Giá điện tăng 4,5%, người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền một tháng?
Với khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, sau khi điều chỉnh giá, mỗi hộ tiêu thụ điện dưới 50kWh/tháng, số tiền điện tăng thêm bình quân là khoảng 3.900 đồng/hộ.
Chiều 9/11, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông báo, giá bán điện bình quân tăng từ 1.920,37 đồng lên 2.006,79 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT), tương đương tăng 4,5%. Quyết định này đã được Chính phủ, Bộ Công Thương đồng ý về chủ trương.
Cụ thể, với khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, sau khi điều chỉnh giá, mỗi hộ tiêu thụ điện dưới 50kWh/tháng, số tiền điện tăng thêm bình quân là khoảng 3.900 đồng/hộ; các hộ tiêu thụ từ 51-100 kWh/tháng, tiền điện tăng thêm bình quân là khoảng 7.900 đồng/hộ; các hộ tiêu thụ từ 101-200kWh, số tiền điện tăng thêm bình quân là khoảng 17.200 đồng/hộ (đây là nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số khách hàng sử dụng điện sinh hoạt (chiếm 34,08%); các hộ tiêu thụ từ 201-300kWh, số tiền điện tăng thêm bình quân là khoảng 28.900 đồng/hộ; các hộ tiêu thụ từ 301-400kWh, tiền điện tăng thêm bình quân là khoảng 42.000 đồng/hộ; các hộ tiêu thụ từ 401kWh trở lên, tiền điện tăng thêm bình quân là 55.600 đồng/hộ.

Với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tác động của việc điều chỉnh giá điện tùy thuộc vào hành vi sử dụng điện của khách hàng và tỷ lệ sử dụng điện trong tổng chi phí giá thành của doanh nghiệp.
Cụ thể, khách hàng kinh doanh dịch vụ (có 547 nghìn khách hàng), sau khi thay đổi giá, trung bình mỗi tháng sẽ trả thêm tiền điện là 230.000 đồng/tháng; khách hàng sản xuất (có 1.909 nghìn khách hàng), trung bình mỗi tháng sẽ trả thêm tiền điện là 432.000 đồng/tháng; Khách hàng hành chính sự nghiệp (có 681 nghìn khách hàng), trung bình mỗi tháng sẽ trả thêm tiền điện là 90.000 đồng/tháng.
Về cơ bản, việc điều chỉnh giá điện lần này bảo đảm các hộ nghèo, các gia đình chính sách bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể. Theo số liệu thống kê, năm 2022 cả nước có trên 1,27 triệu hộ nghèo, hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện theo chủ trương của Chính phủ. Cụ thể, hộ nghèo được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng; hộ chính sách xã hội có lượng điện sử dụng không quá 50 kWh/tháng được hỗ trợ tương đương số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng.

Bên cạnh đó, dựa trên số liệu thống kê về khách hàng sử dụng điện trong 9 tháng đầu năm 2023, EVN cũng đã có tính toán cụ thể về tác động tới từng đối tượng khách hàng sử dụng điện.
Theo ông Nguyễn Đình Phước – Kế toán trưởng EVN , việc điều chỉnh giá điện lần này dựa trên cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn. Cụ thể, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, yêu cầu: "áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng" và "xoá bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định".
Việc điều chỉnh giá bán lẻ của EVN cũng được thực hiện theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Tại Khoản 5, Điều 3 của Quyết định 24/2017/QĐ-TTg quy định: "Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 6 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất" và Khoản 2, Điều 3: "Trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh khi thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành".
Cũng theo ông Nguyễn Đình Phước, năm 2023, chi phí đầu vào cho sản xuất điện tăng, tiếp tục ảnh hưởng đến chi phí của EVN. Cụ thể, do ảnh hưởng của El Nino, sản lượng thủy điện - nguồn điện giá rẻ - giảm gần 17 tỷ kWh so với năm 2022; sản lượng các nhiệt điện than, khí, dầu huy động tăng.
Trong khi đó, giá các loại nhiên liệu đầu vào cho các nhà máy điện tăng và vẫn duy trì ở mức cao. Giá than nhập khẩu NewC Index dự kiến năm 2023 tăng 186% so với 2020 và 25% so với năm 2021; giá than trộn của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam dự kiến tăng bình quân từ 29,6% - 46,0% so với năm 2021; giá than trộn của Tổng công ty Đông Bắc tăng bình quân từ 40,6% - 49,8% so với năm 2021. Giá dầu thô Brent dự kiến tăng 100% so với giá bình quân năm 2020 và tăng 18% so với năm 2021. Đặc biệt, tỷ giá ngoại tệ năm 2023 cũng tăng mạnh, dự kiến tăng 4% so với năm 2021. Các yếu tố này đã ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí mua điện và giá thành điện của EVN.
Ông Nguyễn Đình Phước cũng cho hay, trong năm 2022 và 2023, EVN đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tiết kiệm chi phí như: Tiết kiệm chi phí thường xuyên 15%; chi phí sửa chữa lớn cắt giảm ở mức rất cao; tiết kiệm tối đa trong công tác quản trị…
TIN LIÊN QUAN
Trà Vinh: Tâm Thủy thi công hạ tầng tái định cư Chợ Sóc Ruộng
Không đối thủ cạnh tranh, Công ty TNHH Tâm Thủy một mình về đích gói thầu thi công xây dựng hạ tầng và tái định cư Chợ Sóc Ruộng, xã Long Đức hơn 4,5 tỷ đồng
Hậu Giang chọn Công Thành xây trường Mẫu giáo Thạnh Hòa
Công ty TNHH MTV Xây Dựng DVTM Công Thành vừa trúng gói thầu xây dựng Trường Mẫu giáo Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang với giá hơn 5 tỷ đồng.
TP HCM: Liên danh nào sẽ cải tạo rạch Hai Bửu tại Hóc Môn?
Liên danh gồm 03 công ty: XD Đạt Thành – Bảo Nam Long – Đại Đức Phát vừa trúng gói thầu thi công dự án Nâng cấp, sửa chữa rạch Hai Bửu với giá hơn 37 tỷ đồng.
Tây Ninh: Gói xây lắp gần 12 tỷ, Liên danh Hoằng Diệp được chọn trúng thầu
Dự án xây mới phòng bán trú, nhà ăn và cải tạo trường Tiểu học Thị trấn (huyện Dương Minh Châu) được giao cho liên danh Hoằng Diệp với giá gần 12 tỷ đồng.
Vietsovpetro: Lộ diện nhà thầu trúng gói vật liệu hàn hơn 8,25 tỷ
Gói thầu “Vật liệu hàn (Lần 1)” do Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro làm chủ đầu tư có giá gần 8,25 tỷ đồng được đấu thầu trực tiếp.
Loạt 'ngoại trừ' của kiểm toán tại Everland: Dòng tiền 'mờ mịt'
Từ 2022 đến 2024, các báo cáo tài chính của Everland liên tục bị đơn vị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ. Trong đó năm 2022 và 2023 kiểm toán không xác minh được tiền mặt và hàng tồn kho - những khoản ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền và kết quả kinh doanh.
TP HCM: Công ty Kiến Gia Hưng thắng tiếp gói thầu hơn 4 tỷ
Ngày 30/06/2025, Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị huyện Cần Giờ (TP HCM) đã phê duyệt cho Công ty Kiến Gia Hưng trúng gói thầu hơn 4,45 tỷ đồng.
2 tháng “ôm” 5 gói thầu, Công ty Vũ Nam năng lực ra sao?
Từ tháng 4 - 5, Ban QLDA huyện Tân Hưng (Long An) đã phê duyệt cho Công ty Vũ Nam trúng 5 gói xây lắp (2 gói chỉ định thầu).
Long An: Nhà thầu Thái Thịnh lại trúng gói xây trường học hơn 9 tỷ
Ngày 18/6, Ban QLDA huyện Tân Trụ (Long An) đã phê duyệt cho Công ty Thái Thịnh trúng gói xây lắp tại trường TH Võ Văn Mùi với giá hơn 9,77 tỷ đồng.
43/54 gói thầu đã trúng của Hiệp Ninh đến từ Dương Hoàng Nam và Đại Hưng
Công ty Hiệp Ninh trúng tổng cộng 43 gói thầu do hai công ty tư vấn là Dương Hoàng Nam và Đại Hưng mời thầu, nhiều gói chỉ có Công ty Hiệp Ninh tham dự và trúng thầu.