largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Thứ tư, 03/08/2016, 08:29 AM
  • Click để copy

'Bom' thực phẩm nhiễm chì: Nguy cơ sản phẩm nhiễm độc quay lại thị trường

'Bom' thực phẩm nhiễm chì: Nguy cơ sản phẩm nhiễm độc quay lại thị trường

Đó là lo ngại của rất nhiều người khi quy trình giám sát thu hồi và tiêu hủy thực phẩm bẩn nói chung và những chai nước ngọt nhiễm chì nói riêng còn nhiều lỗ hổng.
5b3711085ddnt__1__MBFQ
Tù mù thông tin
Một quy trình cơ bản trong xử lý thực phẩm, nước giải khát bị phát hiện vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm thường qua các bước: kiểm tra, phát hiện, niêm phong, lấy mẫu xét nghiệm, xác định lỗi, công bố kết quả, thu hồi, xử lý… Chẳng hạn, sau khi công bố kết quả thanh kiểm tra, ngày 31.5, với sự chứng kiến của Thanh tra Bộ Y tế và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), 2 lô hàng nước C2 và Rồng Đỏ bị nhiễm chì với số lượng trên 10 tấn được giao cơ sở xử lý chất thải của Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường VN (KCN Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên) tiêu hủy. Thông tin công bố cũng cho thấy theo quy trình tiêu hủy, sản phẩm được tách vỏ và nước riêng biệt. Vỏ chai sau khi tách riêng sẽ được làm sạch đạt tiêu chuẩn rồi tái chế. Phần nước được xử lý tại trạm xử lý nước thải lỏng theo quy định về môi trường.
'Bom' thực phẩm nhiễm chì: Nguy cơ sản phẩm nhiễm độc quay lại thị trường - ảnh 1
Cần có cơ quan độc lập để giám sát việc xử lý, tiêu hủy, cơ quan đó không liên quan đến quyền lợi của nhà sản xuất, nhà quản lý nhằm đảm bảo rằng sản phẩm đó không quay ngược trở lại người tiêu dùng
'Bom' thực phẩm nhiễm chì: Nguy cơ sản phẩm nhiễm độc quay lại thị trường - ảnh 2
TS-BS Trần Văn Ký, Hội Khoa học an toàn thực phẩm
Tuy nhiên, chuyên gia hóa thực phẩm Phạm Minh Duy đặt vấn đề: “Tôi không tin mọi lô hàng bị phát hiện sai phạm đều bị tiêu hủy 100%. Là người tiêu dùng, tôi hoàn toàn có quyền nghi ngờ rằng, nó có thể còn tồn tại bằng một con đường nào đó. Bởi nếu tiêu hủy, chắc chắn công ty vi phạm sẽ đưa tin vấn đề này rất rùm beng, thậm chí là cách để quảng bá lấy lại lòng tin cho người tiêu dùng. Nhưng ở đây thì thông tin về quá trình tiêu hủy rất hiếm hoi”. Đồng quan điểm này, chuyên gia kinh tế - TS Ngô Trí Long cũng thừa nhận rằng bản thân ông thật sự chưa biết việc tiêu hủy các loại nước uống bằng cách nào. Ví dụ, đối với các thực phẩm rắn sau khi thu hồi, thường sẽ được chôn lấp và phủ chất hóa học để tiêu hủy hoặc một số loại sản phẩm khác sẽ bị đốt… Còn đối với những chai nước ngọt bị nhiễm độc chì, thì việc xử lý chất nước nếu không tốt sẽ càng gây nguy lại hơn cho môi trường. Riêng vỏ chai nếu được xử lý rồi tái chế cần phải được giám sát, kiểm tra chặt bởi có thể vẫn còn là nguồn lây nhiễm nguy hại cho người dùng. TS Ngô Trí Long phân tích thêm: Thông thường, sau khi có quyết định thanh kiểm tra phát hiện thực phẩm nhiễm chì, thì vấn đề xử lý gồm thu hồi và tiêu hủy rất quan trọng. Đối với mỗi sản phẩm khác nhau thì cách thức xử lý cũng khác. Vì vậy cần phải lập hội đồng giám sát thực hiện, gồm những ai, ở các đơn vị nào và phải được công bố công khai. “Nhưng dường như việc quy định giám sát, xử lý thực phẩm mất an toàn chưa được quy định rõ. Ví dụ việc tiêu hủy chôn lấp hay xử lý nước nhiễm chất độc không đúng chuẩn, gây ô nhiễm môi trường thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Làm không quyết liệt thì các sản phẩm này có thể lại theo một con đường nào đó quay lại thị trường mà bản thân người tiêu dùng hoàn toàn không biết. Vì vậy, việc công bố rõ ràng thông tin từng khâu thực hiện cho người tiêu dùng biết và yên tâm là cần thiết”, TS Ngô Trí Long nói.
Quy trình chưa rõ
Giải thích về quy trình giám sát, tiêu hủy thực phẩm mất an toàn, lãnh đạo Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an TP.HCM cũng cho biết tùy từng trường hợp sai phạm mà có sự tham gia của cảnh sát môi trường hay không. Chẳng hạn, nếu vụ việc do cơ quan cảnh sát môi trường phát hiện, chính đơn vị này sẽ tham gia niêm phong, lấy mẫu xét nghiệm, công bố và giám sát tiêu hủy. Còn những vụ việc do doanh nghiệp báo cáo và tiêu hủy hoặc do đơn vị quản lý khác phát hiện thì cảnh sát môi trường không tham gia giám sát. Chính doanh nghiệp tiêu hủy và đưa lại báo cáo cho các đơn vị quản lý.
Theo một chuyên gia trong ngành hóa thực phẩm, thực tế quy trình tiêu hủy còn có quá nhiều lỗ hổng. Đã có trường hợp ông chứng kiến, hàng hết hạn sử dụng, lẽ ra phải tiêu hủy 100% song doanh nghiệp đã “đi đêm” với đơn vị tiêu hủy và thay vì tiêu hủy cả 10 lô hàng thì chỉ thực hiện tiêu hủy 1 lô. Việc tiêu hủy cũng có đầy đủ băng hình ghi lại nhưng 9 lô hàng khác thì được đưa trở lại kho và dán hạn sử dụng mới rồi đưa ra tiêu thụ.
TS-BS Trần Văn Ký, Hội Khoa học an toàn thực phẩm, cũng nhận định: Quy trình tiêu hủy và giám sát loại nước uống nhiễm chì hiện chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Đặc biệt hướng dẫn về xử lý môi trường trong tiêu hủy, giám sát thế nào, ai giám sát… chưa có quy định rõ ràng mà mỗi nơi làm mỗi cách. Thực tế người tiêu dùng chưa biết việc tiêu hủy này thực hiện thế nào. Hiện tại, hàng phi thực phẩm nếu sai phạm, việc tiêu hủy sẽ do cơ quan quản lý môi trường giám sát thực thi. Hàng thực phẩm thường đơn vị quản lý an toàn thực phẩm và quản lý thị trường giám sát là chính song cũng không có quy định nào bắt buộc ai phải tham gia giám sát trong quá trình tiêu hủy đó.
Giao cho các đơn vị dịch vụ xử lý rác thải thực hiện thường khó kiểm soát hoặc “đầu voi đuôi chuột”. Vì vậy, việc giám sát phải làm chặt chẽ hơn nhằm tránh 2 trường hợp: Sản phẩm đúng ra bị tiêu hủy, nhưng đơn vị thực hiện tiết kiệm chi phí, chỉ cần đổ thẳng ra môi trường. Trường hợp thứ hai có nguy cơ cao nhất là đưa sản phẩm quay lại người tiêu dùng sau khi thay đổi nhãn mác. Hơn nữa, nước ngọt nhiễm chì thường xử lý tốn kém rất nhiều, nhiều hơn cả tiền mua sản phẩm, nên nguy cơ đổ thẳng ra môi trường để giảm chi phí là rất cao. “Cần có cơ quan độc lập để giám sát việc xử lý, tiêu hủy, cơ quan đó không liên quan đến quyền lợi của nhà sản xuất, nhà quản lý nhằm đảm bảo rằng sản phẩm đó không quay ngược trở lại người tiêu dùng. Thứ hai, giữa quản lý thực phẩm và môi trường phải thống nhất một quy trình xử lý. Đặc biệt cần nêu rõ quy trình xử lý vào các văn bản luật có liên quan”, TS-BS Trần Văn Ký nhấn mạnh.
Thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
Theo quy định hiện hành, việc xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn bao gồm 4 hình thức. Đó là khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn; Thứ hai là chuyển mục đích sử dụng; Thứ ba là tái xuất; Thứ tư là tiêu hủy. Như vậy việc tiêu hủy cũng chỉ được quy định chung chung.
http://thanhnien.vn/kinh-doanh/bom-thuc-pham-nhiem-chi-nguy-co-san-pham-nhiem-doc-quay-lai-thi-truong-729723.html
Đình chỉ hội thảo thẩm mỹ trái phép có liên quan đến ông “Mr. Lee”

Đình chỉ hội thảo thẩm mỹ trái phép có liên quan đến ông “Mr. Lee”

28/01/2024 10:36

Kiểm tra đột xuất nơi diễn ra hội thảo trái phép, phát hiện và ra quyết định tạm giữ 11 loại sản phẩm (gồm trang thiết bị y tế, hộp filler), hơn 400 tờ rơi, catalogue giới thiệu sản phẩm, 6 standee quảng cáo hội thảo để tiếp tục làm rõ theo quy định.

Cách sử dụng máy sưởi điện an toàn, tiết kiệm điện năng khi thời tiết rét buốt

Cách sử dụng máy sưởi điện an toàn, tiết kiệm điện năng khi thời tiết rét buốt

28/01/2024 09:44

Hiện nay thời tiết ở miền Bắc đang rất rét, có nơi xuống âm độ khiến nhiều gia đình lựa chọn máy sưởi điện. Tuy nhiên khi dùng sản phẩm này cần đảm bảo đúng cách để đảm bảo an toàn, tiết kiệm điện năng.

Ăn bánh mì tại tiệm có tiếng, nhiều người nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Ăn bánh mì tại tiệm có tiếng, nhiều người nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

26/01/2024 16:21

Sau khi ăn bánh mì mua tại một tiệm có tiếng ở TP Sóc Trăng, nhiều người có biểu hiện giống như ngộ độc thực phẩm.

Bắt giám đốc nhập khẩu hạt điều thô rồi tiêu thụ trong nước

Bắt giám đốc nhập khẩu hạt điều thô rồi tiêu thụ trong nước

25/01/2024 11:52

Vị giám đốc nhập khẩu hạt điều thô theo loại hình chỉ để chế biến thành phẩm rồi xuất khẩu, nhưng đã tiêu thụ trong nước nên bị điều tra về hành vi buôn lậu.

Tìm bị hại của Công ty CP Đầu tư và Phát triển địa ốc Vạn Tín Phát

Tìm bị hại của Công ty CP Đầu tư và Phát triển địa ốc Vạn Tín Phát

23/01/2024 17:05

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang thụ lý điều tra vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển địa ốc Vạn Tín Phát (tổ 18, KP.Hương Điền, phường Long Hương, TP.Bà Rịa) theo quyết định khởi tố vụ án hình sự số 44/QĐ-CSKT.D4 ngày 29/5/2023.

Trong 1 ngày, PVTEC trúng 2 gói thầu tại Khu bảo tồn Đồng Nai

Trong 1 ngày, PVTEC trúng 2 gói thầu tại Khu bảo tồn Đồng Nai

23/01/2024 13:34

Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai đã phê duyệt Kết quả lựa chọn nhà thầu cả 2 gói thầu phát dây leo nuôi dưỡng rừng cho Công ty TNHH PVTEC…

Đồng Nai: Trung tâm vi mạch bán dẫn đầu tiên được thành lập

Đồng Nai: Trung tâm vi mạch bán dẫn đầu tiên được thành lập

23/01/2024 08:45

Đồng Nai vừa thành lập Trung tâm Vi mạch bán dẫn đầu tiên trên địa bàn, nhằm đào tạo 50.000 kỹ sư vi mạch bán dẫn trên cả nước vào năm 2030, góp phần quan trọng vào phát triển ngành công nghiệp này.

Đồng Nai: Duy nhất 1 nhà thầu dự gói thầu duy tu hơn 8 tỷ

Đồng Nai: Duy nhất 1 nhà thầu dự gói thầu duy tu hơn 8 tỷ

22/01/2024 17:45

Phòng Quản lý đô thị huyện Long Thành (Đồng Nai) đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu duy tu bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường huyện Long Thành năm 2024, trị giá hơn 8 tỷ đồng.

Dỡ bỏ 'quả tạ' ép người vay tiền mua bảo hiểm

Dỡ bỏ 'quả tạ' ép người vay tiền mua bảo hiểm

22/01/2024 11:22

Quốc hội đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cấm ngân hàng ép người vay tiền mua bảo hiểm nhân thọ. Liệu người dân đã trút bỏ nỗi lo, khi ngân hàng vẫn chịu áp lực bán bảo hiểm bởi các hợp đồng độc quyền 10 - 15 năm.

Bảng xếp hạng Top 500 DN lớn nhất Việt Nam: Petrovietnam nằm Top 3 liên tiếp 15 năm

Bảng xếp hạng Top 500 DN lớn nhất Việt Nam: Petrovietnam nằm Top 3 liên tiếp 15 năm

22/01/2024 09:18

Tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cho biết, tại Lễ công bố và tôn vinh các DN trong Bảng xếp hạng VNR500-Top 500 DN lớn nhất Việt Nam năm 2023, do Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report)...