuy nhiên, tất cả các quy định về truy xuất nguồn gốc hoặc chất lượng sản phẩm là xu thế chung, chúng ta phải chấp hành và cũng không sợ chuyện này.

Riêng với thị trường Hoa Kỳ, năm 2020, Việt Nam xuất khẩu gỗ và lâm sản sang thị trường này đạt được kim ngạch xuất khẩu Hoa Kỳ 7,412 tỷ USD, tăng 34,7% so với năm 2019. Ngay quý I-2021, tăng trưởng xuất khẩu ở thị trường này vẫn rất cao, 36 - 37%, nếu thị trường này có vấn đề, khó khăn, bên cạnh việc từng doanh nghiệp, từng hiệp hội phải chấp hành pháp luật, quy định của hai bên. Tuy nhiên, vai trò của Nhà nước là quan trọng hàng đầu trong việc quan hệ nhiều mặt để duy trì bằng được thị trường này.

Đây là những vấn đề rất lớn mà chúng ta cần tập trung giải quyết để đạt kỳ vọng như Thủ tướng đã chỉ đạo đến năm 2025, ngành hàng này đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 20 tỷ USD.

Tôi nghĩ rằng, nếu năm 2021 nếu chúng ta đạt kim ngạch xuất khẩu 15 tỷ USD, thì chỉ quyết tâm cao và có thị trường, với nội lực như hiện nay, cũng không phải chờ đến năm 2025 chúng ta mới đạt được mục tiêu rất kỳ vọng mà Chính phủ đặt ra là 20 tỷ USD.

PV: Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản tháng 3-2021 ước đạt 1,524 tỷ USD. Lũy kế ba tháng, ước đạt 3,944 tỷ USD, tăng 41,5% so với cùng kỳ, trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,699 tỷ USD, tăng 41,5 %; lâm sản ngoài gỗ đạt 243 triệu USD, tăng 38,4 %. Các thị trường xuất khẩu gỗ và lâm sản chính gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc hiện nay chiếm 90% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản.
Gelex giải trình lợi nhuận tăng hơn trăm tỷ sau kiểm toán

Gelex giải trình lợi nhuận tăng hơn trăm tỷ sau kiểm toán

29/04/2024 14:27

Trong BCTC 3 tháng đầu năm 2023 tự lập, lợi nhuận sau thuế của CTCP Tập đoàn Gelex (mã GEX) là 136,5 tỷ đồng. Tuy nhiên sau kiểm toán, con số này tăng lên hơn 253,5 tỷ đồng, tương ứng tăng 85,7%.

Doanh thu và lợi nhuận quý 1/2024 của Bút Bi Thiên Long giảm 12%

Doanh thu và lợi nhuận quý 1/2024 của Bút Bi Thiên Long giảm 12%

29/04/2024 14:19

Bút Bi Thiên Long (TLG) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với doanh thu thuần đạt 808,6 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi sau thuế đạt 88,3 tỷ đồng, giảm 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lợi nhuận sau thuế của LDG âm 527 tỷ đồng năm 2023

Lợi nhuận sau thuế của LDG âm 527 tỷ đồng năm 2023

28/04/2024 20:04

CTCP Đầu tư LDG (mã: LDG) vừa công bố BCTC hợp nhất năm 2023 với doanh thu thuần âm hơn 36 tỷ đồng.

Lãi suất ngân hàng có thể tăng nhưng không đáng ngại

Lãi suất ngân hàng có thể tăng nhưng không đáng ngại

28/04/2024 19:08

Chuyên gia Chứng khoán ACB không quá lo ngại nếu lãi suất tăng trong thời gian tới bởi mức sinh lợi có thể chưa đủ hấp dẫn và vì thị trường vẫn đang trong giai đoạn quyết tâm nâng hạng.

TP HCM: Liên danh Công ích Nhà Bè trúng gói thầu gần 9 tỷ

TP HCM: Liên danh Công ích Nhà Bè trúng gói thầu gần 9 tỷ

28/04/2024 14:18

Duy nhất liên danh Công ích Nhà Bè tham gia và trúng gói thầu chăm sóc, bảo dưỡng thường xuyên công viên, mảng xanh và cây xanh, do Phòng Quản lý đô thị huyện Nhà Bè (TPHCM) làm chủ đầu tư.

Lỗ lớn, công ty mẹ The Coffee House còn bị phạt vi phạm công bố thông tin

Lỗ lớn, công ty mẹ The Coffee House còn bị phạt vi phạm công bố thông tin

28/04/2024 09:34

Công ty mẹ Seedcom của chuỗi cà phê The Coffee House vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt hơn 162 triệu đồng do vi phạm công bố thông tin và phân phối chứng khoán riêng lẻ không đúng quy định.

Thêm 2 công ty liên quan bị xử phạt sau khi Shark Thủy bị bắt

Thêm 2 công ty liên quan bị xử phạt sau khi Shark Thủy bị bắt

28/04/2024 09:14

Ngày 25/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có quyết định xử phạt hành chính đối với 2 công ty là CTCP Phát triển Giáo dục iGARTEN và CTCP Ozen Health and Beauty do vi phạm công bố thông tin (CBTT).

Xây dựng Thiên Phước Lộc không đối thủ trong gói thầu của Phòng kinh tế Thuận An

Xây dựng Thiên Phước Lộc không đối thủ trong gói thầu của Phòng kinh tế Thuận An

28/04/2024 08:33

Công ty TNHH thương mại và xây dựng Thiên Phước Lộc một mình một ngựa trúng gói thầu Kiên cố hóa rạch Ngọc Chiếu Đàn của chủ đầu tư là Phòng Kinh tế Thuận An (TP Thuận An, Bình Dương).

Chủ đầu tư dự án Khu đô thị mới Trung Minh A nợ hơn 4.300 tỷ

Chủ đầu tư dự án Khu đô thị mới Trung Minh A nợ hơn 4.300 tỷ

28/04/2024 08:22

Theo báo cáo tài chính năm 2023, Công ty TNHH Khu Đô thị mới Trung Minh (gọi tắt Công ty Trung Minh), ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm 6,8 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2022 âm gần 9,2 tỷ đồng.

Công ty Minh Tiến có trúng gói thầu tại Bệnh viện Hùng Vương?

Công ty Minh Tiến có trúng gói thầu tại Bệnh viện Hùng Vương?

28/04/2024 08:13

Gói thầu thi công xây dựng của Bệnh viện Hùng Vương (TPHCM), duy nhất Công ty TNHH Xây dựng Đầu tư Phát triển Minh Tiến tham gia dự thầu...