Bảo hiểm không thanh toán hơn 1.400 tỉ đồng, Sở Y tế TP.HCM nêu loạt nguyên nhân
Từ năm 2019 đến 2021, chi phí phát sinh trong hoạt động khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của các bệnh viện tại TP.HCM không được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán do vượt mức 1.088 tỉ đồng. Còn 8 tháng đầu năm 2022 là 400 tỉ đồng.
Mới đây, Sở Y tế TP.HCM có văn bản gửi Bộ Y tế để sớm giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn TP trong thanh, quyết toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Hơn 1.400 tỉ đồng chi phí phát sinh trong 2 năm 8 tháng
Sở Y tế cho biết từ năm 2019, cơ quan Bảo hiểm xã hội TP.HCM thực hiện thanh, quyết toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn theo phương thức tổng mức thanh toán, được quy định tại nghị định 146 năm 2018 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Người dân đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Ảnh: XUÂN MAI
Thế nhưng, từ lúc áp dụng theo phương thức thanh toán mới này, hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh đều gặp khó khăn do tổng mức thanh toán khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thấp hơn nhiều so với chi phí thực tế mà các cơ sở khám chữa bệnh đã sử dụng cho bệnh nhân.
Hệ quả là các chi phí phát sinh trong hoạt động khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của các bệnh viện không được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán do vượt tổng mức thanh toán giai đoạn từ năm 2019 đến 2021 là 1.088 tỉ đồng. Riêng 8 tháng đầu năm 2022, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn TP ước vượt tổng mức thanh toán hơn 400 tỉ đồng.
Trước tình hình này, tổ bảo hiểm y tế (thuộc Sở Y tế TP.HCM) và tổ công tác giải quyết vướng mắc trong thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế (thuộc UBND TP.HCM) đã phân tích khó khăn, vướng mắc gặp phải để kiến nghị Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét hỗ trợ, trình Chính phủ sửa đổi nghị định 146.

Người bệnh chờ đợi nhận thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Nguyễn Trãi (TP.HCM) - Ảnh: XUÂN MAI
Không phù hợp với thực tế khách quan
Sở Y tế TP.HCM cho biết hiện các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn TP đang áp dụng phương thức thanh toán theo giá dịch vụ. Theo đó hằng quý, cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện giám định và tạm quyết toán cho các bệnh viện.
Tuy nhiên, khi thực hiện quyết toán năm, cơ quan Bảo hiểm xã hội lại căn cứ vào tổng mức thanh toán (được xác định dựa vào tổng mức thanh toán của năm trước liền kề) được quy định tại khoản 5 điều 24 nghị định số 146 của Chính phủ.
Đây là trở ngại lớn nhất đối với tất cả bệnh viện, vì thực tế khách quan đang diễn ra tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn TP là tổng chi phí khám chữa bệnh của năm sau luôn cao hơn năm trước.
Theo đó, nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do xu hướng người dân từ các tỉnh đổ về TP.HCM để khám, chữa bệnh. Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trên địa bàn TP không ngừng phát triển chuyên môn kỹ thuật, do đó lượng bệnh nhân mắc bệnh nặng và phức tạp do các bệnh viện tỉnh chuyển đến ngày càng tăng.
Riêng năm 2021, chính diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 là nguyên nhân khách quan dẫn đến việc kê đơn điều trị ngoại trú dài ngày hơn. Bệnh nhân mắc các bệnh lý khác thường đến bệnh viện trong giai đoạn muộn nên bệnh thường nặng hơn, thời gian nằm điều trị dài hơn, chi phí điều trị tăng lên.
Hơn nữa, hầu hết các bệnh viện công lập trên địa bàn TP đều được giao tự chủ tài chính vốn đang gặp khó khăn về nguồn thu do giá viện phí chưa được tính đúng tính đủ, nay lại luôn trong nguy cơ bị vượt tổng mức thanh toán khám chữa bệnh y tế
"Công tác thanh, quyết toán khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các bệnh viện tuyến cuối trên địa bàn TP theo phương thức tổng mức thanh toán là không phù hợp với thực tế khách quan về công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn TP", Sở Y tế nêu.
Sở Y tế TP.HCM đề nghị Bộ Y tế xem xét các giải pháp giúp giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong thanh, quyết toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các bệnh viện công lập.
Trước mắt, ưu tiên thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các bệnh viện vượt tổng mức thanh toán trong năm 2021 và năm 2022. Đồng thời xem xét thanh toán các chi phí vượt tổng mức thanh toán cho các bệnh viện giai đoạn từ năm 2019 - 2020 đối với các chi phí thực tế đã phát sinh.
Bên cạnh đó sớm ban hành hướng dẫn thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đa phương thức, đồng thời kiến nghị và tham mưu Chính phủ sửa đổi nghị định số 146 của Chính phủ.
TIN LIÊN QUAN
Khối ngoại giảm bán ròng, kỳ vọng VN30 sớm vượt mức kháng cự 1.285 điểm
Xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, Yuanta Việt Nam khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục, tận dụng nhịp điều chỉnh để mua vào.
Công ty Đường Man: Lỗ 4 năm liên tiếp, nợ trái phiếu chồng chất
Công ty Cổ phần Đường Man tiếp tục chìm trong thua lỗ với khoản lợi nhuận sau thuế âm hơn 50,7 tỷ đồng trong năm 2023, đánh dấu năm thứ 4 liên tiếp kết quả kinh doanh âm của doanh nghiệp này.
8.100 lượng vàng được bán ra, NHNN nỗ lực bình ổn thị trường vàng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức thành công phiên đấu thầu vàng miếng thứ 6 vào ngày 14/5, qua đó bán ra 8.100 lượng vàng, tương đương 81 lô.
TP. HCM: Ít cạnh tranh, Công ty Dương Linh trúng gói thầu gần 1,4 tỷ
Theo Kết quả lựa chọn nhà thầu đã công bố ngày 6/5/2024, Công ty TNHH Địa ốc Xây dựng Dương Linh là nhà thầu duy nhất tham gia và trúng gói thầu xây lắp gần 1,4 tỷ đồng, tại TP. Thủ Đức (TP. HCM)…
Một ngày, Vạn Phú Thịnh trúng liền 4 gói thầu xây lắp tại TP.Thủ Đức
Chỉ trong ngày 13/7/2023, Công ty TNHH Tư vấn xây dựng địa ốc Vạn Phú Thịnh đã trúng 4 gói thi công xây dựng, tại TP. Thủ Đức (TP. HCM) với tổng giá trị hơn 5,6 tỷ đồng…
Công ty Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững kỷ lục trúng thầu 100%?
Chưa trượt gói thầu nào kể từ khi gia nhập mạng đấu thầu Quốc gia đến nay. Liệu Công ty TNHH Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững phong độ tại gói thầu gần 1,5 tỷ chỉ duy nhất doanh nghiệp này tham dự?
Một doanh nghiệp trúng gói thầu gần 3 tỷ Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước
Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Nguyễn Văn Trãi vừa được Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước công bố trúng gói thầu xây dựng, thuộc công trình - Trường THCS Lê Quý Đôn, có giá gần 3 tỷ đồng.
SSI dự báo doanh thu thuần của NT2 năm 2024 giảm 54,5%
CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) được dự đoán cải thiện sản lượng điện trong Q2/2024, đón đầu mùa cao điểm về điện trên toàn quốc. Tuy nhiên, do hạn chế sản lượng theo hợp đồng, NT2 có thể thua lỗ 255 tỷ đồng.
Nhiều lỗi vi phạm, Năng lượng Bắc Phương bị phạt 77 triệu đồng
CTCP Năng lượng Bắc Phương vừa nhận quyết định xử phạt hành chính hơn 77 triệu đồng từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với lý do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin.
NSH Petro bị cưỡng chế thuế 1.000 tỷ, Hội đồng quản trị 'nhịn' lương
CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như: lỗ nặng, bị cưỡng chế thuế. HĐQT từ chối nhận thù lao để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.