Hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân: Xin hãy nhanh hơn!
Thủ tướng Chính phủ ra đến 4 Công điện nhắc nhở việc hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân, nhưng nhiều tỉnh thành vẫn không theo lệnh từ trên mà nghĩ ra đủ lý do để bao biện.
Có câu nói "Nếu thực sự muốn thì người ta sẽ tìm cách, còn nếu không muốn thì người ta sẽ tìm lý do". Khi có "lý do" người ta có nhiều cách để giải thích cho sự chậm trễ, nghe thì hợp lý mà không hợp tình.
Ngày 28/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động để hỗ trợ, giải quyết phần nào khó khăn về chỗ ở đối với người lao động. Nửa năm đã trôi qua nhưng có đến 29 tỉnh thành chưa giải ngân kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, mà thời hạn là 15/8/2022.
Người lao động thì mong số tiền hỗ trợ này như trời hạn mong mưa. Sau thời gian dài ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19, công việc bấp bênh, thu nhập giảm sút, lại qua mấy đợt xăng tăng giá đẩy chi phí sinh hoạt lên cao.

Một dãy nhà trọ đơn giản, thiếu thốn đủ bề của công nhân. Ảnh: Tuấn Vỹ
Đến thời điểm này, dù giá xăng đã giảm, song người lao động vẫn rất khó khăn bởi vẫn ở trong cảnh “xăng ơi chờ giá nhé”, xăng giảm mà giá cả vẫn ở mức cao khiến đời sống của công nhân - người trực tiếp làm ra của cải, sản phẩm cho xã hội luôn ở mức bấp bênh.
Họ chỉ có lương, ngoài ra không có khoản thu nhập thêm từ đâu. Mà lương công nhân thì thường ở mức “ráo mồ hôi là hết tiền” do khung lương tối thiểu theo vùng ốp chặt.
Quanh các khu công nghiệp ở các thành phố lớn là rất nhiều các dãy nhà trọ ẩm thấp, chật chội mà người lao động cho các công ty nước ngoài chen chúc thuê để ở.
Thời điểm này do ảnh hưởng sau đại dịch COVID-19, chuỗi cung ứng một số ngành nghề bị gián đoạn, nhất là lĩnh vực điện tử, công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ô tô bị giảm sản lượng do thiếu nguyên liệu chế tạo chất bán dẫn. Thời gian làm việc giảm bớt, người lao động phải nghỉ chờ việc nhiều. Người lao động chờ việc trong tình trạng ở nhà thì nóng bức chật chội, phát sinh ăn uống, tiêu tốn, dùng điện nước nhiều hơn trong khi thu nhập thì như miếng bơ để chỗ nóng, cứ từ từ tan chảy, tiêu đi.

Đời sống công nhân, dân lao động bị ảnh hưởng quá nhiều do dịch COVID-19, giá xăng tăng cao. Ảnh: Tuấn Vỹ
Một số công nhân chịu khó thì quanh quẩn trong căn nhà trọ chật chội, mưa thì ngập lụt, nắng thì hun nóng, cộng thêm nỗi lo về an ninh trật tự, cần mẫn làm đồ ăn handmade chào bán. Tham gia bán hàng online nhằm tăng thêm thu nhập nhưng thực tế chả được là bao.
Gói hỗ trợ 6.600 tỷ đồng của Chính phủ dành cho họ có thể nói là quý hơn vàng, bởi “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Có tiền, họ có thể sửa được chỗ dột trên mái nhà cho giấc ngủ đêm được yên bình, có bữa ăn tươi sau những ngày triền miên với mì tôm, cơm hộp.
Giá cán bộ phụ trách giải ngân thấu hiểu chính công nhân lao động là người trực tiếp làm ra sản phẩm, đóng góp cho tiện nghi sinh hoạt mọi người. Chiếc xe đi lại, ti vi, máy giặt, điện thoại…, đều có có công sức lao động của họ. Chưa kể doanh nghiệp họ làm, họ đóng thuế tạo nguồn thu trong ngân sách. Tiền lương mà cán bộ nhận được hàng tháng cũng có phần do họ đóng góp...
Vậy mà buồn thay, khi Thủ tướng Chính phủ ra đến 4 Công điện nhắc nhở, nhiều tỉnh thành vẫn không theo lệnh từ trên mà nghĩ ra đủ lý do để bao biện. Vấn đề khó nhất đầu tiên là “tiền đâu” được mở nút thắt rồi mà vẫn không triển khai thì chẳng có một câu trả lời nào là thỏa đáng hết.
Người lao động ra đi từ bờ tre, gốc lúa. Khi ruộng đất nông nghiệp chẳng còn nhiều để canh tác, họ vào nhà máy làm việc vất vả chỉ mong có cuộc sống ổn định. Sự khó khăn vất vả của họ Chính phủ thấu hiểu và có cư xử hết sức nhân văn, thế mà người thực thi lại cứ chần chừ.
Hơn 3 triệu lao động được cơ quan bảo hiểm xác nhận để hoàn thiện hồ sơ nhận hỗ trợ thuê nhà, mà đến 2/8/2022 các địa phương mới phê duyệt cho hơn 17.000 doanh nghiệp với khoảng 1,2 triệu lao động, chiếm 1/3 hồ sơ về người lao động được đề nghị hỗ trợ. Có nghĩa là còn đến 2/3 số lượng hồ sơ đang chờ giải quyết, trong khi ngày 15/8/2022 là thời hạn cuối triển khai chính sách này.
Buồn thay trong danh sách 29 địa phương này có cả Hải Phòng, nơi có gần hai trăm ngàn lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp.
Ngoài Hải Phòng, còn có các địa phương chưa có giải ngân vừa được “điểm danh”: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Bắc Kạn, Phú Thọ, Sơn La, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu.
Không biết các địa phương này sẽ trả lời như thế nào khi đối diện với người công nhân lao động?
TIN LIÊN QUAN
Mãn nhãn đại tiệc ánh sáng từ 10.500 drone trên bầu trời TP HCM
Vào 20h45 tối nay (28/4), bến Bạch Đằng đã chật kín người dân và du khách, drone bắt đầu màn trình diễn trên bầu trời TP HCM.
Hòa Minzy kêu mọi người bảo vệ môi trường khi xem diễu binh
Hòa Minzy - Hứa Vĩ Văn xuống đường dọn rác, kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường khi xem diễu binh.
Những quyền mới của Chủ tịch xã sau sắp xếp
Bên cạnh thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng công chức, Chủ tịch UBND xã còn được bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức...Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa thừa ủy quyền của Thủ tướng, ký tờ trình gửi Quốc hội về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Chính thức phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Sáng ngày (27/4), tại TP.HCM, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND TP.HCM và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)”.
Cầu truyền hình 'Vang mãi khúc khải hoàn': Tự hào, xúc động
Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các lãnh đạo dự cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" mừng 50 năm thống nhất ở 3 điểm cầu: Hà Nội, Quảng Trị và TP HCM.
Toàn cảnh tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng Đại lễ 30/4
Sáng nay (27/4), tại trục đường Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM) đã diễn ra buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Khánh Hòa: Liên danh 2 nhà thầu trúng gói thiết bị y tế hơn 21 tỷ
Liên danh Đông Dương- Nguyên Phương vừa trúng gói thầu cung cấp thiết bị y tế thuộc dự án Đầu tư Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Khánh Hòa, giá trị hơn 21 tỷ đồng.
Lan tỏa tình yêu quê hương, đất nước
Trong không khí hân hoan cùng cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại tỉnh Sơn La, những con phố càng thêm tưng bừng, rực rỡ hơn với sắc cờ đỏ sao vàng, pa nô, khẩu hiệu, có rất đông gia đình, bạn trẻ háo hức chụp ảnh để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ.
Ấn tượng màn diễu binh đêm sơ duyệt của lực lượng Công an nhân dân
Các khối diễu binh, diễu hành của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam tiến vào lễ đài trên đường Lê Duẩn trong đêm sơ duyệt tối 25/4, thể hiện khí thế mạnh mẽ trước thềm đại lễ 30/4.
Người dân làm sao đặt được xe công nghệ để đi xem diễu binh, diễu hành?
Các ứng dụng gọi xe đã tung ra nhiều tính năng hỗ trợ người dùng, kèm theo khuyến mãi hấp dẫn khi đi xem diễu binh, diễu hành dịp Đại lễ 30-4.