Vì sao nhiều người “né” cứu giúp người bị tai nạn trên đường?
Khi một bộ phận trong xã hội trở nên vô cảm, lại nhan nhản chuyện “làm ơn mắc oán” khiến nhiều người trở nên e ngại khi cứu giúp người bị nạn.
Hồi con gái tôi học cấp 2, một lần trên đường đưa con đi học vào buổi tối, tôi và nhiều người thất thần khi chứng kiến “xe điên” hất tung một người phụ nữ đi xe máy rồi bỏ chạy. Khi đó, nhìn thấy máu tôi khá sợ hãi và phải đấu tranh tư tưởng mới dám dừng xe, hô hoán mọi người đến giúp người bị nạn.
Trong vụ việc đó, tôi đã mất khá nhiều buổi để làm việc với công an, lấy lời khai nhân chứng... Từ số xe ô tô chúng tôi quan sát được sau khi chiếc xe bỏ chạy, công an đã tìm ra kẻ gây tai nạn. Nhưng có một điều khiến tôi thực sự lo lắng, bất an là khi thực nghiệm hiện trường, công an đã để người gây tai nạn biết mặt tôi. Hôm đó, tôi đã phải gọi điện cho người thân đưa về mà không dám đi một mình vì sợ bị trả thù.

Thiếu tá Nguyễn Ninh Dương (cán bộ của Đội CSGT số 6 - Công an TP. Hà Nội) nhờ người dân quay clip lại trước khi giúp người phụ nữ bị tai nạn giao thông.
Thực sự, tôi không ngại việc phải đi lại nhiều lần để làm việc với công an tìm ra kẻ gây tai nạn, nhưng những sơ hở khiến tôi cảm thấy lo lắng, không được bảo vệ sau khi làm “người tốt”. Và có lẽ, đó cũng là một trong những lý do khiến nhiều người ngần ngại khi cứu giúp người bị nạn trên đường, chưa kể còn rơi vào cảnh “làm ơn mắc oán”.
Chắc nhiều người vẫn còn nhớ chuyện anh Nguyễn Hải Sơn (35 tuổi, ở xã Trạm Lộ, Thuận Thành, Bắc Ninh) cứu cô gái bị tai nạn bất tỉnh, máu me đầy người nằm trên đường cách đây mấy năm. Sau khi anh Sơn thuê taxi đưa nạn nhân đến Bệnh viện huyện Thuận Thành cách chỗ nạn nhân gặp nạn khoảng 2 km để cấp cứu, sau đó gọi điện cho người nhà của họ thông báo. Nhưng thật bất ngờ, sau đó có 2 thanh niên đến nhận là người nhà và biết anh Sơn là người gọi điện, họ đã dùng dao, ghế tấn công khiến anh Sơn bị đâm ở mạn sườn, bất kể cô gái bị nạn hét lên rằng anh Sơn là người cứu cô.
Rồi còn rất nhiều vụ khác khi đưa nạn nhân đi cấp cứu, người đáng lẽ ra được gọi là “ân nhân” thì trở thành thủ phạm, bị người nhà tấn công, có trường hợp đã tử vong oan ức. Mới đây không lâu là trường hợp chị Vân Anh, trú tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh khi giúp đưa một phụ nữ bị tai nạn giao thông vào bệnh viện, nhưng lại bị người nhà của người phụ nữ này tố chị chính là người gây ra tai nạn.
Có rất nhiều lý do khiến nhiều người đắn đo, thậm chí “né” khi thấy người gặp nạn như đã kể trên, song có nguyên nhân là sự vô cảm ở nhiều người. Bệnh vô cảm đã trở nên phổ biến trong xã hội. Người ta vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác.
Nhiều người khi thấy người gặp nạn thì dửng dưng bỏ đi, hoặc đứng lại xem cũng chỉ vì tò mò, hiếu kỳ mà không có bất kể hành động nào cứu giúp nạn nhân. Nhẫn tâm hơn, có người còn đem điện thoại ra livestream đưa lên mạng, lợi dụng cơ hội để lấy tiền, tài sản của nạn nhân.
Minh chứng rõ nhất mới đây là vụ cháy quán karaoke ở Bình Dương làm chết hàng chục người, nhiều người dân tại Bình Dương và các tỉnh lân cận đã hiếu kỳ tập trung theo dõi cảnh sát khám nghiệm hiện trường rồi livestream lên mạng xã hội. Nhiều vụ đánh ghen, học sinh làm nhục, đánh hội đồng dã man ở đường khiến nạn nhân phải nhập viện… nhưng cũng ít ai đứng ra can ngăn mà chủ yếu chỉ là đứng xem, cổ vũ và livestream…
Mới đây là vụ cháu bé 8 tuổi sống ở một chung cư TP.HCM bị mẹ kế hành hạ đến chết, nhưng chỉ khi xảy ra sự việc thì mọi người mới biết. Còn bao nhiêu lần trước đó cháu bị hành hạ, hàng xóm kể lại có nghe cháu khóc thét, van xin nhưng dường như cháu bé phải đơn độc chịu đựng nỗi đau, mà không có bất cứ sự giúp đỡ, hỗ trợ nào từ những người sống cạnh nhà.
Khi một bộ phận trong xã hội trở nên vô cảm, lại nhan nhản chuyện “làm ơn mắc oán” cũng khiến nhiều người trở nên e ngại khi cứu giúp người bị nạn.
Có lẽ vì thế, nên mới đây trước khi đưa một phụ nữ bị nạn ở Hà Nội đến bệnh viện, Thiếu tá Nguyễn Ninh Dương đã phải nhờ người dân quay giúp video để "chứng minh mình không phải là người gây ra tai nạn giao thông".
Thế mới thấy, làm “người tốt” bây giờ thật khó. Nhưng cũng phải vì thế mà không ai dám làm việc tốt, không chỉ việc mới đây Thiếu tá Nguyễn Ninh Dương vừa cứu giúp người bị nạn mà chúng ta vẫn gặp nhiều việc tốt, việc thiện hàng ngày ở trên đường và trong cuộc sống. Mỗi việc hay, điều thiện đều khiến trái tim mọi người thấy ấm áp, được xoa dịu giữa cuộc sống bộn bề khó khăn và không ít sự vô cảm.
Nhưng để điều nhân, việc thiện được nhân lên thì những người làm việc tốt cũng cần được bảo vệ. Trước hết là họ được “bảo vệ” trước ánh mắt nghi ngại và e dè của cộng đồng, trong đó có người nhà nạn nhân. Cộng đồng bảo vệ họ bằng cách chung tay cùng họ giúp đỡ nạn nhân. Thay vì livestream đưa lên mạng những hình ảnh ghê sợ, phản cảm thì chụp ảnh hiện trường, quay lại những clip để bảo vệ những người đã cứu giúp người gặp nạn để phòng trường hợp hiểu nhầm xảy ra.
Còn với người nhà bệnh nhân, trong lúc lo lắng cho người thân cũng nên bình tĩnh để nghe thông tin nhiều chiều, tránh xảy ra những chuyện như vừa qua cứ thấy ai đưa người gặp nạn đi cấp cứu thì đều nghĩ rằng đó là người gây tai nạn. Có như vậy mới tránh được những hậu quả đáng tiếc và sự dằn vặt lương tâm khi biết rõ đầu đuôi sự việc, khi mình biến ân nhân thành kẻ tội đồ.
Và thêm nữa, cũng rất cần sự bảo vệ của cơ quan chức năng đối với những người tham gia cứu người gặp nạn, tránh trường hợp để “nhân chứng” và “thủ phạm” gặp gỡ nhau gây tâm lý lo sợ, bất an cho người cứu nạn, khiến họ e dè việc có tiếp tục dừng lại khi thấy người gặp nạn.
Có như vậy, những điều tốt, việc thiện mới tiếp tục được nhân để hạn chế sự vô cảm đang ngày càng trở nên phổ biến./.
TIN LIÊN QUAN
Hân hoan đón chờ đại lễ
Những ngày này, không khí tại công viên Bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên rộn ràng và sôi động hơn bao giờ hết. Hàng ngàn người dân cùng du khách quốc tế ghé thăm, chụp hình lưu niệm bên dàn pháo lễ đang được lắp đặt sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn: Học sinh nhận thức hơn về giá trị độc lập dân tộc
Hòa trong không khí cả nước hướng về các ngày kỷ niệm lịch sử lớn của dân tộc, nhiều trường học trên địa bàn TPHCM đã tổ chức đa dạng hoạt động nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về giá trị của độc lập dân tộc, từ đó có ý thức tự hào, phấn đấu trở thành người có ích.
Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt cuốn sách "Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh".
Người dân hào hứng chụp hình bên dàn pháo lễ được lắp đặt ở bến Bạch Đằng
Chiều 7-4, không khí tại khu vực công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên náo nhiệt khi hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về chiêm ngưỡng, chụp hình cùng dàn pháo lễ được lắp đặt tại đây. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).
Lưu ngay những tuyến đường xem diễu binh 30/4
Sáng 30/4/2025, TP.HCM sẽ tổ chức lễ diễu binh, diễu hành lớn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Người dân có thể theo dõi sự kiện tại các tuyến đường trung tâm quận 1 hoặc qua màn hình LED trên khắp thành phố.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng
Sau ngày đất nước thống nhất, một số thương hiệu trong nước tiếp tục lan tỏa trên thị trường. Ngoài những thương hiệu sản phẩm thực phẩm như mì gói “hai con tôm”, mỹ phẩm Thorakao, còn có nhiều mặt hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất… Trong số đó, không ít thương hiệu có tuổi đời hơn nửa thế kỷ đang “sống khỏe”, dù đã trải qua những thăng trầm cùng với lịch sử phát triển kinh tế của đất nước.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.Giai đoạn 1976-1980, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt trung bình 1,4%/năm, thậm chí năm 1980 tăng trưởng âm 1%
Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.
Ép học sinh không thi vào lớp 10: Lại bệnh thành tích!
Chuyên gia giáo dục cho rằng, việc ép học sinh không thi vào lớp 10 là vi phạm Luật Giáo dục, vi phạm quyền con người. Đây là biểu hiện của bệnh thành tích cần chấn chỉnh.
Phi Nhân Phát không đối thủ trong gói thầu của Ban Quản lý dự án huyện Xuân Lộc
Gói thầu thuộc dự án Trường Mầm non Xuân Trường có giá 14,9 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách huyện; được Ban Quản lý dự án huyện Xuân Lộc tổ chức mời thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ...