largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ sẽ tiếp tục tăng

Mỹ vẫn duy trì là thị trường nhập khẩu tôm chân trắng hàng đầu của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

Theo đó, 89% giá trị xuất khẩu tôm sang Mỹ là sản phẩm tôm chân trắng Trong đó, giá trị tôm chân trắng chế biến (HS16) giảm nhẹ 0,6%, tôm chân trắng sống/tươi, đông lạnh (HS03) tăng 49%.

89% giá trị xuất khẩu tôm sang Mỹ là sản phẩm tôm chân trắng.

89% giá trị xuất khẩu tôm sang Mỹ là sản phẩm tôm chân trắng.

Tôm sú chỉ chiếm 8,8% tổng xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ, cũng ghi nhận giá trị tăng 46%. Trong đó, xuất khẩu tôm sú tươi/đông lạnh (mã HS03) tăng 72%. Tuy nhiên, tôm sú chế biến xuất khẩu sang Mỹ giảm 29%. Xuất khẩu tôm biển sang Mỹ tăng 42%, đặc biệt tôm biển khô tăng trưởng tốt 96% so với cùng kỳ năm 2020.

Nhu cầu tôm cỡ lớn của Mỹ đang hồi phục, Mỹ cũng có nhu cầu cao với sản phẩm tôm thịt tươi/đông lạnh (PD) của Việt Nam. Dự kiến, từ nay đến cuối năm, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ sẽ tiếp tục tăng, đà tăng trưởng này sẽ kéo dài đến quý I/2022.

Doanh số bán lẻ tại Mỹ duy trì tăng trong đại dịch. Nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ vẫn cao phục vụ bán hàng mang đi và giao hàng tận nơi. Nhu cầu nhà hàng, dịch vụ thực phẩm tại Mỹ dần phục hồi do tốc độ tiêm vắc xin nhanh chóng ở nước này.

Sản lượng khai thác tôm nước lạnh tại các nguồn cung cho Mỹ giảm, cũng khiến nhu cầu nhập khẩu tôm nước ấm của Mỹ tăng. Bão Ida xảy ra đầu tháng 9 năm nay cũng ảnh hưởng tới nguồn cung tôm nội địa của Mỹ.

Nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ tăng cao khi thị trường này mở cửa trở lại hậu Covid-19, vắc xin được bao phủ diện rộng và các dịp lễ cuối năm đang tới gần. Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), nhập khẩu tôm của Mỹ tiếp tục tăng trong tháng 8.

Tháng 8 là tháng thứ 9 liên tiếp, nhập khẩu tôm của Mỹ ghi nhận tăng trưởng dương. Mỹ nhập khẩu 89.407 tấn tôm, trị giá 822,9 triệu USD trong tháng 8/2021, tăng 8% về khối lượng và 17% về giá trị so với 82.427 tấn, trị giá 701,6 triệu USD trong tháng 8/2020.