Vì sao giá thức ăn chăn nuôi vẫn tăng sau khi giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu?
Người chăn nuôi kỳ vọng giá thức ăn chăn nuôi sẽ hạ nhiệt sau khi Chính phủ giảm mức thuế nhập khẩu MFN với ngô và lúa mì. Song ngược lại, giá thức ăn hỗn hợp lại có đợt tăng thứ 9 - 10 kể từ năm 2020.
Từ ngày 16 – 18/2, một số doanh nghiệp như De Heus, CTCP MNS Feed, CJ Vina Agri thông báo tăng giá bán thức ăn chăn nuôi từ 200 đến 300 đồng/kg. Đây cũng là đợt tăng giá thứ 9 - 10, kể từ cuối năm 2020.
Lý do các doanh nghiệp đưa ra cho việc nâng giá bán là giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi có nhiều biến động, tăng cao trong thời gian qua.
Điều này trái với kỳ vọng của người chăn nuôi sau khi giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Cụ thể, kể từ ngày 30/12/2021, Chính phủ điều chỉnh giảm thuế tối huệ quốc (MFN) của lúa mì từ 3% xuống 0% và mặt hàng ngô từ 5% xuống 2%.

Các doanh nghiệp sản xuất đồng loạt thông báo tăng 200 - 300 đồng/kg thức ăn hỗn hợp. (Ảnh minh họa: Báo Nông nghiệp)
Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Văn Trọng, Nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho rằng nếu ở điều kiện bình thường, giá thức ăn hỗn hợp sẽ ổn định hoặc giảm xuống sau khi giảm thuế giá nguyên liệu khoảng 1-2 tháng.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, kèm theo căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine khiến các nước, các doanh nghiệp có xu hướng tăng cường tích trữ vì lo ngại giá hàng hóa leo thang, giảm thiểu rủi ro.
Bên cạnh đó, giá xăng dầu cũng tăng phi mã, lên đỉnh 8 năm khiến chi phí vận chuyển, logistics đẩy giá nguyên liệu tăng theo.
"Trước cơn bão giá thức ăn chăn nuôi năm 2021, Quốc hội, Chính phủ thông qua việc giảm thuế nguyên liệu nhưng chỉ có thể đỡ cho doanh nghiệp phần nào.
Còn Việt Nam phụ thuộc 90% nguyên liệu của thế giới nên giá cả sẽ biến động theo xu hướng chung. Các doanh nghiệp vẫn đang tích trữ và giá thức ăn chăn nuôi hỗn hợp có thể sẽ tiếp tục tăng", ông Trọng nói.
Điều này thể hiện qua của Tổng cục Hải quan. Theo đó, nhập khẩu ngô tháng 1 đạt hơn 1 triệu tấn, tương đương 340 triệu USD, tăng hơn 2 lần về lượng và giá trị so với tháng trước đó, song giảm 7% về lượng và tăng 44% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

(Số liệu: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Phạm Mơ)
Giá ngô nhập khẩu tháng 1 ở mức 320 USD/tấn, tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2021. Mức giá này cũng tương đương với mức đỉnh vào tháng 7/2021.
Hiện, giá ngô ở thị trường trong nước dao động hơn 8.000 đồng/kg, khô dầu khoảng 14.000 – 15.000 đồng/kg, tăng 1.000 – 3.000 đồng/kg so với trước Tết.
Theo ông Trọng, xét về tổng thể, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã tăng 20 – 30% kể từ cuối năm 2020 và đà tăng của thức ăn hỗn hợp sẽ chưa dừng lại.
Điều này tạo áp lực lớn cho doanh nghiệp và nông dân, đặc biệt là chăn nuôi nông hộ khi giá heo hơi đang dao động ở mức 55.000 – 58.000 đồng/kg, giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg so với trước Tết.
Nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng câu chuyện giá thức ăn hỗn hợp tăng, giá heo giảm có thể sẽ tiếp diễn. Và nông hộ vẫn là đối tượng mỏng manh nhất. Lúc giá heo tăng, nông hộ được hưởng lợi ít vì chăn nuôi nhỏ lẻ, chi phí sản xuất cao nhưng lúc giá giảm lại chịu thiệt hại đầu tiên và nặng nề nhất.

Kịch bản giá thức ăn tăng, giá heo giảm có thể lặp lại. (Ảnh minh họa: Farmvina)
"Trước đây và bây giờ, tôi vẫn khuyến cáo cần chăn nuôi theo chuỗi, liên kết thành các tổ hợp tác, hợp tác xã để giảm giá thành sản xuất, tăng cơ hội đầu ra.
Bên cạnh đó, nông dân nên tận dụng tối đa phụ phẩm nông nghiệp, chăn nuôi tuần hoàn để vượt qua những khó khăn kép này", ông Trọng nói.
Ở một khía cạnh khác, heo là đối tượng sử dụng thức ăn hỗn hợp nhiều hơn so với các loài gia cầm, gia súc ăn cỏ.
Do đó, trong chiến lược chăn nuôi đến năm 2030 sẽ cố gắng giảm tỷ lệ thịt heo trong rổ thực phẩm của người Việt xuống còn 60%, thay vì 65-66% như hiện nay. Đồng thời tăng tỷ lệ thịt gia cầm lên 30% thay vì 26-27%, gia súc ăn cỏ lên 10%.
Với chiến lược này, ngành chăn nuôi có thể giảm phần nào sự phụ thuộc vào thức ăn hỗn hợp và tận dụng tối đa tài nguyên sẵn có như thóc gạo, rơm rạ, cỏ...
Khối ngoại giảm bán ròng, kỳ vọng VN30 sớm vượt mức kháng cự 1.285 điểm
Xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, Yuanta Việt Nam khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục, tận dụng nhịp điều chỉnh để mua vào.
Công ty Đường Man: Lỗ 4 năm liên tiếp, nợ trái phiếu chồng chất
Công ty Cổ phần Đường Man tiếp tục chìm trong thua lỗ với khoản lợi nhuận sau thuế âm hơn 50,7 tỷ đồng trong năm 2023, đánh dấu năm thứ 4 liên tiếp kết quả kinh doanh âm của doanh nghiệp này.
8.100 lượng vàng được bán ra, NHNN nỗ lực bình ổn thị trường vàng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức thành công phiên đấu thầu vàng miếng thứ 6 vào ngày 14/5, qua đó bán ra 8.100 lượng vàng, tương đương 81 lô.
TP. HCM: Ít cạnh tranh, Công ty Dương Linh trúng gói thầu gần 1,4 tỷ
Theo Kết quả lựa chọn nhà thầu đã công bố ngày 6/5/2024, Công ty TNHH Địa ốc Xây dựng Dương Linh là nhà thầu duy nhất tham gia và trúng gói thầu xây lắp gần 1,4 tỷ đồng, tại TP. Thủ Đức (TP. HCM)…
Một ngày, Vạn Phú Thịnh trúng liền 4 gói thầu xây lắp tại TP.Thủ Đức
Chỉ trong ngày 13/7/2023, Công ty TNHH Tư vấn xây dựng địa ốc Vạn Phú Thịnh đã trúng 4 gói thi công xây dựng, tại TP. Thủ Đức (TP. HCM) với tổng giá trị hơn 5,6 tỷ đồng…
Công ty Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững kỷ lục trúng thầu 100%?
Chưa trượt gói thầu nào kể từ khi gia nhập mạng đấu thầu Quốc gia đến nay. Liệu Công ty TNHH Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững phong độ tại gói thầu gần 1,5 tỷ chỉ duy nhất doanh nghiệp này tham dự?
Một doanh nghiệp trúng gói thầu gần 3 tỷ Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước
Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Nguyễn Văn Trãi vừa được Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước công bố trúng gói thầu xây dựng, thuộc công trình - Trường THCS Lê Quý Đôn, có giá gần 3 tỷ đồng.
SSI dự báo doanh thu thuần của NT2 năm 2024 giảm 54,5%
CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) được dự đoán cải thiện sản lượng điện trong Q2/2024, đón đầu mùa cao điểm về điện trên toàn quốc. Tuy nhiên, do hạn chế sản lượng theo hợp đồng, NT2 có thể thua lỗ 255 tỷ đồng.
Nhiều lỗi vi phạm, Năng lượng Bắc Phương bị phạt 77 triệu đồng
CTCP Năng lượng Bắc Phương vừa nhận quyết định xử phạt hành chính hơn 77 triệu đồng từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với lý do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin.
NSH Petro bị cưỡng chế thuế 1.000 tỷ, Hội đồng quản trị 'nhịn' lương
CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như: lỗ nặng, bị cưỡng chế thuế. HĐQT từ chối nhận thù lao để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.