largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Căn bệnh đáng sợ khiến hạch ken đặc ổ bụng, bé gái đau đớn chống chọi

Hơn 1 năm ròng rã sống chung với bệnh tật, có thời gian bé Tuyết Anh hoàn toàn chìm trong bóng đêm, lại có đợt đôi chân con yếu ớt đến chẳng thể đi lại. Từng toa thuốc hóa chất như muốn ăn mòn cơ thể nhỏ bé của con.

Mái tóc ngắn cũn cỡn, dựng đứng và khuôn mặt hay cau có khiến Phạm Nguyễn Tuyết Anh (7 tuổi) thường bị nhận định là cô bé bướng bỉnh, khó gần. Thế nhưng, trái ngược với điều đó, con là đứa trẻ nhút nhát, đang phải chịu nỗi đau bệnh tật giày vò cả ngày lẫn đêm đến kiệt quệ.

Chị Phượng, mẹ của Tuyết Anh chẳng thể kìm tiếng nấc khi trò chuyện về bệnh tình của con gái. Tràn ngập trong tiếng lòng của người mẹ là sự bất lực, nỗi lo lắng và cả tâm trạng tuyệt vọng, bởi căn bệnh chưa có thuốc chữa mà đứa con bé bỏng đang mang.

Bé Phạm Nguyễn Tuyết Anh mắc phải căn bệnh ung thư quái ác hơn 1 năm nay.

Bé Phạm Nguyễn Tuyết Anh mắc phải căn bệnh ung thư quái ác hơn 1 năm nay.

Bé Phạm Nguyễn Tuyết Anh mắc phải căn bệnh ung thư quái ác hơn 1 năm nay.

Bé Phạm Nguyễn Tuyết Anh mắc phải căn bệnh ung thư quái ác hơn 1 năm nay.

Tuyết Anh bắt đầu có biểu hiện bệnh vào khoảng tháng 9 năm 2020. Ban đầu chỉ là nổi hạch ở sau 2 tai, sau đó chuyển xuống nách, bẹn, đùi. Bởi hạch không gây đau nên cô bé chẳng có phản ứng, chỉ đến khi chị Phượng phát hiện thì cơ thể con đã nổi rất nhiều.

Vợ chồng chị Phượng nhiều lần đưa con đi khám tại bệnh viện huyện và tỉnh nhưng không ra bệnh, phải chuyển lên TP.HCM. Tại bệnh viện Nhi đồng 1, Tuyết Anh phải nằm theo dõi, làm các xét nghiệm chuyên sâu, lấy tủy đồ mới phát hiện căn bệnh ung thư hệ tạo huyết (bạch cầu lympho cấp nguy cơ cao).

Từ lúc bắt đầu có biểu hiện đến lúc phát hiện bệnh mất gần 4 tháng, lúc này, cơ thể con ken đặc hạch. Người mẹ chỉ biết xót xa: “Thời điểm đó thấy con ăn ít, nhưng tôi chỉ nghĩ là trẻ con biếng ăn, đến khi đi khám, thấy hạch chen chúc trong ổ bụng của con, lòng tôi đau như bị ngàn mũi dao đâm. Thương con lắm”.

Đau đớn, bứt rứt khiến con kém ăn, kém ngủ.

Đau đớn, bứt rứt khiến con kém ăn, kém ngủ.

Cô bé chỉ có thể tựa vào mẹ mỗi lúc kiệt quệ...

Cô bé chỉ có thể tựa vào mẹ mỗi lúc kiệt quệ...

Chị càng khổ sở hơn nữa, bởi vì đã hết sạch tiền cho việc đi khám bệnh nên thời điểm con gái mới nhập viện Bệnh viện Ung bướu, gia đình họ buộc phải từ chối đề nghị làm xét nghiệm tủy đồ cho con, chấp nhận làm cam kết để bác sĩ điều trị. Điều đó giống như một cuộc đánh cược, mà chiến lợi phẩm chính là sinh mệnh của con gái, nhưng họ đã chẳng còn đường xoay sở.

Đầu năm 2021, Tuyết Anh bắt đầu phải làm quen với những mũi kim, bịch máu, lọ thuốc. Những toa thuốc hóa trị đầu, con phải truyền máu xuyên suốt. Những đợt truyền thuốc đặc trị mạnh khiến phần da tay xung quanh chỗ cắm kim truyền của con cháy sạm, miệng lở loét, ăn uống kém. Đứa trẻ chị biết khóc và giãy giụa vì đau đớn.

Bên cạnh đó, có thời điểm vô thuốc, tròng trắng mắt của Tuyết Anh bất ngờ chuyển đỏ, đôi mắt mờ dần, không nhìn thấy. Bác sĩ phải tạm ngưng để mắt con hồi phục rồi mới tiếp tục đánh thuốc. Mấy tháng nay, đôi chân của Tuyết Anh yếu đến chẳng thể tự đi lại. Mỗi lần đến ngày hẹn, chị Phượng thường cõng con từ nhà trọ sang bệnh viện. Nhiều lần cảm thấy kiệt quệ, nhưng chị chẳng dám gọi chồng lên phụ, vì còn phải lo gánh nặng bạc tiền.

Chị Phượng giãi bày, trước khi con gái mắc bệnh, vợ chồng chị mở quán nước nho nhỏ trong xóm, lai rai cũng đủ sống. Nhưng bệnh tật ập đến, chị Phượng bỏ hết mọi việc để đưa con đi khắp nơi khám, chữa bệnh, anh Lợi cũng nghỉ bán nước, theo người quen đi phụ hồ. Rồi dịch bệnh ập đến, anh cũng bị thất nghiệp nhiều tháng. 2 mẹ con chị Phượng ở thành phố chữa bệnh, phải dựa vào tình thương của các nhà hảo tâm mới có thể cầm cự đến nay.

Hai bên nội ngoại đều khó khăn. Chỉ chưa đầy 2 tháng trước, cha của anh Lợi cũng mất vì căn bệnh ung thư, kinh tế kiệt quệ. Còn cha mẹ chị Phượng vẫn đang phải đi ở thuê, làm mướn, dù vẫn chắt chiu để hỗ trợ cho cháu ngoại, nhưng chẳng được là bao. Bệnh tật dài đằng đẵng, tiền mượn của người thân trước đó vẫn chưa thể trả, giờ cũng chẳng thể mượn thêm.

Chị Phượng khẩn khoản: “Nếu không có sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, mẹ con tôi đã không thể cầm cự được đến giờ. Tôi chẳng dám cầu điều gì lớn lao, chỉ mong có đủ tiền để con gái vô thuốc trong thời gian tới, bởi chồng tôi chẳng thể lo được nữa. Tôi biết ơn nhiều lắm!”.