Xử lý dứt điểm nạn “cò khách”, “xe dù” tại sân bay Tân Sơn Nhất
Ngày 18-2, Tổ liên ngành TPHCM (gồm Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông, An ninh sân bay, Thanh niên xung phong...) ra quân kiểm ra, xử lý tình trạng xe công nghệ, xe hợp đồng, taxi hoạt động lộn xộn ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (cả bên trong và bên ngoài sân bay).
Phó đội trưởng Đội Thanh tra số 8 (Sở GTVT TPHCM) Phan Minh Hải cho biết, tình trạng xe công nghệ, xe hợp đồng, taxi hoạt động lộn xộn những ngày sau tết ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất là do lượng hành khách dồn về sân bay cùng khung giờ quá đông.
Các hãng taxi, xe công nghệ hoạt động trong sân bay phải cam kết đủ số lượng xe trong các giai đoạn cao điểm, nhất là đảm bảo số lượng xe chở khách sau 21 giờ hàng ngày. Để thuận lợi hơn cho hành khách lên lầu 3, 4, 5 đón xe, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất phối hợp với nhà xe TCP cho các hãng xe công nghệ đưa xe vào làn D1 đón khách (khu vực bên trong nhà xe) thay vì phải đậu trên các tầng lầu cao.

Thanh tra giao thông TPHCM xử lý một ô tô vi phạm giao thông trong sân bay Tân Sơn Nhất
Theo đó, BeCar đón khách vị trí 1-5 của làn D1, GrabCar đón khách vị trí 6-12. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) giao cho các đơn vị tại sân bay phối hợp với Công an TPHCM, Công an quận Tân Bình, Thanh tra giao thông xử lý dứt điểm nạn “cò khách”, “xe dù” trong hoạt động taxi, xe công nghệ trong và khu vực phụ cận sân bay Tân Sơn Nhất. Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM Bùi Hòa An cho biết, việc quản lý khu vực phía trong sân bay thuộc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, đơn vị giám sát là Cảng vụ hàng không miền Nam.
Tất cả việc sắp xếp bố trí hãng xe, lối ra/vào phương tiện đưa đón do 2 đơn vị này thực hiện. Các ngành của TPHCM và quận Tân Bình có nhiệm vụ xử lý vấn đề kẹt xe khu vực ngoài sân bay theo quy chế phối hợp liên ngành. Theo Sở GTVT TPHCM, Bộ GTVT đang triển khai xây thêm nhà ga T3 với công suất 20 triệu hành khách/năm và các công trình phụ trợ đồng bộ với tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng, phục vụ khai thác nội địa tại sân bay Tân Sơn Nhất để giảm tải cho nhà ga T1 - hiện đã quá tải. Công trình dự kiến hoàn thành sau 37 tháng thi công.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, công tác bàn giao mặt bằng vẫn chưa hoàn tất. TPHCM đã triển khai nhiều dự án giao thông xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất và đường nối vào nhà ga T3. Sở GTVT TPHCM kiến nghị Bộ GTVT, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam và Cảng vụ Hàng không miền Nam đẩy nhanh tiến độ các dự án, tăng năng lực thông quan với hành khách và hàng hóa tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Cùng ngày, sân bay Tân Sơn Nhất đưa 2 tuyến xe buýt hoạt động trở lại phục vụ hành khách đi từ sân bay về trung tâm TPHCM và một tuyến về TP Vũng Tàu; ga đậu của 2 tuyến này ở ga quốc tế. Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ga quốc tế ít đón khách nên các tuyến xe buýt cũng dừng hoạt động.
Theo Cảng vụ Hàng không miền Nam, tại sân bay Tân Sơn Nhất, hành khách đến và đi tăng đột biến từ ngày 3-2 (mùng 3 tết) và kéo dài đến rằm tháng Giêng (15 tết). Trong đó, cao điểm ngày 6-2, sân bay phục vụ hơn 100.000 khách dẫn đến vượt quá khả năng đáp ứng của taxi, ô tô công nghệ, khiến nhiều người phải chờ hàng giờ mới đón được xe về nhà. Từ nay trở đi, lượng khách đến sân bay Tân Sơn Nhất giảm dần.
TIN LIÊN QUAN
Dự kiến tên gọi, trung tâm hành chính 34 tỉnh thành sau sáp nhập
Theo Nghị quyết số 60 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Khai mạc triển lãm '50 năm vang mãi bản hùng ca'
Sáng ngày 08/4 đã chính thức khai mạc triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca" tại Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh.
TP.HCM lắp đặt 22 màn hình LED phục vụ người dân xem diễu binh, diễu hành 30/4
Nhằm phục vụ người dân theo dõi lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), TP.HCM sẽ bố trí 22 màn hình LED tại các quận, huyện và TP Thủ Đức.
Hân hoan đón chờ đại lễ
Những ngày này, không khí tại công viên Bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên rộn ràng và sôi động hơn bao giờ hết. Hàng ngàn người dân cùng du khách quốc tế ghé thăm, chụp hình lưu niệm bên dàn pháo lễ đang được lắp đặt sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn: Học sinh nhận thức hơn về giá trị độc lập dân tộc
Hòa trong không khí cả nước hướng về các ngày kỷ niệm lịch sử lớn của dân tộc, nhiều trường học trên địa bàn TPHCM đã tổ chức đa dạng hoạt động nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về giá trị của độc lập dân tộc, từ đó có ý thức tự hào, phấn đấu trở thành người có ích.
Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt cuốn sách "Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh".
Người dân hào hứng chụp hình bên dàn pháo lễ được lắp đặt ở bến Bạch Đằng
Chiều 7-4, không khí tại khu vực công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên náo nhiệt khi hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về chiêm ngưỡng, chụp hình cùng dàn pháo lễ được lắp đặt tại đây. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).
Lưu ngay những tuyến đường xem diễu binh 30/4
Sáng 30/4/2025, TP.HCM sẽ tổ chức lễ diễu binh, diễu hành lớn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Người dân có thể theo dõi sự kiện tại các tuyến đường trung tâm quận 1 hoặc qua màn hình LED trên khắp thành phố.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng
Sau ngày đất nước thống nhất, một số thương hiệu trong nước tiếp tục lan tỏa trên thị trường. Ngoài những thương hiệu sản phẩm thực phẩm như mì gói “hai con tôm”, mỹ phẩm Thorakao, còn có nhiều mặt hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất… Trong số đó, không ít thương hiệu có tuổi đời hơn nửa thế kỷ đang “sống khỏe”, dù đã trải qua những thăng trầm cùng với lịch sử phát triển kinh tế của đất nước.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.Giai đoạn 1976-1980, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt trung bình 1,4%/năm, thậm chí năm 1980 tăng trưởng âm 1%