largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Xuất siêu tăng kỉ lục chưa phải là dấu hiệu đáng mừng

Nhiều chuyên gia lo ngại con số xuất siêu tăng không hẳn do kim ngạch xuất khẩu tăng mà lại do kim ngạch nhập khẩu giảm nhiều.

Như vậy, tính chung trong 8 tháng đầu năm, cán cân thương mại xuất siêu gần 13,5 tỷ USD, gấp gần 2,5 lần so với số thặng dư cùng kỳ năm 2019 (5,47 tỷ USD). Con số 13,5 tỷ USD có thể nói là mức xuất siêu kỷ lục của Việt Nam, vượt qua cả con số xuất siêu 9,9 tỷ USD của cả năm 2019.

Trong khi đó, con số xuất siêu 9,9 tỷ USD của năm 2019 đã là mức cao nhất trong 4 năm liên tiếp xuất siêu của Việt Nam. Nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, xuất siêu đáng lo hơn đáng mừng, xuất siêu càng nhiều nỗi lo càng lớn.

Nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, xuất siêu đáng lo hơn đáng mừng, xuất siêu càng nhiều nỗi lo càng lớn.

Nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, xuất siêu đáng lo hơn đáng mừng, xuất siêu càng nhiều nỗi lo càng lớn.

Theo nhận xét của TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), nền kinh tế Việt Nam mấy năm gần đây luôn xuất siêu, đây là điều đáng mừng bởi sẽ giúp nước ta gia tăng dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, với riêng con số xuất siêu trong 8 tháng năm 2020 lại có điểm đáng lo ngại, khi xuất siêu tăng không phải xuất phát từ kim ngạch xuất khẩu tăng mà lại do nhập khẩu giảm nhiều.

“Nhập khẩu của Việt Nam tới 90% là tư liệu sản xuất, nhập khẩu hàng tiêu dùng chỉ chiếm 10%. Do đó, giảm nhập khẩu đồng nghĩa với việc giảm nhập tư liệu sản xuất, mà giảm nhập tư liệu sản xuất sẽ gây ảnh hưởng đến sản xuất trong tương lai, nên đây chính là điểm đáng lo”, TS. Lê Quốc Phương quan ngại và lưu ý: Xuất siêu của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào khu vực doanh nghiệp FDI, còn doanh nghiệp trong nước vẫn nhập siêu lớn, tới hơn 10 tỷ USD.

Nhìn nhận về con số xuất siêu 8 tháng qua, chuyên gia thương mại Phạm Tất Thắng đã cảm thấy không hài lòng, bởi chỉ trong 8 tháng, con số xuất siêu đã vượt cả các năm trước nghe có vẻ là tích cực nhưng đây chính là tín hiệu không vui, điều này chứng tỏ nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất của Việt Nam hiện tại đang gặp khó khăn.

“Từ trước đến nay, nhập khẩu chủ yếu là nhập yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất. Năm nay, Việt Nam không nhập được nguyên liệu do hai nguyên nhân. Thứ nhất là không có đơn hàng xuất khẩu nên không nhập. Thứ hai là khi có đơn hàng xuất khẩu thì chuỗi cung ứng nguyên vật liệu lại bị đứt gãy nên không nhập được”, vị chuyên gia này phân tích.

Cũng theo chuyên gia Phạm Tất Thắng, hiện nay phần lớn các doanh nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu dự trữ từ trước để xuất khẩu, nguồn nhập khẩu nguyên liệu cho giai đoạn sau vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chính từ yếu tố này đã dẫn tới câu chuyện Việt Nam chỉ có xuất khẩu mà không có nhập khẩu.

Trong khi đó, xuất siêu thời gian qua chủ yếu vẫn do doanh nghiệp FDI nhờ họ giữ được đơn hàng, tổ chức được nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình sản xuất. Tuy các doanh nghiệp này cũng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng mức độ đứt gãy nguồn cung không lớn như các doanh nghiệp Việt Nam. “Điều này một lần nữa nói lên việc tổ chức các chuỗi cung ứng theo hướng bền vững là đặc biệt quan trọng”, chuyên gia Phạm Tất Thắng nói.

Đánh giá kỹ hơn về con số xuất siêu của Việt Nam trong 8 tháng qua, chuyên gia kinh tế Trần Toàn Thắng lưu ý, muốn đánh giá số liệu xuất siêu là tích cực hay không cần phải chú ý đến cả tổng kim ngạch xuất khẩu và tổng kim ngạch nhập khẩu. Cụ thể như trong 8 tháng vừa qua, tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm so với cùng kỳ năm trước với mức giảm khác nhau. Điều này có thể thấy nhập siêu 8 tháng năm 2020 là do nhập khẩu giảm quá nhanh mà không phải do xuất khẩu tăng mạnh.

“Chính vì thế, nếu số liệu nhập khẩu giảm là do lượng máy móc, nguyên vật liệu giảm thì con số xuất siêu như vậy không phải là điều đáng mừng. Nhập khẩu giảm có thể do doanh nghiệp đang đánh giá thấp khả năng xuất khẩu tiếp. Điều này dẫn đến nguy cơ khả năng phục hồi kinh tế sau dịch càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, về mặt tài chính, thặng dư thương mại lớn sẽ giúp đất nước có thêm nguồn ngoại tệ để ổn định tỷ giá”, ông Trần Toàn Thắng lý giải.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, xuất nhập khẩu hàng hóa nửa cuối năm 2020 của Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan hơn so với quý II/2020, đặc biệt là sau khi nhiều quốc gia bắt đầu nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và bắt đầu đẩy nhanh quá trình phục hồi, mở cửa.

Bên cạnh đó, từ đầu tháng 8/2020, việc thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ tạo cơ hội tốt cho công tác xuất khẩu các tháng cuối năm. Khi dịch bệnh được kiểm soát tại châu Âu, Hiệp định EVFTA đã được đưa vào thực thi, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có lợi thế rất lớn từ việc giảm/xóa bỏ hàng rào thuế quan vào thị trường EU để khai thác thị trường này./.

Vốn chủ sở hữu của 'anh cả' ngành ngân hàng tăng 21,6%, nợ xấu cũng tăng

Vốn chủ sở hữu của 'anh cả' ngành ngân hàng tăng 21,6%, nợ xấu cũng tăng

22/04/2024 09:38

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa công BCTC năm 2023 với vốn chủ sở hữu tăng 29.366 tỷ đồng, tương đương 21,6% và lợi nhuận sau thuế ghi nhận mức 33.054 tỷ đồng.

Giá vé tàu Tết Giáp Thìn tăng 10%, hầu hết các chuyến đã kín chỗ.

Giá vé tàu Tết Giáp Thìn tăng 10%, hầu hết các chuyến đã kín chỗ.

01/02/2024 13:37

Thời điểm hiện tại, những chuyến tàu Bắc - Nam trong dịp Tết Nguyên đán 2024 cơ bản đã kín chỗ dù giá vé tăng 3 - 10% so với thường ngày.

Shopee, Tiki, Lazada, TikTok Shop và Sendo đạt hơn 232.000 tỉ đồng doanh thu trong 2023

Shopee, Tiki, Lazada, TikTok Shop và Sendo đạt hơn 232.000 tỉ đồng doanh thu trong 2023

01/02/2024 09:30

Thị trường thương mại điện tử năm 2023 tại Việt Nam có doanh thu lên đến gần 500.000 tỉ đồng, trong đó 5 ông lớn gồm: Shopee, Tiki, Lazada, TikTok Shop và Sendo đạt hơn 232.000 tỉ đồng.

Tốn 4 - 5 tháng lương để về quê ăn Tết, sao không về dịp khác?

Tốn 4 - 5 tháng lương để về quê ăn Tết, sao không về dịp khác?

31/01/2024 19:22

Liệu có nhất thiết năm nào cũng đưa cả nhà về quê ăn Tết khi chi phí tương đương 4-5 tháng lương; thu xếp để về dịp khác trong năm cũng được mà.

Ứng lời bầu Đức “làm gì còn ruột mà rút”: lỗ lũy kế HAGL Agrico (HNG) lên hơn 8.000 tỷ sau 12 quý lỗ liên tiếp, đối mặt nguy cơ huỷ niêm yết bắt buộc

Ứng lời bầu Đức “làm gì còn ruột mà rút”: lỗ lũy kế HAGL Agrico (HNG) lên hơn 8.000 tỷ sau 12 quý lỗ liên tiếp, đối mặt nguy cơ huỷ niêm yết bắt buộc

31/01/2024 11:01

Tính đến cuối năm 2023, số lỗ lũy kế theo đó đã tăng lên 8.054 tỷ đồng, trong khi vốn góp chủ sở hữu 11.085 tỷ đồng; tổng nợ vay ghi nhận hơn 8.200 tỷ đồng, gấp 4 lần vốn chủ sở hữu (2.306 tỷ).

Bình Dương: DN Lê Quang có trúng gói thầu trang trí đèn hơn 7 tỷ?

Bình Dương: DN Lê Quang có trúng gói thầu trang trí đèn hơn 7 tỷ?

31/01/2024 08:49

Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh TP. Tân Uyên đã hoàn thành mở thầu gói trang trí đèn giăng đường ĐT746, đèn hoa đường Nguyễn Văn Linh và đường Phan Đình Phùng mừng Đảng, mừng Xuân năm 2024, trị giá hơn 7 tỷ đồng…

Masan đạt doanh thu hơn 78.000 tỷ đồng năm 2023

Masan đạt doanh thu hơn 78.000 tỷ đồng năm 2023

30/01/2024 15:28

Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) đã công bố báo cáo tài chính chưa kiểm toán của Quý 4/2023 và cả năm 2023.

Heo nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam, người chăn nuôi lỗ nặng

Heo nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam, người chăn nuôi lỗ nặng

30/01/2024 13:31

Có tới 30% lượng thịt lợn tiêu thụ tại Việt Nam đến từ nguồn nhập lậu, 6.000 - 7.000 con lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ được buôn bán trái phép vào Việt Nam mỗi ngày.

Dân công sở tất tả đổi tiền lẻ mới, không có mệnh giá 20.000 đồng

Dân công sở tất tả đổi tiền lẻ mới, không có mệnh giá 20.000 đồng

29/01/2024 16:30

Nhu cầu đổi tiền lẻ mới để lì xì dịp Tết tăng cao nhưng năm nay, tiền lẻ mới mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng ngày càng ít.

Hạt điều Bình Phước đóng góp 32% năng lực xuất khẩu điều quốc gia

Hạt điều Bình Phước đóng góp 32% năng lực xuất khẩu điều quốc gia

29/01/2024 15:17

Theo Sở Công thương tỉnh Bình Phước, từ năm 2016 đến nay, ngành điều Bình Phước đóng góp 32% năng lực xuất khẩu điều quốc gia.Còn đối với kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Phước, mức đóng góp của hạt điều là 38%, được coi là có vai trò lớn cho xuất khẩu.