“Giữ test” ở sân bay Tân Sơn Nhất làm gì?
Ngày 23-12, chúng tôi bay trên chuyến bay QH 1122 của Hãng hàng không Bamboo Airways từ sân bay Tân Sơn Nhất đến Bình Định. Trước đó, hôm mua vé, đại lý yêu cầu khi ra sân bay phải có kết quả xét nghiệm âm tính bằng RT-PCR hoặc test nhanh trong 72 giờ trước lúc khởi hành.
Để được bay, chúng tôi phải test nhanh tại bệnh viện tư, với giá 250.000 đồng/người. Tới sân bay, làm thủ tục tại quầy, cô tiếp tân xinh xắn cười nói: “Em chỉ cần kết quả test nhanh thôi”, không cần đến giấy chích 2 mũi hoặc “thẻ xanh” PC-Covid, đồng thời hướng dẫn “khai báo y tế”. Tưởng vậy đã xong, nhưng khi về tới địa phương chúng tôi phải đến trạm y tế xã khai báo y tế, lại được yêu cầu test nhanh và tự trả phí. Như vậy, chỉ trong 2 ngày phải test 2 lần. Thật khó chịu và bất tiện!
Câu hỏi đặt ra, vì sao bắt buộc các chuyến bay từ sân bay Tân Sơn Nhất phải test nhanh và có kết quả âm tính? Thông báo gửi vào địa chỉ email của tôi từ hãng bay, cũng như các bảng dán ở sân bay, đã giải thích là thực hiện theo Quyết định 1840 do Bộ GTVT ban hành ngày 20-10-2021, “quy định tạm thời về tiếp tục triển khai các đường bay nội địa chở khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Tìm đọc văn bản, tôi phát hiện thêm sân bay Cần Thơ cũng thực hiện như vậy, nhưng thật “kỳ lạ”, hiệu lực thi hành của văn bản đến ngày 30-11-2021, tức là hiện đã hết hạn gần 1 tháng!

Nhân viên lấy mẫu test nhanh cho trẻ trước khi lên máy bay
Có thể hiểu rằng quy định của Bộ GTVT vào thời điểm đó nằm trong giải pháp tổng thể chống dịch nhưng nay đã lỗi thời. Theo Cổng thông tin của Bộ Y tế, nhiều ngày qua TPHCM có số ca mắc mới giảm mạnh, đơn cử như ngày 23-12 chỉ còn 787 ca; trong khi TP Hà Nội liên tục tăng, đứng đầu cả nước (trong ngày 23-12 đã vọt lên 1.747 ca, hơn gấp đôi so với TPHCM). Tiếp đó, các địa phương khác có sân bay, hầu hết có ca mắc cũng trên 3 con số mỗi ngày. Vì vậy, việc tiếp tục duy trì bắt buộc hành khách khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất phải có kết quả test âm tính là không sòng phẳng. Lúc này bình tâm thấy rằng, thời gian “chống dịch quyết liệt” bằng cơ học như lập chốt, giăng dây, test nhanh… đã không mang lại kết quả mong muốn. Trước đây, địa phương nào làm căng, nay dịch vẫn không giảm. Xin hỏi: Covid-19 không chỉ lây bằng hàng không, TPHCM số ca mắc mới ít hơn nơi khác, nhưng tại sao trước khi bay từ TPHCM, khách phải test? Vì sao văn bản hết thời hiệu áp dụng nhưng vẫn thực hiện?
Chưa hết, việc yêu cầu test đã gây lãng phí rất lớn. Theo thống kê từ Sở GTVT TPHCM: ngày 23-12, số hành khách khởi hành đường bay quốc nội từ sân bay Tân Sơn Nhất là 18.616 người, ngày 22-12 là 17.739 người, ngày 21-12 là 16.888 người, tính ra trung bình mỗi ngày 17.747 người. Chiếu theo Thông tư 16 do Bộ Y tế ban hành ngày 8-11, trường hợp được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán sẽ không quá 109.700 đồng/test nhanh. Căn cứ theo mức này, mỗi ngày hành khách phải thanh toán gần 2 tỷ đồng phí test; nhưng trên thực tế giá test lại khác nhau, có nơi cao hơn rất nhiều. Kết quả làm gì không rõ nhưng lại tiêu tốn số tiền cực lớn!
Hiện nay chúng ta đã chuyển sang “trạng thái bình thường mới”, thích ứng sống chung với dịch và phục hồi phát triển kinh tế, vì vậy những việc làm không đem lại lợi ích xã hội cần được loại trừ. Sự việc ồn ào từ Công ty Việt Á vừa qua đã đem đến cái nhìn tiêu cực trong việc test Covid-19. Đã đến lúc phải tính lại, hoặc test trong phạm vi khám chữa bệnh, hoặc những hoạt động đặc biệt khác, hoặc người dân tự nguyện. Thay vì đổ tiền vào việc vô bổ nêu trên, chúng ta nên tập trung nguồn lực để nâng cao năng lực hệ thống y tế, thuốc chữa bệnh… cũng như hỗ trợ thêm đời sống cho đội ngũ y tế đã chống dịch ròng rã suốt thời gian dài.
TIN LIÊN QUAN
Dự kiến tên gọi, trung tâm hành chính 34 tỉnh thành sau sáp nhập
Theo Nghị quyết số 60 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Khai mạc triển lãm '50 năm vang mãi bản hùng ca'
Sáng ngày 08/4 đã chính thức khai mạc triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca" tại Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh.
TP.HCM lắp đặt 22 màn hình LED phục vụ người dân xem diễu binh, diễu hành 30/4
Nhằm phục vụ người dân theo dõi lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), TP.HCM sẽ bố trí 22 màn hình LED tại các quận, huyện và TP Thủ Đức.
Hân hoan đón chờ đại lễ
Những ngày này, không khí tại công viên Bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên rộn ràng và sôi động hơn bao giờ hết. Hàng ngàn người dân cùng du khách quốc tế ghé thăm, chụp hình lưu niệm bên dàn pháo lễ đang được lắp đặt sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn: Học sinh nhận thức hơn về giá trị độc lập dân tộc
Hòa trong không khí cả nước hướng về các ngày kỷ niệm lịch sử lớn của dân tộc, nhiều trường học trên địa bàn TPHCM đã tổ chức đa dạng hoạt động nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về giá trị của độc lập dân tộc, từ đó có ý thức tự hào, phấn đấu trở thành người có ích.
Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt cuốn sách "Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh".
Người dân hào hứng chụp hình bên dàn pháo lễ được lắp đặt ở bến Bạch Đằng
Chiều 7-4, không khí tại khu vực công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên náo nhiệt khi hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về chiêm ngưỡng, chụp hình cùng dàn pháo lễ được lắp đặt tại đây. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).
Lưu ngay những tuyến đường xem diễu binh 30/4
Sáng 30/4/2025, TP.HCM sẽ tổ chức lễ diễu binh, diễu hành lớn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Người dân có thể theo dõi sự kiện tại các tuyến đường trung tâm quận 1 hoặc qua màn hình LED trên khắp thành phố.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng
Sau ngày đất nước thống nhất, một số thương hiệu trong nước tiếp tục lan tỏa trên thị trường. Ngoài những thương hiệu sản phẩm thực phẩm như mì gói “hai con tôm”, mỹ phẩm Thorakao, còn có nhiều mặt hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất… Trong số đó, không ít thương hiệu có tuổi đời hơn nửa thế kỷ đang “sống khỏe”, dù đã trải qua những thăng trầm cùng với lịch sử phát triển kinh tế của đất nước.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.Giai đoạn 1976-1980, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt trung bình 1,4%/năm, thậm chí năm 1980 tăng trưởng âm 1%