Đắk Nông: Tiếng loa di động rộn ràng khắp vùng sâu trước "Ngày hội non sông"
Những ngày này, tiếng loa di động rộn ràng khắp vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số ở Đắk Nông. Đây là những "vùng lõm" thông tin nên công tác tuyên truyền về ngày bầu cử được tỉnh Đắk Nông đẩy mạnh.
Không sợ xe hết xăng, chỉ sợ loa… hết điện
Khu vực Nâm Sơ Ni (xã Đắk Som, huyện Đắk G'Long) có hơn 90% người dân là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Nâm Sơ Ni nằm cách trung tâm xã Đắk Som gần 15 km, lại chưa có điện lưới quốc gia nên việc tiếp cận thông tin về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV của người dân còn rất hạn chế.

Cán bộ xã Đắk Som sử dụng loa kẹo kéo để tuyên truyền ngày bầu cử.
Để thông tin về cuộc bầu cử đến được với người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cán bộ xã Đắk Som phải thực hiện phương châm "đi từng ngõ - gõ cửa từng nhà" tuyên truyền.
Theo Ủy ban bầu cử xã Đắk Som, ngoài phát tờ rơi, những chiếc loa di động cũng được sử dụng và hoạt động hết công suất. Bất kể ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật, những chiếc loa này vẫn theo chân cán bộ, phát liên tục tại các khu vực đồi núi - nơi có người dân sinh sống.

Tài liệu tuyên truyền được in bằng 3 thứ tiếng phục vụ công tác bầu cử.
"Ngày bầu cử đến gần nên những địa bàn đồi núi xa xôi, cán bộ xã mang theo loa di động vào tuyên truyền cho người dân. Nhiều khu vực người dân sinh sống không có điện, không có sóng di động, cũng không có hội trường, nhà văn hóa nên loa kẹo kéo là hiệu quả nhất. Những ngày này, không sợ xe hết xăng, chỉ sợ loa… tắt điện", một cán bộ tuyên truyền xã Đắk Som chia sẻ.
Không chỉ các xã vùng sâu, nhiều địa bàn biên giới, nơi có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm số lượng lớn, công tác tuyên truyền về ngày bầu cử được tỉnh Đắk Nông đẩy mạnh. Để ngày bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân, ủy ban bầu cử các cấp xác định theo khu vực sinh sống, tập quán sản xuất của người dân để có hình thức tuyên truyền phù hợp và hiệu quả.

Cán bộ đồn biên phòng vào nương rẫy tuyên truyền tới người dân về ngày bầu cử.
Theo lãnh đạo Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An (xã Thuận An, huyện Đắk Mil), từ đầu tháng 5 đến nay, đơn vị này đã tăng cường cán bộ xuống tận các thôn, buôn làng làm công tác dân vận. Khó khăn vẫn là người dân đi làm nương rẫy, ít khi có mặt ở nhà nên phải tranh thủ từng lúc, gặp từng người cụ thể để tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của cử tri.
Đặc biệt, Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An còn sử dụng xe máy chở theo loa "di động", cùng micro để giải thích trực tiếp những ý kiến, băn khoăn của cử tri. Nhờ đó, cử tri đều nắm chắc thông tin về ứng cử viên, quy trình, thủ tục thực hiện bầu cử.
Đảm bảo quyền lợi của cử tri
Theo lãnh đạo xã Đắk Som, trên địa bàn có khoảng 30 hộ dân sinh sống tự do khu vực lòng hồ Thủy điện Đồng Nai 3. Dù có tạm trú tại xã nhưng số hộ dân này không ổn định, khi thì ở khu vực Đắk Som, khi thì qua địa phận Lâm Đồng đánh bắt cá. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền bầu cử tại khu vực này gặp rất nhiều khó khăn.

Gần 30 hộ dân sinh sống trên lòng hồ được ghi tên vào danh sách cử tri xã Đắk Som.
Bà Lưu Thị Ngân, Bí thư Đảng ủy xã Đắk Som cho biết, khó khăn trong công tác tuyên truyền khu vực này là không có điện lưới, thông tin khó tiếp cận, nên lãnh đạo xã phải trực tiếp xuống tận nơi giải thích cụ thể cho bà con.
Hàng chục hộ dân thuộc 2 thôn Phú Hòa, Phú Vinh (xã Quảng Phú, huyện Krông Nô) cũng chủ yếu thuộc diện dân di cư tự do. Do vậy, đợt bầu cử sắp tới, để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của cử tri, cán bộ xã Quảng Phú đã xuống tận nơi ở tạm trú các cử tri, xác nhận lại nguyện vọng của các hộ dân này.

Người dân thôn Phú Hòa cắm cờ chào mừng ngày hội lớn của toàn dân.
"Qua thống kê, rà soát, nếu người dân xác định cư trú lâu dài tại địa phương thì tổ bầu cử sẽ ghi tên vào danh sách, đảm bảo quyền lợi cử tri theo quy định. Đặc biệt, nhân dịp bầu cử này, chúng tôi còn vận động bà con "ra khỏi rừng", dọn về sinh sống dọc hai bên đường tỉnh lộ 4B để thuận lợi cho việc làm hộ khẩu sau này", ông Đỗ Thanh Hùng, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú cho hay.
Cũng theo ông Phú, đến thời điểm hiện tại, tất cả cử tri của hai thôn Phú Hòa, Phú Vinh đã được phát thẻ cử tri, đảm bảo để người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử ngày 23/5.
Cà Mau: Đã tìm được nhà thầu thi công cầu Bà Hính hơn 15 tỷ
Gói cầu Bà Hính hơn 15 tỷ đồng chỉ có duy nhất Công ty TNHH MTV Minh Ứng tham dự và trúng thầu, tiết kiệm khoảng 506 triệu đồng.
Đồng Tháp: Gói thi công đường nội đồng ở Bình Phú đã có nhà thầu thi công
Vượt qua hai đối thủ, Công ty Như Hiếu trúng gói thi công nền, mặt đường dự án THT số 3 tại xã Bình Phú, Đồng Tháp với giá 2,056 tỷ đồng.
Tây Ninh: Gói xây lắp gần 12 tỷ, Liên danh Hoằng Diệp được chọn trúng thầu
Dự án xây mới phòng bán trú, nhà ăn và cải tạo trường Tiểu học Thị trấn (huyện Dương Minh Châu) được giao cho liên danh Hoằng Diệp với giá gần 12 tỷ đồng.
An Giang: Huỳnh Cao Phát– Gia Vĩ Hòa trúng gói thầu sửa trường tại Châu Phú
Vượt mặt 3 đối thủ, Liên danh Công ty TNHH MTV Xây dựng Huỳnh Cao Phát - Công ty TNHH MTV Gia Vĩ Hòa trúng thầu với giá khoảng 1,254 tỷ đồng.
Tiền Giang: Gói thầu tại kho xăng dầu Bình Đức gọi tên ai ?
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng và Thương mại Sài Gòn trúng gói thầu xây dựng tường rào phía Tây kho Xăng dầu Bình Đức với giá 1,115 tỷ đồng
9 trường hợp nhận tiền chuyển khoản không phải nộp thuế
Có ít nhất 9 trường hợp phổ biến người dân được miễn thuế hoàn toàn khi nhận tiền, nếu hiểu đúng và giao dịch minh bạch, người dân cần nắm rõ thông tin để tránh rơi vào tình trạng hoang mạng, lo lắng.
Sở Văn hoá và Thể thao TP.HCM tuyên dương 8 tập thể, 20 cá nhân điển hình tiên tiến
Mới đây, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM tổ chức Hội nghị Điển hình tiên tiến các cấp, tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước Thành phố lần thứ VI, giai đoạn 2025-2030. Hội nghị đã tuyên dương, khen thưởng 8 tập thể và 20 cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong phong trào thi đua yêu nước và thúc đẩy sự phát triển của ngành Văn hóa và Thể thao Thành phố.
TP HCM: Mời thầu gói xây lắp gần 26 tỷ tại xã An Thới Đông
Gói thầu gần 26 tỷ đồng do Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Lập Xuân mời thầu rộng rãi, UBND xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ (TP HCM) làm chủ đầu tư.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cả nước còn 34 tỉnh, thành
Quốc hội đề nghị các cơ quan theo thẩm quyền khẩn trương thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết bảo đảm để chính quyền địa phương ở các tỉnh, thành phố hình thành sau sắp xếp chính thức hoạt động từ ngày 1/7/2025.
Trà Vinh: 'Một mình' dự thầu, Nguyễn Trình có về đích gói thầu hơn 8 tỷ?
DN Nguyễn Trình có dễ dàng về đích gói thầu Thi công thuộc DA “Xây dựng hệ thống thoát nước và chống thấm các tuyến đường trên địa bàn TP Trà Vinh năm 2025”