largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Vì sao xoài Đài Loan bị ngó lơ?

Từng là loại cây trồng phổ biến có giá trị kinh tế cao, được trồng nhiều nơi, nhất là vùng ĐBSCL, tuy nhiên, mấy năm gần đây những vườn trồng xoài Đài Loan lại bị rớt giá thê thảm , nhà vườn buộc phải neo trái trên cây để chờ giá tốt hơn.

Giá chỉ còn 500 - 2.000 đồng/kg

Ngày 28.4, gần đến dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 cũng như mùng 1 âm lịch, các vựa trái cây hối hả nhộn nhịp mua bán để đáp ứng nhu cầu gia tăng, trong đó các loại xoài cũng hút hàng hơn bình thường. Thế nhưng, chỉ có xoài Đài Loan là bị ngó lơ, giá vẫn nằm ở tận đáy. Chị Nguyễn Thị Yến, một chủ vựa thu mua trái cây khu vực các tỉnh miền Tây, cho biết: “Hiện nay đang vào mùa xoài, rất nhiều loại xoài cao cấp đang được tiêu thụ mạnh như xoài cát Hòa Lộc, xoài cát chu... Riêng xoài Đài Loan giá rẻ và bán không lời nhiều nên tôi không mua”.

Theo một số thương lái, do tình hình xuất khẩu qua Trung Quốc vẫn chưa hồi phục nên giá xoài nội địa xuống thấp. Loại được ưa chuộng nhất là xoài cát Hòa Lộc cũng rớt giá còn một nửa so với thời gian trước. Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn nên xoài Đài Loan xếp sau cùng.

Hiện xoài Đài Loan loại 1 giá 2.000 đồng/kg (bán tại vựa) trong khi cùng kỳ năm trước giá từ 5.000 - 7.000 đồng/kg (Vĩnh Long). Theo nhiều tiểu thương thu mua xoài ở H.Long Hồ (Vĩnh Long), do các công ty, doanh nghiệp đang gặp khó trong việc xuất khẩu nên giá xoài Đài Loan liên tục giảm.

Những hộ trồng xoài Đài Loan tại xã Thạnh Quới (H.Long Hồ) thông tin, vào thời điểm cận tết, giá xoài cao, thương lái đến tận vườn thu mua. Tuy nhiên, hiện nay giá xoài xuống thấp và không có thương lái tới mua, nên nhà vườn phải tốn thêm chi phí thuê vận chuyển xoài đến các vựa trái cây tận Tiền Giang, Đồng Tháp để bán. Thời điểm sắp tới khả năng giá xoài Đài Loan cùng với các mặt hàng nông sản sẽ tiếp tục ở mức thấp khi tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.

Rớt giá 2 năm liên tiếp, xoài Đài Loan đã hết thời? QUANG THUẦN

Rớt giá 2 năm liên tiếp, xoài Đài Loan đã hết thời? QUANG THUẦN

Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), sản xuất trái cây cần cơ cấu lại sản xuất, chế biến và thị trường nông sản theo chuỗi; trong đó ưu tiên các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm có chất lượng cao. Đối với các địa phương, cần chủ động kết nối tìm thêm các thị trường tiềm năng để tránh phụ thuộc vào một vài thị trường truyền thống. Bộ NN-PTNT sẽ tăng cường gắn kết, hỗ trợ doanh nghiệp và các vùng trồng đáp ứng quy định từng thị trường, tập trung vào các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Ông Lê Văn Thơm, ngụ tại H.Long Hồ, buồn rầu nói: “Đây là năm thứ 3 cây xoài Đài Loan cho trái. Hôm trước tôi chở hơn 2 tấn xoài đi Đồng Tháp để bán, chủ vựa mua xoài loại 1 với giá 2.000 đồng/kg, còn xoài loại 2 chỉ 1.000 đồng/kg, loại dạt thì chỉ 500 đồng/kg. Nhưng xoài loại 1 chỉ được vài trăm ký, tôi bán tất cả chỉ được 2,5 triệu đồng, trong khi tiền thuê xe tốn tới 700.000 đồng”.

Cách nhà ông Thơm không xa, vườn xoài Đài Loan của gia đình anh Biện Công Hùng cũng đang vào vụ thu hoạch nhưng chủ nhân của nó thì không thể vui: “Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giá xoài Đài Loan xuống thấp quá. Vụ xoài này, tôi và mấy người cùng xóm ai cũng lỗ hết. Chi phí đầu tư, công chăm sóc cũng nhiều mà giá rẻ quá. Thương lái gần như rất ít mua. Vợ chồng tôi phải hái xoài đem đến khu công nghiệp gần nhà bán nhưng mỗi ngày bán chỉ được vài chục ký”.

Chị Huỳnh Thị Trần Thảo, ngụ TT.Cái Tàu Hạ (H.Châu Thành, Đồng Tháp), nhận định: “Hằng năm, cứ vào thời điểm này trùng với mùa thu hoạch xoài cát chu, giá xoài Đài Loan thường xuống thấp, nhưng năm nay thì quá thấp do ảnh hưởng của dịch bệnh và ách tắc ở cửa khẩu. Do loại xoài này chủ yếu phục vụ ăn sống nên sức tiêu thụ tại thị trường nội địa khá chậm, trong khi nguồn cung đang tăng do xoài tại nhiều địa phương bước vào thu hoạch rộ và thời gian qua người dân tăng diện tích trồng”.

Giải pháp nào?

Một số chuyên gia về cây ăn quả cho biết, phong trào trồng xoài Đài Loan xuất khẩu nhiều năm trước nở rộ và những năm đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, thị trường trong nước lại không mặn mà với giống xoài này vì hạt to, trái khá nặng, chỉ ăn sống chứ khi chín thì không ngon. Chính vì vậy khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn thì sức tiêu thụ nội địa không chia sẻ được.

Ông Huỳnh Thanh Tâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Quới (H.Long Hồ, Vĩnh Long), thừa nhận: “Hội chỉ có thể vận động hội viên, nông dân tiếp tục giữ vững sản xuất, tránh tình trạng chán nản vì rớt giá mà không chăm sóc cây hoặc “trồng rồi chặt” vừa tốn kém chi phí, công sức, lại ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân. Nhưng đến khi nào giá tăng trở lại thì không ai biết được”.

Theo Bộ NN-PTNT, xoài là một trong những loại trái cây nhiệt đới chính được trồng tại VN, chỉ đứng sau chuối. VN cũng là nước sản xuất xoài lớn thứ 13 thế giới với tổng diện tích trồng cả nước khoảng hơn 87.000 ha; sản lượng xấp xỉ 1 triệu tấn/năm. Hiện xoài tươi VN đang xuất sang 22 nước, chủ yếu là thị trường Trung Quốc, sản phẩm từ xoài xuất sang 53 nước. Năm 2021 có gần 600.000 tấn xoài xuất sang các nước, tăng 42% so với năm trước. Trong đó, sản lượng xoài xuất khẩu sang Nhật Bản tăng gấp 3 lần, xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 130%.

Vẫn câu chuyện phụ thuộc thị trường Trung Quốc

Các chuyên gia nông nghiệp đều nhận định, xoài Đài Loan mặc dù năng suất, sản lượng cao nhưng lại đang phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, các thị trường khác kể cả nội địa cũng ít ưa chuộng giống xoài này. Do đó, nhà vườn nên tiếp cận kỹ thuật canh tác, cân nhắc chuyển đổi sang các giống xoài nội địa được ưa chuộng như cát Hòa Lộc, cát chu, xoài tượng để đa dạng thị trường. Theo các nhà khoa học, tình hình giá bán giảm, chi phí tăng cao đã dẫn đến thực trạng người trồng xoài Đài Loan hạn chế đầu tư, nếu việc này kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến các vườn cây có dấu hiệu bị suy kiệt, ảnh hưởng tới sự phát triển và năng suất lâu dài của vườn cây. Và đến khi giá phục hồi thì sự chăm bón cho vườn xoài đạt năng suất cao trở lại sẽ mất nhiều thời gian và công sức.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), nhận định: “Trong thời gian tới, lượng trái cây thu hoạch trên cả nước sẽ rất lớn, nhiều loại cạnh tranh lẫn nhau trên thị trường nội địa. Nếu tình hình xuất khẩu qua biên giới phía bắc chưa được hồi phục thì tiêu thụ trái cây trong nước rất khó khăn”.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), lo ngại: “Việc chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường khác mặc dù có chuyển biến tích cực nhưng không hề dễ dàng và không thể thực hiện trong một thời gian ngắn. Đơn cử như xuất khẩu xoài sang Nhật Bản phải mất 5 năm đàm phán, nước này mới chấp nhận nhập khẩu xoài cát chu của VN, và họ chỉ nhập từ vùng trồng ở ĐBSCL. Từ sau sự cố đóng gói xảy ra hồi đầu năm, thị trường này có thêm các yêu cầu khó khăn như các vùng trồng phải có mã số do họ phê duyệt, cơ sở đóng gói không đóng 2 thị trường cùng lúc... Ngoài ra, Nhật Bản kiểm soát rất chặt chẽ theo chuỗi từ mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, cơ sở xử lý (hơi nước nóng 47 độ C trong 20 phút), kiểm tra, kiểm dịch trước khi xuất khẩu”.

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

16/01/2024 11:17

Nông dân Trà Vinh đang bước vào thu hoạch mía niên vụ 2023-2024, bà con rất phấn khởi vì được cả mùa lẫn giá. Đây là năm thứ 02 liên tiếp người trồng mía tại đây có lãi cao, sau chục năm bị thua lỗ.

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

16/01/2024 10:15

Từ cuối năm 2023 đến nay, nông dân trồng chuối ở H.Trảng Bom liên tiếp nhận tin kém vui về mã số vùng trồng, phân bón và hiện tại là giá chuối chỉ còn 1-2,5 ngàn đồng/kg. Đã có nhà vườn chấp nhận băm chuối ủ làm phân vì giá quá thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

13/01/2024 15:45

Vài tuần trở lại đây, giá chuối cấy mô xuất khẩu rơi theo chiều thẳng đứng, hiện chỉ còn 1-2 ngàn đồng/kg. Nhiều nông dân trồng chuối xuất khẩu như “ngồi trên lửa” vì giá bán rẻ như cho nhưng vẫn khó gọi được thương lái đến mua.

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

12/01/2024 16:30

Một người nông dân đã có bước đi táo bạo trên đất quê. Tận dụng thuận lợi của thời tiết, khí hậu, ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Phú Hiệp 1, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh đã xây dựng mô hình sản xuất cà phê chồn, từng bước nâng cao giá trị hạt cà phê, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

12/01/2024 10:08

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và mua làm quà biếu của người dân và du khách, ngư dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng hải sản khô và sản phẩm chế biến đảm bảo chất lượng...

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

12/01/2024 07:06

 Ngày 10/1, UBND huyện Xuyên Mộc tổ chức hội nghị kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

09/01/2024 17:34

Chiều 8/1, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) đã bàn giao Hệ thống máy xay xát thực hiện mô hình liên kết điểm cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh (huyện Long Điền).

Thấp thỏm thanh long vụ tết

Thấp thỏm thanh long vụ tết

08/01/2024 08:45

Từ đầu tháng 10 Âm lịch trở lại đây, nông dân tỉnh Bình Thuận bước vào cao điểm chong đèn thanh long vụ tết trong nỗi thấp thỏm... thanh long rớt giá.

 Xuất bán 267.000 tấn ‘vàng đen’, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ

 Xuất bán 267.000 tấn ‘vàng đen’, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ

06/01/2024 10:58

Nước ta xuất bán tổng lượng “vàng đen” lên đến 267.000 tấn trong năm 2023. Theo đó, Việt Nam là quốc gia cung cấp “vàng đen” lớn nhất vào thị trường Mỹ.

“Thủ phủ” nghề làm hải sản khô Gành Hào vào mùa Tết

“Thủ phủ” nghề làm hải sản khô Gành Hào vào mùa Tết

05/01/2024 21:22

Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu không chỉ được biết đến với nghề khai thác hải sản phát triển mạnh mà còn là một trong những “thủ phủ” làm khô ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.