Cao tốc Bến Lức - Long Thành: 'Đại dự án lãng phí'
Thật đau xót khi tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, công trình trọng điểm quốc gia, lại rơi vào cảnh sa lầy chưa biết khi nào thoát ra.
Đã có quá nhiều chất vấn từ cử tri về cao tốc Bến Lức - Long Thành, Bộ Giao thông vận tải cũng hứa hẹn nhưng hàng chục ngàn tỉ đồng vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt".
Nếu Bộ Công Thương có 12 đại dự án thua lỗ ngàn tỉ đồng thì cũng phải xem dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành là "đại dự án lãng phí" để xử lý, hạn chế phát sinh thêm hậu quả cho xã hội.
Mà nào chỉ có lãng phí, nhiều hình ảnh xấu xí vẫn đều đặn phát ra từ tình trạng sa lầy của dự án này: công trình hoang hóa, mất trộm thiết bị, nhà thầu kiện tụng ra tòa đòi khoản bồi thường, chủ đầu tư mất uy tín, người dân ngao ngán vì thấy làm đường nhưng mãi không có đường đi...

Cao tốc Bến Lức - Long Thành hiện đã đạt hơn 80% khối lượng toàn dự án - Ảnh: LÊ PHAN
Nhưng lãng phí nhất đó là xã hội mất đi chi phí cơ hội, kìm hãm sự phát triển của vùng kinh tế, từ Đông qua Tây Nam Bộ, mà TP.HCM cũng là nạn nhân. Nếu có cao tốc này, đường ra Vũng Tàu tắm biển của trẻ miền Tây thênh thang, hàng hóa lưu thông giữa các vùng ít tốn kém, chắc chắn tăng trưởng kinh tế GDP của vùng sẽ khác, phát triển hơn, giàu có hơn.
Còn hiện nay, người và hàng hóa từ miền Đông và miền Tây không thể đến với nhau qua tuyến cao tốc này mà vẫn phải "quá cảnh" qua TP.HCM, "lụy" quốc lộ 1 và 51. Tại sao TP.HCM lại phải hứng chịu thêm dòng phương tiện giữa hai vùng Đông và Tây, càng làm cho nạn quá tải, ùn tắc tăng vọt? Tại sao chúng ta hô hào, đặt mục tiêu liên kết vùng mà tuyến đường cao tốc quan trọng nối miền Đông - TP.HCM - miền Tây lại bị sa lầy, đẩy giao thông của các địa phương trong vùng thêm ngột ngạt?
Tuyến cao tốc này sa lầy bởi quá nhiều lý do, nhưng đều liên quan đến thủ tục. Chính vì sự chuẩn bị không kỹ càng của cơ quan chức năng, thay đổi về quản lý vốn (từ Bộ Giao thông vận tải sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp) nhưng không lường hết rắc rối để điều chỉnh cho phù hợp. Khi có phát sinh vướng mắc lại không quyết liệt giải quyết dẫn đến không có vốn đối ứng trong nước, dự án đình trệ dẫn đến vỡ thời hạn vay vốn nước ngoài, phải đàm phán lại. Cứ thế rối chồng lên rối.
Gần đây, dù đã được tháo gỡ từ cấp có thẩm quyền, nhưng triển khai sau đó từ các cơ quan chức năng vẫn chưa thể giúp dự án chạy nước rút. Khởi động lại dự án, cam kết hết sa lầy, ngày khai thác là cuối năm 2023 nhưng rồi lại xin lùi đến 2025! Liệu đó đã là mốc cuối cùng trong khi mốc hoàn thành đầu tiên là 2019? Cứ thế này là khó.
Cần nhắc thêm rằng, đường cao tốc này là một phần của hệ thống hạ tầng vùng kinh tế khi sân bay Long Thành vận hành. Tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành sa lầy, không chỉ thêm quá tải cho hạ tầng ở TP.HCM và khu vực mà khổ dắt dây đến sân bay Long Thành. Không khéo lại thêm thắt cổ chai nếu sân bay này thi công và khai thác giai đoạn 1 đúng tiến độ nhưng lại không có đường thoát ra.
Những gì diễn ra ở dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành có xứng đáng gọi là "đại dự án lãng phí"? Chúng ta không muốn có thêm "đại án" nào cả nhưng nên gọi đúng tên để mổ xẻ, giải quyết, chấn chỉnh. Không thể để "đại dự án lãng phí" này kéo dài mãi. Phải đưa hàng chục ngàn tỉ đồng đã bỏ ra thành đường cho người dân đi, cho phát triển kinh tế, cho dân làm giàu.
Cần phải xác định địa chỉ cụ thể nơi chịu trách nhiệm và trả lời cho người dân khi nào tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành thông xe.
Có xác định "đại án", cử tri mới có thể giám sát, quy trách nhiệm những cơ quan đã "duy trì sự sống" cho "đại dự án lãng phí" kéo dài.
TIN LIÊN QUAN
Long An: 7 chủ đầu tư giải ngân thấp, dưới 20% kế hoạch vốn
Thông tin từ UBND tỉnh Long An, trong 25 chủ đầu tư, có 7 chủ đầu tư giải ngân đạt thấp, dưới 20% kế hoạch vốn được giao, điều này làm ảnh hưởng đến tình hình triển khai đầu tư cũng như giải ngân nguồn vốn đầu tư công.
Dự án tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột: Giải ngân thấp do vướng giải phóng mặt bằng
Dự án tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột nằm trên địa phận tỉnh Khánh Hòa có chiều dài 31,5km, do UBND tỉnh này làm cơ quan chủ quản (dự án thành phần 1). Trong đó, 20km đầu tuyến (thuộc đoạn từ Km0 - Km22 kết nối quốc lộ 1 đến quốc lộ 26) hiện còn vướng mặt bằng 2 hộ dân ở phường Ninh Đa, thị xã Ninh Hòa.
TP HCM: 2 nhà thầu cạnh tranh gói bảo dưỡng hạ tầng giao thông tại xã Nhị Bình
Gói thầu bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống thoát nước trên địa bàn xã Nhị Bình huyện Hóc Môn (TP HCM) đã thu hút 2 nhà thầu tham gia.
Lâm Đồng: Liên danh Mai Thanh Tân- Thành Duy trúng gói thầu làm đường Tôn Thất Tùng
Vượt qua 3 đối thủ liên danh Công ty TNHH Mai Thanh Tân - Công ty CP Xây lắp điện Thành Duy đã dành được gói thầu Thi công xây dựng công trình Nâng cấp, mở rộng đường Tôn Thất Tùng, phường 8, thành phố Đà Lạt
TP HCM: Một ngày trúng 3 gói thầu tại phường Linh Đông, Cty Nhật Quang Minh có năng lực thế nào?
Chỉ trong ngày 20/5/2025, UBND phường Linh Đông, TP Thủ Đức (TP HCM) đã phê duyệt cho Công ty TNHH Xây dựng Nhật Quang Minh trúng liền 3 gói thầu xây lắp.
Cà Mau: Một mình dự thầu, Minh Kha trúng liền 2 gói xây lắp
Không có đối thủ cạnh tranh, Công ty Minh Kha dễ dàng trúng 2 gói xây lắp gần 4,9 tỷ đồng tại huyện Trần Văn Thời chỉ trong ngày 09/05/2025.
TP HCM: Cty Đông Lai trúng gói thầu tại phường Linh Chiểu
Gói thầu thuộc dự án Nâng cấp liên Hẻm 100 và 108 đường Chương Dương, phường Linh Chiểu do UBND phường Linh Chiểu, TP Thủ Đức (TP HCM) làm chủ đầu tư.
Long An: Thiên Lộc Kiến Tường thi công cống Rạch Gốc
Dự thầu với giá thấp hơn đối thủ, Công ty TNHH Xây dựng Thiên Lộc Kiến Tường đã giành được gói xây lắp hơn 1,4 tỷ của Ban QLDA huyện Mộc Hóa, Long An.
Cẩn trọng khi giao dịch tại DA Khu đô thị đường 3/2 Vũng Tàu
Mặc dù DA Khu đô thị đường 3/2 Vũng Tàu mới khởi công xây dựng. Nhưng các doanh nghiệp đã ồ ạt rao bán, thu tiền của khách dưới danh nghĩa “booking”, “đặt chỗ”.
Long An: Đơn vị nào thi công trường THCS Võ Văn Tần?
Ban QLDA huyện Đức Hòa đã phê duyệt cho liên danh Quảng Thuận Long An – Việt An – An Toàn trúng gói xây lắp hơn 50 tỷ đồng tại trường THCS Võ Văn Tần.