largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Đánh liều gieo mầm loài cây gai góc trên đất đỏ bazan và niềm vui trúng mùa giữa đại dịch

Bạt ngàn vườn sầu riêng ngút tầm mắt tại nhiều vùng đất đỏ Bình Phước đang giúp nông dân có thu nhập tốt, bất chấp đại dịch Covid 19!

Những nông dân táo bạo thay thế một phần cao su, tiêu, điều bằng loại cây gai góc sầu riêng đã gặt hái trái ngọt một cách không ngờ…

Ông Trần A Xám phấn khởi bên vườn sầu riêng trong giai soạn kinh doanh sai quả nhờ canh tác theo hướng hữu cơ bền vững. Ảnh: Trần Trung.

Giữa những ngày đại dịch Covid – 19 khiến cả thế giới chao đảo, PV NNVN có dịp về với người nông dân tỉnh Bình Phước, nơi được mệnh danh là thủ phủ của hồ tiêu, cao su, điều. Thế nhưng ít ai biết rằng, từ lâu, cây sầu riêng đã được khá nhiều nông dân táo bạo âm thầm ươm mầm cho đâm chồi, nảy lộc, đơm hoa, kết trái tại vùng đất này.

Sầu riêng “bung lụa” trên đất đỏ bazan

Trái với khung cảnh đìu hiu, ảm đạm của những ngày cách ly toàn xã hội, mọi người hầu như co cụm để chờ ngày qua dịch, thì không ít nông dân nơi đây vẫn hối hả chuẩn bị thu hoạch những trái sầu riêng thơm lừng, nặng trĩu sau thời gian dài chăm bẵm.

Để được “mục sở thị” những vườn sầu riêng trĩu quả, PV theo chân cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Phú Riềng đến thăm những nông hộ tiên phong đưa giống sầu riêng về ươm mầm trên đất Bình Phước.

Hơn 15 năm trước, ít ai dám phá bỏ hàng trăm trụ tiêu, khi mà loại cây này được mệnh danh là “vàng đen” đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi ha để chuyển đổi sang trồng sầu riêng.

Ấy vậy mà ông Trần A Xám (SN 1960) xã Phước Tân đã không ngần ngại biến 2 ha đất trồng tiêu sang trồng sầu riêng. Chính nhờ sự táo bạo này đã mở ra hướng đi mới trong trồng trọt, không chỉ gia đình ông mà hàng trăm hộ dân nơi đây.

Vỗ nhẹ vào gốc sầu riêng hơn 10 năm tuổi, ông A Xám mở lời: “Giống cây này, nếu làm tốt thì không phải chỉ là làm kinh tế khá thôi đâu, phải nói là làm giàu!”.

Để có vườn sầu riêng được như hôm nay, bản thân ông Xám phải trải qua nhiều ngày khổ nhọc bởi đây là loại cây ăn trái khó tính, đòi hỏi người trồng phải nắm vững kỹ thuật canh tác và tốn nhiều công chăm sóc mới cho thu hoạch lâu dài.

Chính vì vậy, việc đưa ra quy trình kỹ thuật canh tác sẽ quyết định sự thành công trong quá trình sản xuất loại cây này.

Khi mới trồng, ông Xám không ngừng tìm tòi, học hỏi kỹ thuật và tự đúc rút kinh nghiệm. Hiện vườn sầu riêng của gia đình ông được canh tác hoàn toàn theo hướng hữu cơ sinh học như: không dùng phân vô cơ, thuốc BVTV, thay vào đó là sử dụng phân chuồng lên men và bẫy côn trùng, tưới nước tự động…, sản phẩm làm ra luôn đảm bảo an toàn, được các doanh nghiệp thu mua giá cao và người tiêu dùng tin tưởng.

Nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, hơn 200 gốc sầu riêng của gia đình ông Xám luôn cho năng suất ổn định trên 25 tấn. Hiện dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp khiến nhiều mặt hàng giảm giá mạnh, tuy nhiên, sầu riêng vẫn đạt trên 30.000 đồng/kg.

“Khoảng 1 tháng nữa sầu riêng chín rộ, nếu thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vượt qua được đại dịch Covid - 19 thì giá sầu riêng không dưới 50.000 đồng/kg”, ông Xám lạc quan nói.

Dư địa còn mênh mông…

Sau ông A Xám, nhiều hộ nông dân khác ở huyện Phú Riềng cũng đã mạnh dạn chuyển sang trồng sầu riêng. Theo số liệu thống kê của Phòng NN-PTNT huyện Phú Riềng, hiện nay trên địa bàn có hơn 800 ha sầu riêng, trong đó 300 ha đang trong thời kỳ kinh doanh, 500 ha kiến thiết cơ bản.

Anh Lã Quốc Thái, cán bộ Phòng NN–PTNT huyện Phú Riềng hướng dẫn bà con phòng trị bệnh thối thân xì mủ trên cây sầu riêng. Ảnh: Trần Trung.

Ông Trịnh Quang Hạnh, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Phú Riềng cho biết, xác định sầu riêng là một trong 3 cây trồng chủ lực của địa phương, thời gian qua Phòng luôn cử cán bộ xuống tận cơ sở để vừa hỗ trợ về mặt KHKT đồng thời lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con để kịp thời tham mưu lãnh đạo địa phương tháo gỡ khó khăn vướng mắc.

Bên cạnh đó, Phòng cũng khuyến khích người dân đầu tư trồng tập trung theo hướng chuyên canh, sản xuất sầu riêng sạch; hướng dẫn người dân đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhằm tạo dựng thương hiệu, nâng cao giá trị và phát triển bền vững cho cây sầu riêng trên đất Phú Riềng.

Anh Lã Quốc Thái, cán bộ Phòng NN–PTNT huyện Phú Riềng hướng dẫn bà con phòng trị bệnh thối thân xì mủ trên cây sầu riêng. Ảnh: Trần Trung.

Ông Bùi Văn Hiếu, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Riềng khẳng định: Bình Phước nói chung, Phú Riềng nói riêng còn nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển sản xuất trái cây, trong đó có sầu riêng.

Để phát triển hiệu quả lâu dài, thời gian qua, địa phương đã tập trung tổ chức lại sản xuất, vận động nông dân tham gia liên kết hình thành hợp tác xã, sản xuất theo chuỗi, gắn kết chặt chẽ giữa các bên liên quan từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ.

Việc làm này đã tạo được nhiều hiệu ứng tích cực, giúp cây sầu riêng phát triển theo hướng an toàn hữu cơ, đồng thời tạo được giá bán cao và thị trường ổn định, bền vững…

Cầm quả sầu riêng nặng gần 4 kg trên tay, ông A Xám chia sẻ thêm: Thiên nhiên khá ưu đãi với Bình Phước bởi nơi đây có vùng đất đỏ bazan vô cùng màu mỡ, đặc biệt loại đất này hàm chứa một lượng lưu huỳnh cao làm cho thịt sầu riêng nơi đây rất khác biệt không nơi nào có được.

Sầu riêng Bình Phước cơm ráo, ngọt dịu không gắt, màu sắc vàng nhẹ bắt mắt, vị ngọt bùi ăn mãi không chán… Biết được sản phẩm sầu riêng sạch, ngon không ít người ở ngoài Bắc, miền Trung và cả miền Tây đã đến tận vườn sầu riêng của gia đình ông A Xám để vừa được mua, thưởng thức, vừa được tham quan, học tập kinh nghiệm.

Nguồn: https://nongnghiep.vn/tao-bao-gieo-mam-loai-cay-gai-goc-d261972.html

Theo Báo Nông Nghiệp

Ma mị trà từ vỏ cà phê Arabica

Ma mị trà từ vỏ cà phê Arabica

05/11/2021 16:30

Arabica Ðà Lạt là loại cà phê duy nhất ở Việt Nam được tham gia vào chuỗi phân phối toàn cầu của Starbucks (Mỹ), hãng cà phê nổi tiếng khắp thế giới. Vỏ của quả cà phê này vốn là thứ vứt đi hoặc ủ làm phân hữu cơ, nay được dùng để sản xuất ra loại trà thơm lâu, ngọt dịu.

Cận cảnh con cua hoàng đế màu tím siêu quý hiếm

Cận cảnh con cua hoàng đế màu tím siêu quý hiếm

25/10/2021 18:00

Nhân viên một công ty nhập khẩu hải sản trên đường Quốc Hương (Phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TPHCM) bất ngờ khi phát hiện con cua hoàng đế (King crab) màu tím xanh cực quý hiếm trong lô hàng cua hoàng đế đỏ.

Ngạc nhiên với loại quả có vị dưa lưới, thơm mùi chuối

Ngạc nhiên với loại quả có vị dưa lưới, thơm mùi chuối

08/10/2021 14:30

Dưa chuối có vẻ ngoài giống như sự lai tạo giữa đu đủ và chuối nhưng thực chất có hương vị của dưa lưới và chút mùi thơm của chuối.

Thanh long Việt Nam được đánh giá 5 sao ở Úc

Thanh long Việt Nam được đánh giá 5 sao ở Úc

24/09/2021 17:00

Thanh long Việt Nam đã được bày bán trang trọng tại nhiều hệ thống siêu thị ở Úc và nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng.

'Dị nhân' cà phê đặc sản

'Dị nhân' cà phê đặc sản

03/09/2021 18:00

Sau những trăn trở ở thủ phủ cà phê liệu mình có thực sự được uống cà phê sạch không, anh Lê Đình Tư đã lựa chọn con đường đi riêng, chỉ làm cà phê chất lượng cao và cà phê đặc sản.

Độc lạ loài cỏ dại thành loại rau 'hái ra tiền' của miền Tây

Độc lạ loài cỏ dại thành loại rau 'hái ra tiền' của miền Tây

22/08/2021 15:00

"Ăn năn" là tên một món ăn độc đáo của các vùng sông nước miền Tây. Ăn ngon miệng nên năn nhanh chóng trở thành loại rau "hái ra tiền" của người dân nơi đây.

Đặc sản 'hiếm có khó tìm' kỳ dị như gián, giá bạc triệu chỉ dám ăn nửa con

Đặc sản 'hiếm có khó tìm' kỳ dị như gián, giá bạc triệu chỉ dám ăn nửa con

17/08/2021 13:00

Tuy có vẻ ngoài xấu xí khiến thực khách dè chừng nhưng loài côn trùng "hiếm có khó tìm" này lại trở thành đặc sản lạ miệng với giá thành lên tới vài triệu đồng/kg.

Thứ quả lạ 'vỏ xoài ruột chuối' giá cả trăm nghìn một trái

Thứ quả lạ 'vỏ xoài ruột chuối' giá cả trăm nghìn một trái

17/08/2021 12:00

Quả Akebi còn có tên là nho chocolate Nhật Bản. Loại trái cây này có hình thức giống xoài tím hay khoai lang tím nhạt màu.

Rau rừng một thời cứu đói nay thành đặc sản: Tên khó đọc, hình dạng không thể lẫn

Rau rừng một thời cứu đói nay thành đặc sản: Tên khó đọc, hình dạng không thể lẫn

15/08/2021 15:30

Choại là một loài dây leo sống phổ biến ở rừng U Minh hạ (tỉnh Cà Mau). Rau choại giờ là rau đặc sản, được chế biến thành nhiều món ăn.

Trồng chanh, bưởi công nghệ blockchain xuất khẩu đi Châu Âu

Trồng chanh, bưởi công nghệ blockchain xuất khẩu đi Châu Âu

02/08/2021 14:30

Nông dân tỉnh Hậu Giang đang thực hiện trồng chanh, bưởi theo công nghệ blockchain và tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đi châu Âu.