Vì sao đang dương tính thì 'khoẻ re', khỏi bệnh rồi người trẻ vẫn dính di chứng hậu COVID-19?
Nhiều F0 trẻ, không bệnh nền phàn nàn chuyện khi đang dương tính thì "khoẻ như vâm" nhưng 1 tháng sau khỏi bệnh thì sức khỏe giảm sút, đi lại mệt mỏi, nói vài câu thì hụt hơi...
"Thoát kiếp F0" lại bị hậu COVID hành"
Chị Hải (ở Hà Nội) mới khỏi COVID-19 được hơn 1 tháng. Khi mới mắc, chị tự tin điều trị ở nhà vì chỉ sốt 38,5 độ C trong hai ngày, đau người, mất khứu giác khoảng 5-6 ngày là âm tính trở lại, nhẹ nhàng, khoẻ khoắn. Nghỉ ngơi thêm một dạo, chị quay lại làm việc nhưng người phụ nữ 30 tuổi không ngờ lại bị "hậu covid" hành.
"Công việc của tôi chủ yếu phải nói. Trước khi mắc COVID-19, lắm lúc ngủ dậy tôi bị ngứa họng, muốn ho hắng nhưng chỉ một buổi sáng livestream bán hàng là lại "ngọt giọng" ngay. Sau khi "thoát kiếp F0", tôi chỉ nói vài câu là mệt, phải dừng lại lấy hơi, sức khoẻ giảm tới 30%" - chị Hải kể.
"Ai bảo mắc COVID-19 cũng xoàng thôi thì nên xem lại. Đừng vì thấy đa số bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng mà chủ quan vì di chứng hậu COVID cũng rất nặng nề" - chị Hải chia sẻ. Chị Hằng cũng cho biết, bạn chị còn bị rụng tóc, mất ngủ, mùa đông nằm ngủ nhưng mồ hôi vã như tắm dù chân tay lạnh.

Từ đầu tháng 12/2021, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM triển khai Phòng khám hậu COVID-19. Ảnh: BVCC
Theo BS Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy Cao áp thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc phòng, nhiều người sau khi khỏi COVID-19 phàn nàn chuyện khi đang dương tính thì "khỏe như vâm" nhưng 1 tháng sau khỏi bệnh thì sức khỏe giảm sút, đi lại leo một đoạn cầu thang liền mệt mỏi, nói vài câu đã hụt hơi.
Ngoài các biểu hiện như chị Hải và bạn mình trên đây, qua thực tế tư vấn, điều trị, BS Hoàng cho biết F0 thể nhẹ hoặc không triệu chứng sau khi khỏi bệnh có thể gặp một số biểu hiện như bồn chồn, lo lắng, dễ xúc động và khó ngủ. Nhiều người gặp các triệu chứng do thiếu máu lên não như nặng đầu, váng đầu, đi lại "như trên mây".
Có nhóm người lại bị kém tập trung, nhớ nhớ quên quên điều vừa diễn ra, trong khi một số trường hợp bị hồi hộp từng cơn, đánh trống ngực, kèm theo đó là tình trạng nghẹn, khó thở, trào ngược dạ dày.
"Những người này SpO2 không tụt, huyết áp bình thường... nhưng vẫn có cảm giác hụt hơi, mệt mỏi không lý giải được" - BS Hoàng nói.
Nguyên nhân do đâu?
BS Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - cho rằng chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề hậu COVID-19, tuy nhiên có giả thiết cho rằng, với F0 thể nhẹ sau khi khỏi bệnh, cơ thể sinh ra các kháng thể tự miễn, tấn công và chống lại cơ thể mình, gọi là phản ứng tự miễn gây ra tình trạng viêm. Còn với bệnh nhân tương đối nặng, có tình trạng đông máu, tắc mạch sau đó cục máu đông trôi đi, gây tình trạng tắc các vi mạch ở nơi khác.
Đồng quan điểm này, BS Hoàng - người hàng ngày trực tiếp tư vấn cho hơn 100 F0 đang theo dõi, điều trị tại nhà - nhận định nguyên nhân của biểu hiện này có thể là tình trạng hậu quả viêm toàn thân do COVID-19 "phát tác" sau khi bệnh nhân âm tính, kết hợp tình trạng rối loạn thần kinh thực vật hậu COVID-19. Triệu chứng này có thể kéo dài vài tuần, thậm chí cả tháng.
Theo BS Hoàng, tình trạng viêm toàn thân lan toả này khiến khả năng trao đổi chất của cơ thể suy giảm. Ngoài ra, tình trạng rối loạn đông máu ở bệnh nhân vẫn còn. Trên các mạch máu lớn, tình trạng tăng đông có thể gây ra những nguy cơ như đột quỵ, thuyên tắc mạch phổi, nhồi máu cơ tim, tắc mạch chi... còn trên các mạch máu nhỏ, tình trạng tăng đông khiến việc cung cấp máu, oxy cho các cơ quan, tổ chức giảm đi.
Hai vấn đề này (viêm toàn thân và rối loạn đông máu) ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh, gây ra tình trạng rối loạn hệ thần kinh thực vật, thiếu máu não. Lúc này khả năng điều chỉnh đường máu, điện giải (như natri, kali, clo, canxi...) khiến khả năng co bóp của cơ, khả năng dẫn truyền thần kinh suy giảm, nên bệnh nhân cảm thấy tay chân yếu, sức lực giảm, không còn sung sức trước...
Vì sao khi đang dương tính bệnh nhân thấy bình thường nhưng khỏi rồi lại rất mệt mỏi, chân tay yếu...? "Đó là do lúc đầu, tình trạng viêm chưa lan toả toàn thân mà còn khư trú ở một số cơ quan trên cơ thể. Sau đó, tình trạng viêm dù nhẹ nhưng lan toả toàn thân, kết hợp với tình trạng rối loạn đông máu ở các mạch máu nhỏ khiến cơ thể có những triệu chứng trên đây, dù người bệnh đã âm tính cả tháng trời" - BS Hoàng lý giải.
Điều này có nghĩa là, tình trạng viêm có thể đã diễn ra từ khi bệnh nhân dương tính nhưng không biểu hiện rầm rộ mà khi âm tính rồi mới "phát tác". Ngoài ra, trong giai đoạn cấp khi bị virus tấn công, hệ miễn dịch phải "gồng lên để chiến đấu" với virus, huy động toàn bộ cơ thể "xung trận", nhưng sau đó hậu quả là, cơ thể bị kiệt quệ năng lượng.
Xử trí ra sao? Hiện mỗi ngày BS Nguyễn Huy Hoàng và cộng sự thường xuyên tư vấn online cho khoảng hơn 60-70 F0 mới và hơn 30 F0 cũ mỗi ngày. Ông thường khuyên những người xuất hiện triệu chứng hậu COVID-19 điều chỉnh chế độ ăn uống, cố gắng vận động nhẹ nhàng, kiên trì và quan trọng là phù hợp sức khoẻ.
Các trường hợp này cũng được khuyến cáo dùng những loại thuốc hỗ trợ như vitamin, khoáng chất, các sản phẩm giúp giảm căng thẳng như các loại thực phẩm chức năng tác dụng an thần, tăng cường tuần hoàn não... có nguồn gốc thảo dược. Ngoài ra, các biện pháp tâm lý cũng rất quan trọng.
"Nếu được điều trị tốt, các triệu chứng của rối loạn hệ thần kinh thực vật sẽ ổn định sau khoảng 3-4 tuần" - BS Hoàng nói.
Theo BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM, nếu sau khi khỏi COVID-19, người không có triệu chứng hoặc vẫn sinh hoạt, làm việc bình thường thì không phải đi khám. Bởi sau một trận ốm lớn, dài ngày, hoặc hậu sinh đẻ thì xuất hiện tình trạng mệt mỏi kéo dài, ho, sốt, đau nhức người, rụng tóc... rất thường gặp, không nghiêm trọng. Cơ thể sẽ tự điều chỉnh và phục hồi về mức bình thường.
Những người hậu COVID-19 khi khó thở cần bình tĩnh và kiên trì tập thở, chủ động tăng cường dinh dưỡng, tránh nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Trường hợp bị mất mùi nên tập ngửi bằng các loại tinh dầu hoặc vỏ cam, vỏ chanh có mùi hương. Người bị rụng tóc cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, nhất là kẽm, B Complex. Mệt mỏi thì nên cố gắng ngủ đủ giấc, điều độ, nghỉ ngơi hợp lý...
Người bị ho cần kiểm tra những tác động từ thời tiết, bệnh lý hen suyễn, cảm cúm để loại trừ nguyên nhân do hậu COVID-19. Người có biểu hiện đau nhức xương khớp, cơ thể nên sử dụng thuốc xoa bóp, uống giảm đau, tăng cường tập luyện vận động, làm việc nhà nhẹ nhàng. Chỉ nên đi khám hậu COVID-19 khi đã tăng cường nhiều giải pháp nhưng biểu hiện bệnh vẫn kéo dài.
TIN LIÊN QUAN
Dự kiến tên gọi, trung tâm hành chính 34 tỉnh thành sau sáp nhập
Theo Nghị quyết số 60 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Khai mạc triển lãm '50 năm vang mãi bản hùng ca'
Sáng ngày 08/4 đã chính thức khai mạc triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca" tại Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh.
TP.HCM lắp đặt 22 màn hình LED phục vụ người dân xem diễu binh, diễu hành 30/4
Nhằm phục vụ người dân theo dõi lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), TP.HCM sẽ bố trí 22 màn hình LED tại các quận, huyện và TP Thủ Đức.
Hân hoan đón chờ đại lễ
Những ngày này, không khí tại công viên Bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên rộn ràng và sôi động hơn bao giờ hết. Hàng ngàn người dân cùng du khách quốc tế ghé thăm, chụp hình lưu niệm bên dàn pháo lễ đang được lắp đặt sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn: Học sinh nhận thức hơn về giá trị độc lập dân tộc
Hòa trong không khí cả nước hướng về các ngày kỷ niệm lịch sử lớn của dân tộc, nhiều trường học trên địa bàn TPHCM đã tổ chức đa dạng hoạt động nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về giá trị của độc lập dân tộc, từ đó có ý thức tự hào, phấn đấu trở thành người có ích.
Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt cuốn sách "Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh".
Người dân hào hứng chụp hình bên dàn pháo lễ được lắp đặt ở bến Bạch Đằng
Chiều 7-4, không khí tại khu vực công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên náo nhiệt khi hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về chiêm ngưỡng, chụp hình cùng dàn pháo lễ được lắp đặt tại đây. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).
Lưu ngay những tuyến đường xem diễu binh 30/4
Sáng 30/4/2025, TP.HCM sẽ tổ chức lễ diễu binh, diễu hành lớn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Người dân có thể theo dõi sự kiện tại các tuyến đường trung tâm quận 1 hoặc qua màn hình LED trên khắp thành phố.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng
Sau ngày đất nước thống nhất, một số thương hiệu trong nước tiếp tục lan tỏa trên thị trường. Ngoài những thương hiệu sản phẩm thực phẩm như mì gói “hai con tôm”, mỹ phẩm Thorakao, còn có nhiều mặt hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất… Trong số đó, không ít thương hiệu có tuổi đời hơn nửa thế kỷ đang “sống khỏe”, dù đã trải qua những thăng trầm cùng với lịch sử phát triển kinh tế của đất nước.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.Giai đoạn 1976-1980, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt trung bình 1,4%/năm, thậm chí năm 1980 tăng trưởng âm 1%