Vụ bạo lực tại trường quốc tế ở TP.HCM biến thành bắt nạt trực tuyến
Không được giải quyết thỏa đáng vì sự thiếu thấu hiểu, tinh tế của các bên liên quan, vụ học sinh xô xát tại trường Quốc tế TP.HCM dần trở thành cyberbully (bắt nạt trên mạng).
Trong suốt một tuần qua, bà T.H.T. liên tục livestream kể về sự việc con gái theo học tại trường Quốc tế TP.HCM American Academy (ISHCMC-AA) bị bạn học đánh. Các đoạn livestream này đều thu hút hàng trăm nghìn người theo dõi.
Khi nhà trường bị đổ lỗi xử lý vụ việc chậm chạp, nhiều khán giả thể hiện nỗi bức xúc, muốn tự giải quyết vụ việc, ít nhất là trên phạm vi trang cá nhân của mình.
Một số người chia sẻ hình ảnh, thông tin cá nhân của nữ sinh được cho là thủ phạm bạo lực học đường với những lời lẽ từ chỉ trích, lên án cho đến thù hằn, tục tĩu.
Một vụ bạo lực học đường không được giải quyết thỏa đáng vì sự thiếu thấu hiểu, tinh tế của các bên liên quan đã dần trở thành cyberbully (bắt nạt trên mạng) với sự tham gia của hàng trăm nghìn người. Nhiều người chưa thực sự hiểu về vụ việc vẫn cho mình quyền phán xét, kết tội người khác.

Vụ học sinh xô xát tại trường Quốc tế TP.HCM American Academy gây chú ý nhiều ngày qua.
Trò đùa trên mạng xã hội
Sau vụ phụ huynh livestream tố con bị nữ sinh cùng trường đánh và nhà trường thiếu tôn trọng, lắng nghe mình, các hashtag hoàn toàn không liên quan như #penthouse, #penthousevietnam, #penthousephienbanviet, #cuocchienthuongluu bất ngờ viral trên mạng xã hội TikTok và Facebook.
Các clip sử dụng những hashtag này được cắt ra từ buổi livestream của bà T.H.T. và ví von vụ việc tại trường ISHCMC-AA như tình tiết trong Penthouse, một bộ phim truyền hình dài tập về những tranh chấp trong tầng lớp thượng lưu tại Hàn Quốc.Tương tự các tuyến nhân vật của Penthouse, người xem cũng phân chia các cá nhân liên quan vụ việc thành phe chính diện và phản diện.
"Xem còn cuốn hơn phim Hàn", "Penthouse mùa 4 quá gay cấn", "Oh Yoon Hee phiên bản Việt chiến quá", "Phe phản diện hơi yếu nhỉ"... là những bình luận dễ dàng tìm thấy dưới những bài đăng, clip nói về vụ việc.
Những trò đùa trên mạng xã hội dường như đã biến một vụ việc đáng buồn thành câu chuyện hài hước để cùng nhau cười cợt.
Bạo lực học đường bị xem nhẹ khi cộng đồng mạng chỉ tập trung bàn tán về những tình tiết như phim, cách cosplay người này, chế nhạo người kia.
Trong khi đó, những điều cơ bản nhất như tìm hiểu câu chuyện từ nhiều phía, xem xét nguyên nhân vụ xô xát, giải pháp cho các bên... thì không nhiều người quan tâm.

Phụ huynh livestream bức xúc chuyện con bị bạn học đánh ở trường.
Bạo lực học đường trở thành bắt nạt trực tuyến
Bên cạnh những người không quan tâm đến bản chất và chỉ muốn biến vụ việc thành câu chuyện cười, vẫn có những người tỏ rõ sự bức xúc và mong muốn vấn đề được giải quyết, thủ phạm bị trừng phạt.
Nhưng phần đông đều thiếu bình tĩnh và kiềm chế. Không chờ đợi các bên liên quan, có trách nhiệm lên tiếng, họ cho phép mình tự xử lý vụ việc trên mạng xã hội. Từ đây, bạo lực học đường đã dần trở thành bắt nạt trực tuyến.
Nhà tâm lý học Graham Jones tin rằng đôi khi con người trở nên hung hăng hơn trên mạng xã hội.
"Đặc điểm của thế giới trực tuyến khiến cho những hành vi tiêu cực xảy ra nhiều hơn so với thực tế. Với thế giới thực, mọi người theo dõi hành vi của những người xung quanh và điều chỉnh hành vi của chính mình cho phù hợp. Với môi trường trực tuyến, chúng ta không có các cơ chế phản hồi như vậy".
Những cơ chế phản hồi này có thể là ngôn ngữ cơ thể, nét mặt, ánh mắt, lời nói...

Nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều người trở nên hung hăng hơn trên mạng xã hội. Ảnh minh họa: Shutterstock.
Trong bài viết có tiêu đề The Online Disinhibition Effect (tạm dịch: Hiệu ứng ức chế trực tuyến), nhà tâm lý học John Suller khám phá 6 yếu tố khiến con người thay đổi hành vi khi online: Tính ẩn danh (hành động không tiết lộ con người tôi), sự tàng hình (không ai biết tôi trông như thế nào), không đồng nhất (hành động của tôi không xảy ra trong thế giới thực), solipsistic introjection (tôi không biết những người này nên có thể tùy ý đoán biết về họ), tưởng tượng phân tách (đây không phải thế giới thực, những người này cũng không có thật), giảm thiểu trách nhiệm (cảm giác có thể tự do hành động mà không sợ bị truy cứu trách nhiệm).
Từ nghiên cứu của mình về Đức Quốc xã, nhà triết học người Mỹ gốc Đức Hannah Arendt là một trong những người đầu tiên cảnh báo về "cái ác tầm thường" - việc bình thường hóa hành động tội lỗi trong một nhóm người hay cộng đồng.
Sau hàng chục năm, thuật ngữ này vẫn thường xuyên được sử dụng và có giá trị với các nghiên cứu về cyberbully.
Trong một vụ bắt nạt trực tuyến, phần lớn có xu hướng hùa nhau hành động thay vì bình tĩnh tìm hiểu, theo dõi sự việc.
Việc để lại bình luận độc hại bên dưới bài viết mạt sát ai đó cho người ta cảm giác an toàn rằng một giọt nước không thể làm tràn ly. Nhưng hiệu ứng đám đông đáng sợ hơn sự tưởng tượng của con người.
Trong bài đánh giá cuốn sách Entitled: How Male Privilege Hurts Women của Kate Manne, Sarah Hawkes, Giám đốc Trung tâm Giới tính và Sức khỏe Toàn cầu, đồng thời là một bác sĩ có bằng xã hội học, nhận định: "Quan niệm rằng cái ác nảy nở khi chúng ta thiếu suy nghĩ, không chịu đặt câu hỏi hoặc mất đi sự đồng cảm vẫn còn phù hợp cho đến ngày nay. Nó vẫn giống như khi Arendt thuật lại câu chuyện từ phòng xử án ở Jerusalem".
TIN LIÊN QUAN
Hân hoan đón chờ đại lễ
Những ngày này, không khí tại công viên Bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên rộn ràng và sôi động hơn bao giờ hết. Hàng ngàn người dân cùng du khách quốc tế ghé thăm, chụp hình lưu niệm bên dàn pháo lễ đang được lắp đặt sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn: Học sinh nhận thức hơn về giá trị độc lập dân tộc
Hòa trong không khí cả nước hướng về các ngày kỷ niệm lịch sử lớn của dân tộc, nhiều trường học trên địa bàn TPHCM đã tổ chức đa dạng hoạt động nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về giá trị của độc lập dân tộc, từ đó có ý thức tự hào, phấn đấu trở thành người có ích.
Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt cuốn sách "Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh".
Người dân hào hứng chụp hình bên dàn pháo lễ được lắp đặt ở bến Bạch Đằng
Chiều 7-4, không khí tại khu vực công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên náo nhiệt khi hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về chiêm ngưỡng, chụp hình cùng dàn pháo lễ được lắp đặt tại đây. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).
Lưu ngay những tuyến đường xem diễu binh 30/4
Sáng 30/4/2025, TP.HCM sẽ tổ chức lễ diễu binh, diễu hành lớn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Người dân có thể theo dõi sự kiện tại các tuyến đường trung tâm quận 1 hoặc qua màn hình LED trên khắp thành phố.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng
Sau ngày đất nước thống nhất, một số thương hiệu trong nước tiếp tục lan tỏa trên thị trường. Ngoài những thương hiệu sản phẩm thực phẩm như mì gói “hai con tôm”, mỹ phẩm Thorakao, còn có nhiều mặt hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất… Trong số đó, không ít thương hiệu có tuổi đời hơn nửa thế kỷ đang “sống khỏe”, dù đã trải qua những thăng trầm cùng với lịch sử phát triển kinh tế của đất nước.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.Giai đoạn 1976-1980, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt trung bình 1,4%/năm, thậm chí năm 1980 tăng trưởng âm 1%
Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.
Ép học sinh không thi vào lớp 10: Lại bệnh thành tích!
Chuyên gia giáo dục cho rằng, việc ép học sinh không thi vào lớp 10 là vi phạm Luật Giáo dục, vi phạm quyền con người. Đây là biểu hiện của bệnh thành tích cần chấn chỉnh.
Phi Nhân Phát không đối thủ trong gói thầu của Ban Quản lý dự án huyện Xuân Lộc
Gói thầu thuộc dự án Trường Mầm non Xuân Trường có giá 14,9 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách huyện; được Ban Quản lý dự án huyện Xuân Lộc tổ chức mời thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ...