Buộc công dân ra Công an phường xin giấy xác nhận cư trú là "hành dân"
Bộ Công an cho biết, Nghị định 104//2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 quy định rõ: Các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hạ tầng hệ thống đảm bảo an ninh, an toàn về thông tin;
Bộ Công an cho biết, Nghị định 104//2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 quy định rõ: Các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hạ tầng hệ thống đảm bảo an ninh, an toàn về thông tin; phối hợp với Bộ Công an triển khai thực hiện các giải pháp kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để ứng dụng giải quyết các thủ tục hành chính, thay cho yêu cầu phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh về cư trú.
Luật Cư trú năm 2020 trong đó quy định bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy trong các giao dịch hành chính, có hiệu lực từ ngày 1/1/2023. Sau hơn 1 tháng luật đi vào cuộc sống, bên cạnh phần lớn người dân hài lòng với sự thay đổi, cải cách thủ tục hành chính, hiện vẫn còn một số ít người dân bức xúc trước việc một số đơn vị, cơ quan chức năng yêu cầu người dân phải đến cơ quan Công an xin xác nhận nơi cư trú trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.Theo đại diện Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Bộ Công an, bức xúc này của người dân là hoàn toàn dễ hiểu bởi Luật Cư trú năm 2020 trong đó có nội dung bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy khi thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính, đã có hiệu lực từ 1/1/2023.

UBND các phường tăng cường xác nhận bằng các phương thức theo hướng dẫn của Bộ Công an để phục vụ người dân.
Trong trường hợp cán bộ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ở UBND các cấp hoặc cơ quan chức năng dù có đủ điều kiện nhưng không thực hiện các phương thức khác để xác nhận, chứng minh nơi cư trú, mà vẫn buộc công dân phải ra Công an phường để xin giấy xác nhận cư trú là “hành dân”, gây khó dễ, làm chậm, cản trở quá trình cải cách thủ tục hành chính, thực hiện Đề án 06 của Chính phủ.
Trước những phản ánh của người dân, Thượng tá Nguyễn Thành Vĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Bộ Công an cho biết: Trước khi Luật Cư trú năm 2020 có hiệu lực, Cục Cảnh sát QLHC về TTXH đã có những hướng dẫn cách thức thay thế sổ hộ khẩu. Các bộ, ngành, địa phương và người dân có thể sử dụng 7 phương thức thông tin công dân để thay sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy. Cụ thể, sử dụng thẻ CCCD gắn chip là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú. Khi công dân xuất trình thẻ CCCD theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về CCCD.
Ngoài ra, có thể sử dụng thiết bị đọc mã QRCode trên thẻ CCCD có gắn chip. Công dân, cơ quan, tổ chức sử dụng thiết bị đọc QRCode (theo tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) tích hợp với máy tính hoặc thiết bị di động để đọc thông tin công dân từ mã QRCode trên thẻ CCCD. Sử dụng thiết bị đọc chip trên thẻ CCCD. Công dân, cơ quan, tổ chức sử dụng thiết bị đọc thông tin trong chip trên thẻ CCCD phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch dân sự…
Người dân, chính quyền, cơ quan chức năng các cấp cũng có thể tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, bằng cách truy cập trang websie dân cư quốc gia theo địa chỉ: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn.Các cơ quan chức năng, công dân cũng có thể sử dụng ứng dụng VNEID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự. Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú. Công dân trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua dịch vụ công trực tuyến khi cần thiết (Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú).
Cơ quan đăng ký cư trú sẽ cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân dưới hình thức văn bản hoặc văn bản điện tử theo yêu cầu của công dân. Giấy xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp và có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú. Việc sử dụng giấy xác nhận cư trú chỉ là phương thức cuối cùng trong 7 cách thức xác nhận nơi cư trú của công dân.

Người dân sử dụng CCCD gắn chip, VNEID... để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mà không cần xuất trình sổ hộ khẩu, sổ cư trú giấy theo Luật Cư trú năm 2020.
Thông tin với PV, chỉ huy Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, Công an TP Hà Nội cho biết, qua khảo sát, kiểm tra và đánh giá, hiện bên cạnh số đông đã thực hiện tốt thì vẫn còn một số cán bộ, công nhân viên chức ở UBND trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân, chưa nhận thức đầy đủ 7 phương thức thay thế sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy theo như hướng dẫn của Bộ Công an. Về việc này, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn để những cán bộ, công chức này hiểu, nắm rõ quy trình, thực hiện nghiêm những quy định về Luật Cư trú.
Về phản ánh của một số người dân vẫn phải đến Công an phường theo yêu cầu của các cơ quan chức năng khác để xin xác nhận thông tin cư trú, đại diện Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH cho biết: Đến 30/12/2022, TP đã hoàn thành triển khai 25/25 dịch vụ công thiết yếu theo đúng lộ trình của Đề án 06 đã đặt ra (đạt 100%).

7 phương thức xác nhận thông tin cá nhân thay thế sổ hộ khẩu giấy trong giao dịch, thủ tục hành chính.
Theo đó, công dân trên địa bàn Thủ đô có thể sử dụng 25/25 dịch vụ công thiết yếu tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công TP và Cổng dịch vụ công các bộ, ngành. Đáng chú ý, dịch vụ công có số hồ sơ được tiếp nhận và giải quyết trực tuyến cao nhất trong năm 2022 là nhóm cư trú (thông báo lưu trú với 302.220 hồ sơ; đăng ký thường trú là 118.880 hồ sơ), thấp nhất là dịch vụ công “Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp giấy chứng nhận” với 15 hồ sơ.
Phần lớn trường hợp người dân phải đến Công an phường để xin xác nhận thông tin cư trú có liên quan đến thủ tục đăng ký kết hôn. Lý do, bởi nhiều người trong khoảng thời gian từ 18 đến 40 tuổi biến động chỗ ở, nơi cư trú, nên thông tin cư trú chưa thể hiện được hết, trong khi dữ liệu hộ tịch, tư pháp vẫn chưa được ngành tư pháp số hóa, kết nối với dữ liệu quốc gia về dân cư. Hiện TP Hà Nội cũng như các địa phương trong cả nước đang nỗ lực số hóa, kết nối dữ liệu hộ tịch với dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an để phục vụ người dân.
Trong quá trình thực hiện các dịch vụ công và giao dịch dân sự, UBND TP Hà Nội cũng chỉ đạo các sở, ban, ngành ứng dụng, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thay cho việc xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy theo đúng Luật Cư trú. UBND TP cũng chỉ đạo các sở, ban, ngành tập trung thực hiện việc số hóa, cập nhật dữ liệu hướng đến xây dựng, hình thành các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của TP, qua đó phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu khác. Trước mắt, UBND TP chỉ đạo tập trung vào các nhóm dữ liệu như dữ liệu hộ tịch, y tế, an sinh xã hội, đất đai, công nhân… Đáng chú ý, hiện TP Hà Nội có 6/30 quận, huyện số hóa dữ liệu hộ tịch với tổng số hơn 2 triệu trường hợp…
Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 về sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, đã quy định rất chi tiết trách nhiệm, quyền hạn của các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện. Cụ thể, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định 104 và thực hiện công bố thủ tục hành chính theo quy định thuộc phạm vi chức năng quản lý của mình. Từ ngày 1/1/2023, khi Nghị định 104 có hiệu lực thi hành, các thủ tục hành chính, dịch vụ công có yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú được thay thế bằng việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú theo quy định về việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hạ tầng về hệ thống đảm bảo an ninh, an toàn về thông tin; phối hợp với Bộ Công an triển khai thực hiện các giải pháp kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để ứng dụng giải quyết các thủ tục hành chính, công tác chuyên môn với mục tiêu “sử dụng thông tin về cư trú của công dân đã có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thay cho yêu cầu công dân phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh về cư trú trong giải quyết các thủ tục hành chính”.
Đối với các địa phương vùng sâu, vùng xa còn khó khăn trong việc liên thông, kết nối, có thể thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú như thẻ CCCD, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
TIN LIÊN QUAN
Dự kiến tên gọi, trung tâm hành chính 34 tỉnh thành sau sáp nhập
Theo Nghị quyết số 60 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Khai mạc triển lãm '50 năm vang mãi bản hùng ca'
Sáng ngày 08/4 đã chính thức khai mạc triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca" tại Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh.
TP.HCM lắp đặt 22 màn hình LED phục vụ người dân xem diễu binh, diễu hành 30/4
Nhằm phục vụ người dân theo dõi lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), TP.HCM sẽ bố trí 22 màn hình LED tại các quận, huyện và TP Thủ Đức.
Hân hoan đón chờ đại lễ
Những ngày này, không khí tại công viên Bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên rộn ràng và sôi động hơn bao giờ hết. Hàng ngàn người dân cùng du khách quốc tế ghé thăm, chụp hình lưu niệm bên dàn pháo lễ đang được lắp đặt sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn: Học sinh nhận thức hơn về giá trị độc lập dân tộc
Hòa trong không khí cả nước hướng về các ngày kỷ niệm lịch sử lớn của dân tộc, nhiều trường học trên địa bàn TPHCM đã tổ chức đa dạng hoạt động nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về giá trị của độc lập dân tộc, từ đó có ý thức tự hào, phấn đấu trở thành người có ích.
Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt cuốn sách "Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh".
Người dân hào hứng chụp hình bên dàn pháo lễ được lắp đặt ở bến Bạch Đằng
Chiều 7-4, không khí tại khu vực công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên náo nhiệt khi hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về chiêm ngưỡng, chụp hình cùng dàn pháo lễ được lắp đặt tại đây. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).
Lưu ngay những tuyến đường xem diễu binh 30/4
Sáng 30/4/2025, TP.HCM sẽ tổ chức lễ diễu binh, diễu hành lớn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Người dân có thể theo dõi sự kiện tại các tuyến đường trung tâm quận 1 hoặc qua màn hình LED trên khắp thành phố.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng
Sau ngày đất nước thống nhất, một số thương hiệu trong nước tiếp tục lan tỏa trên thị trường. Ngoài những thương hiệu sản phẩm thực phẩm như mì gói “hai con tôm”, mỹ phẩm Thorakao, còn có nhiều mặt hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất… Trong số đó, không ít thương hiệu có tuổi đời hơn nửa thế kỷ đang “sống khỏe”, dù đã trải qua những thăng trầm cùng với lịch sử phát triển kinh tế của đất nước.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.Giai đoạn 1976-1980, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt trung bình 1,4%/năm, thậm chí năm 1980 tăng trưởng âm 1%