largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Vực dậy thủ phủ tôm hùm sau đại nạn

Những ngày đầu năm 2021, đi dọc các làng ven biển ở TX.Sông Cầu (Phú Yên), đến đâu cũng gặp những ngư dân hối hả sửa lại lồng bè, chuẩn bị cho vụ nuôi tôm hùm mới với bao âu lo cùng hy vọng.

Ở làng biển Phước Lý, có những gia đình từng xây dựng được cơ ngơi nhờ nuôi tôm hùmẢNH: HOÀNG TRỌNG

Ở làng biển Phước Lý, có những gia đình từng xây dựng được cơ ngơi nhờ nuôi tôm hùmẢNH: HOÀNG TRỌNG

Gần 2 tháng sau các đợt mưa bão vào tháng 11.2020, bờ biển ở làng tỉ phú tôm hùm Phước Lý (P.Xuân Yên, TX.Sông Cầu) vẫn ngổn ngang những lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng. Nhưng có không ít lồng bè đã được kéo vào bờ để sửa chữa, thay lưới mới cho kịp thả nuôi tôm hùm ngay sau đợt không khí lạnh chấm dứt.

“Mong trời thương”

Nhắc đến làng tôm hùm Phước Lý, không ít người nhớ đến hình ảnh bà Hà Thị Lợi khóc ngất trên đống tôm hùm chết sau cơn bão số 12 (năm 2020) được đăng tải trên truyền hình, báo chí, mạng xã hội... Chỉ trong vòng 1 đêm, 1.500 con tôm hùm xanh và 1.000 con tôm hùm sao đang chờ xuất bán bị sốc nước ngọt chết sạch, gia đình bà Lợi bỗng chốc trắng tay.

Giá tôm hùm tăng cao có thể chỉ là nhất thời, người nuôi tôm trên địa bàn không nên ồ ạt tăng số lượng tôm hùm để tránh rủi ro vềô nhiễm môi trường, dịch bệnh
 
Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND P.Xuân Thành (TX.Sông Cầu, Phú Yên)

Bây giờ khi cả làng rục rịch chuẩn bị cho vụ thả nuôi mới, vợ chồng bà Lợi cũng kéo lồng nuôi tôm hùm vào tận nhà để sửa chữa, nhưng chưa biết lấy vốn đâu để mua con giống. “Giá cả tôm hùm lên xuống bất thường, mấy năm nay lại hay có mưa lũ nên nghề nuôi tôm hùm liên tục gặp rủi ro. Nếu vay tiền để nuôi tôm hùm, chẳng may gặp thất bại thì lâm nợ nên chúng tôi đang còn phân vân, tính toán đủ điều”, bà Lợi lo ngại.

Nghe có người hỏi thăm đến nghề nuôi tôm hùm, gương mặt đầy khắc khổ của ông Nguyễn Ngọc Cường (59 tuổi, ở KP.Phước Lý) càng thêm vẻ đăm chiêu. Theo nghề nuôi tôm hùm hơn 20 năm, ông Cường đã đưa gia đình mình trải qua bao ngọt bùi, cay đắng, thất vọng rồi lại hy vọng... Ông Cường kể, Phước Lý trước kia là một làng chài nghèo nằm ven vịnh Xuân Đài. Tuy nhiên, từ sau năm 1990, khi con tôm hùm “bén duyên” với làng chài này, cuộc sống của hàng trăm gia đình đổi thay nhanh chóng. Trong vòng 15 năm, Phước Lý trở thành ngôi làng giàu có, nhiều gia đình có bạc tỉ trong tay, xây nhà lầu, mua ô tô...

Giá tăng vọt nhưng người dân TX.Sông Cầu còn rất ít tôm hùm để bán

Giá tăng vọt nhưng người dân TX.Sông Cầu còn rất ít tôm hùm để bán

Thấy nghề nuôi tôm hùm ăn nên làm ra, ông Cường bỏ nghề đi làm thuê ở tận Hà Nội, về quê vay tiền ngân hàng để đầu tư lồng bè, mua tôm giống thả nuôi với hy vọng đổi đời. Nhờ con tôm hùm, ông Cường đã dựng được nhà lầu. Nhưng cũng vì con tôm hùm, ông lại phải bán nhà lầu để trả nợ, bởi có năm tôm chết hàng loạt vì thời tiết không thuận lợi. Giờ gia đình ông đang tá túc trong căn lều nhỏ ven bờ biển ở KP.Phước Lý, chờ ngày phục hồi nghề nuôi tôm hùm.

Vợ chồng ông Trần Văn Cơ (52 tuổi, ở KP.Mỹ Thành, P.Xuân Thành) cũng đặt hy vọng gỡ vốn trong vụ nuôi năm nay. Theo nghề nuôi tôm hùm 20 năm nhưng vợ chồng ông chỉ được hưởng “quả ngọt” trong 10 năm đầu, những năm về sau thường xuyên bị tổn thất, lỗ vốn do tôm chết vì dịch bệnh, thời tiết mưa lũ triền miên, hoặc giá cả lên xuống thất thường. Trong đợt mưa bão số 12 năm 2020, gia đình ông Cơ bị thiệt hại 20.000 tôm hùm xanh nuôi khoảng 3 - 4 tháng, 2 tạ cá bớp... với tổng trị giá hơn 1,1 tỉ đồng. Số tiền vay của ngân hàng 300 triệu đồng và tiền vay bên ngoài để đầu tư mua tôm giống, thức ăn đến hạn không trả được. Đến tháng 12.2020, vợ chồng ông Cơ phải bán lô đất (rộng 480 m2) trị giá 500 triệu đồng để trả nợ.

Những ngày qua, vợ chồng ông Cơ lại vay mượn từ bạn bè, họ hàng được 400 triệu đồng, dự tính sẽ đầu tư thả lại khoảng 5.000 hoặc 6.000 con tôm hùm xanh trong vụ nuôi năm nay. “Vợ chồng tôi đánh liều, vay mượn được bao nhiêu thì thả bấy nhiêu chứ biết làm gì để nuôi lũ con. Ông bà nói rồi: còn da lông mọc, còn chồi lên cây, kiên trì rồi có ngày trời thương!”, ông Cơ nói.

Ông Nguyễn Kẻ sửa chữa lại lồng tôm hùm để thả nuôi vụ mới

Ông Nguyễn Kẻ sửa chữa lại lồng tôm hùm để thả nuôi vụ mới

Tính sinh kế bền vững

Theo ông Nguyễn Kẻ (55 tuổi, ở KP.Phước Lý, P.Xuân Yên), nhiều tỉnh ven biển có nghề nuôi tôm hùm nhưng nhiều nhất là ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận. Trong đó, vịnh Xuân Ðài, đầm Cù Mông (TX.Sông Cầu) có nhiều vùng ven bờ kín gió, nhiều hệ thống đảo nhỏ, ghềnh đá được che chắn khỏi tác động của sóng gió, rất thích hợp nuôi tôm hùm bằng lồng; và thực tế đã trở thành vùng nuôi tôm hùm tập trung, trọng điểm của Phú Yên. Nhờ nghề nuôi tôm hùm, không ít gia đình thoát nghèo, kiếm được vài trăm triệu đồng mỗi năm, thậm chí thành tỉ phú. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi tôm ồ ạt, tự phát, không theo quy hoạch làm môi trường ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh gia tăng nên gây ra rất nhiều rủi ro trong những năm gần đây.

Theo thống kê của UBND TX.Sông Cầu, trong đợt bão số 12 năm 2020, có 329 hộ nuôi trồng thủy sản lồng bè ở TX.Sông Cầu bị thiệt hại nặng với hơn 1.902 lồng nuôi tôm hùm, tổng trị giá 80 tỉ đồng. Hiện giá tôm hùm sao loại 1 ở TX.
 
Sông Cầu được thương lái mua khoảng 2,4 triệu đồng/kg, còn tôm hùm xanh hơn 1,3 triệu đồng/kg nhưng không có nguồn hàng để cung ứng.Ông Nguyễn Thái Hải Anh, Phó phòng Kinh tế TX.Sông Cầu, cho biết thêm trên địa bàn còn khoảng 100 tấn tôm hùm, nhưng tôm thương phẩm đạt kích cỡ để thu hoạch chỉ khoảng 25 tấn.

“Hồi mới bắt đầu nuôi tôm hùm thì lồng bè đặt sát bờ nhưng giờ nguồn nước ngày càng ô nhiễm, chúng tôi phải kéo ra xa hơn 1 km mà vẫn bị ảnh hưởng. Hiện tôm hùm xanh giống có giá 30.000 - 35.000 đồng một con, muốn nuôi đến khi bán được phải mất 12 tháng, còn tôm hùm sao giống 90.000 đồng một con, thời gian nuôi đến 18 tháng. Đầu tư lồng bè, con giống, thức ăn... tốn tiền tỉ, nếu tôm hùm chết hàng loạt hay rớt giá thì người nuôi lỗ nặng, nếu vay tiền của ngân hàng thì càng chết. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần có chính sách phát triển hợp lý để đưa nghề nuôi tôm hùm ở vịnh Xuân Đài phát triển bền vững”, ông Kẻ nói.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND P.Xuân Thành (TX.Sông Cầu), cho rằng năm 2020 là đại nạn của người nuôi tôm hùm. Trước tháng 9.2020, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 kéo dài, tôm hùm đến kỳ thu hoạch không thể xuất bán vì giá rẻ, tôm hùm xanh loại 1 từ 450.000 - 600.000 đồng/kg, tôm hùm bông loại 1 từ 800.000 - 1 triệu đồng/kg, bằng 1/2 giá bình thường, nhưng lại không có người mua. Đến tháng 11.2020, mưa lũ dồn dập lại khiến tôm hùm bị chết rất nhiều, đẩy người nuôi tôm vào cảnh trắng tay. Cuối năm, giá tôm hùm bất ngờ tăng vọt gấp nhiều lần, thì người nuôi lại không còn tôm để bán. “Giá tôm hùm tăng cao có thể chỉ là nhất thời, người nuôi tôm trên địa bàn không nên ồ ạt tăng số lượng tôm hùm để tránh rủi ro về ô nhiễm môi trường, dịch bệnh”, ông Hùng nói.

Theo đề án Phát triển nuôi và xuất khẩu tôm hùm đến năm 2025 do Bộ NN-PTNT ban hành vào tháng 11.2020, đặt ra mục tiêu tỉnh Phú Yên đạt sản lượng nuôi hằng năm khoảng 1.070 tấn/năm. Liên quan đến nuôi tôm hùm bền vững, ông Lâm Duy Dũng, Phó chủ tịch UBND TX.Sông Cầu, cho biết địa phương đang tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác quản lý; tổ chức đăng ký, kê khai, sắp xếp, cho thuê mặt nước để nuôi trồng thủy sản... Theo kế hoạch, đến hết tháng 10.2021 sẽ giải tỏa toàn bộ lồng, bè nuôi trồng thủy sản không theo phương án sắp xếp đã được phê duyệt trên vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông. Đặc biệt, chỉ cho phép nuôi đúng trong vùng quy hoạch, nuôi đúng mật độ, số lượng lồng nuôi theo quy định, có thời gian để môi trường vùng nuôi tôm hùm khôi phục trở lại.

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

16/01/2024 11:17

Nông dân Trà Vinh đang bước vào thu hoạch mía niên vụ 2023-2024, bà con rất phấn khởi vì được cả mùa lẫn giá. Đây là năm thứ 02 liên tiếp người trồng mía tại đây có lãi cao, sau chục năm bị thua lỗ.

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

16/01/2024 10:15

Từ cuối năm 2023 đến nay, nông dân trồng chuối ở H.Trảng Bom liên tiếp nhận tin kém vui về mã số vùng trồng, phân bón và hiện tại là giá chuối chỉ còn 1-2,5 ngàn đồng/kg. Đã có nhà vườn chấp nhận băm chuối ủ làm phân vì giá quá thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

13/01/2024 15:45

Vài tuần trở lại đây, giá chuối cấy mô xuất khẩu rơi theo chiều thẳng đứng, hiện chỉ còn 1-2 ngàn đồng/kg. Nhiều nông dân trồng chuối xuất khẩu như “ngồi trên lửa” vì giá bán rẻ như cho nhưng vẫn khó gọi được thương lái đến mua.

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

12/01/2024 16:30

Một người nông dân đã có bước đi táo bạo trên đất quê. Tận dụng thuận lợi của thời tiết, khí hậu, ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Phú Hiệp 1, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh đã xây dựng mô hình sản xuất cà phê chồn, từng bước nâng cao giá trị hạt cà phê, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

12/01/2024 10:08

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và mua làm quà biếu của người dân và du khách, ngư dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng hải sản khô và sản phẩm chế biến đảm bảo chất lượng...

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

12/01/2024 07:06

 Ngày 10/1, UBND huyện Xuyên Mộc tổ chức hội nghị kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

09/01/2024 17:34

Chiều 8/1, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) đã bàn giao Hệ thống máy xay xát thực hiện mô hình liên kết điểm cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh (huyện Long Điền).

Thấp thỏm thanh long vụ tết

Thấp thỏm thanh long vụ tết

08/01/2024 08:45

Từ đầu tháng 10 Âm lịch trở lại đây, nông dân tỉnh Bình Thuận bước vào cao điểm chong đèn thanh long vụ tết trong nỗi thấp thỏm... thanh long rớt giá.

 Xuất bán 267.000 tấn ‘vàng đen’, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ

 Xuất bán 267.000 tấn ‘vàng đen’, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ

06/01/2024 10:58

Nước ta xuất bán tổng lượng “vàng đen” lên đến 267.000 tấn trong năm 2023. Theo đó, Việt Nam là quốc gia cung cấp “vàng đen” lớn nhất vào thị trường Mỹ.

“Thủ phủ” nghề làm hải sản khô Gành Hào vào mùa Tết

“Thủ phủ” nghề làm hải sản khô Gành Hào vào mùa Tết

05/01/2024 21:22

Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu không chỉ được biết đến với nghề khai thác hải sản phát triển mạnh mà còn là một trong những “thủ phủ” làm khô ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.