largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Trái xù xì vào "bảng vàng" đặc sản quốc gia và nỗ lực không ngừng nghỉ của nông dân Đồng Nai

Gắn với trái “trái xù xì” nổi tiếng đất Đồng Nai là những câu chuyện dài về nỗ lực xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bằng uy tín, chất lượng.

Những vườn trái bắt đầu đỏ rực đỏ với không khí vui tươi của nhà vườn mùa thu hoạch…

Sản phẩm chôm chôm Long Khánh được đưa vào bảng vàng quốc gia.

Vào "bảng vàng" đặc sản quốc gia

Với hơn 11.000ha, Đồng Nai là địa phương có diện tích chôm chôm lớn nhất cả nước. Hầu hết các vườn chôm chôm đều đang ở giai đoạn cây cho thu hoạch, luôn trúng mùa cho năng suất và sản lượng cao. Vào mùa thu hoạch trái, các tuyến đường ở TP Long Khánh, huyện Thống Nhất, Xuân Lộc… đâu đâu cũng thấy hình ảnh “trái xù xì”, râu mọc tua tủa đậu sai trĩu cành, rực đỏ.

Tháng 6/2016, niềm vui lớn đến với nông dân nơi đây khi Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chôm chôm Long Khánh. Hai sản phẩm chôm chôm nhãn và chôm chôm tróc (Java) được trồng tại các xã Bình Lộc, Xuân Tân, Bảo Vinh, Bảo Quang (Long Khánh); Xuân Ðịnh, Bảo Hòa (huyện Xuân Lộc); Xuân Thiện, Quang Trung, Gia Kiệm và Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất); xã Sông Nhạn, Xuân Quế, Bảo Bình và Xuân Bảo (huyện Cẩm Mỹ).

Đây là những địa phương có điều kiện tự nhiên đặc thù về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng khá thuận lợi giúp nâng cao chất lượng của chôm chôm Long Khánh với tổng diện tích gần 7.000ha. Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chôm chôm Long Khánh đã đưa sản phẩm này vào “bảng vàng” đặc sản quốc gia, không chỉ góp phần khẳng định thương hiệu mà còn mở ra nhiều cơ hội về thị trường.

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Long Khánh, Phạm Văn Hoàng phấn khởi: “Việc trái chôm chôm Long Khánh được cấp chỉ dẫn địa lý tạo điều kiện để người tiêu dùng biết rõ hơn thông tin về nguồn gốc, chất lượng và góp phần đổi mới cách nhìn của người tiêu dùng về sản phẩm”.

Tuy nhiên theo ông Hoàng, đây mới chỉ là bước khởi đầu xây dựng thương hiệu mạnh cho trái chôm chôm Long Khánh, vấn đề quan trọng làm sao để nâng tầm trái chôm chôm Long Khánh giữ được chất lượng trái ngon, an toàn, để mang lại giá trị bền vững cho thương hiệu chôm chôm này.

Ông Phùng Thanh Tâm, Giám đốc HTX Nông nghiệp xã Bình Lộc chia sẻ: “Bản thân tôi cũng như nhiều bà con trồng chôm chôm rất vui khi sản phẩm chôm chôm tróc và chôm chôm nhãn đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý với thương hiệu chôm chôm Long Khánh. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có những vùng chuyên canh, trồng đại trà theo cánh đồng lớn. Do vậy chúng tôi sẽ cố gắng động viên khuyến khích xã viên quan tâm đầu tư thêm cho hai loại chôm chôm này”.

Theo ông Tâm, thời gian qua UBND thị xã Long Khánh đã hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình điểm sản xuất chôm chôm VietGAP tại xã Bình Lộc nhưng thực tế mô hình này vẫn chưa phát triển mạnh. Do vậy, Nhà nước cần có chính sách bảo hộ cho trái chôm chôm Long Khánh, vì nếu không sẽ dẫn đến tình trạng nông dân sẽ chặt bỏ chôm chôm tróc và nhãn vì giá cả thị trường thấp, bấp bênh và không cho hiệu quả kinh tế bằng giống chôm chôm Thái.

Sản phẩm chôm chôm Long Khánh nay đã được cấp chỉ dẫn địa lý.

Câu chuyện dài về ý thức sản xuất

Gắn với mỗi sản phẩm nông sản Đồng Nai đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý là những câu chuyện dài về nỗ lực xây dựng thương hiệu cho sản phẩm bằng uy tín, chất lượng.

Năm 1991, ông Nguyễn Vĩnh Thủy là người đầu tiên trồng chôm chôm nhãn tại xã Xuân Định (huyện Xuân Lộc). Ông Thủy kể: “Những năm 1980, tôi từng đi buôn chôm chôm, thời điểm đó vùng Long Khánh rất ít người trồng được chôm chôm nhãn nên giá bán luôn cao hơn gấp 4 - 5 lần chôm chôm thường. Do vậy, tôi quyết định đầu tư mở rộng diện tích lên gần chục ha chôm chôm nhãn và để vườn phát triển tự nhiên không ép cây ra trái vụ vì cây, trái đúng mùa sẽ cho mẫu mã đẹp và chất lượng ngon nhất”.

Theo HTX Nông nghiệp, dịch vụ - thương mại Bình Lộc, trên địa bàn xã Bình Lộc, HTX có 46 hộ dân tham gia đăng ký dự án cánh đồng lớn chôm chôm theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 69 ha. Nhiều hộ đã phối hợp liên kết với các chủ vườn trong Tổ hợp tác dịch vụ vườn Bình Lộc phục vụ khách du lịch tham quan, mang lại lợi nhuận cao.

Theo ông Phùng Gia Từ, ấp 4, xã Bình Lộc, TP Long Khánh, từ khi có chỉ dẫn địa lý, nhà vườn đã tích cực đầu tư vào sản xuất theo quy trình và mở rộng các dịch vụ sinh thái phục vụ khách du lịch; đồng thời kỳ vọng đây sẽ là cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu để loại trái cây đặc sản này sẽ có giá tốt, đầu ra ổn định hơn.

Ông Phùng Thanh Tâm, Giám đốc HTX Nông nghiệp - Dịch vụ - Thương mại Bình Lộc xác nhận, từ cuối vụ thu hoạch chôm chôm 2016 đến nay, người dân đã không còn chặt bỏ chôm chôm bản địa.

HTX đã phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng cánh đồng lớn chôm chôm nhãn, chôm chôm tróc. Đồng thời, vận động xã viên tích cực tham gia sản xuất theo quy trình và liên kết với các đối tác nhằm mở rộng thị trường.

Thực tế, vẫn còn nhiều thách thức để loại trái cây đặc sản này khẳng định được vị thế của mình. Chôm chôm Long Khánh có kích cỡ trái lớn, mẫu mã đẹp, mùi vị thơm ngon đậm đà nên từng được bình chọn vào tốp 50 loại trái cây nổi tiếng nhất của Việt Nam.

Tuy là đặc sản nổi tiếng từ lâu nhưng số phận của trái chôm chôm địa phương vẫn khá long đong với đầu ra còn bấp bênh. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến trái chôm chôm Đồng Nai chưa thể đi xa.

Ông Trần Mộng Thành, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Long Khánh cho biết, hiện vùng chuyên canh chôm chôm đã hình thành và đang dần chuẩn hóa về chất lượng giống, ứng dụng KH-KT vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. TP Long Khánh đã hỗ trợ nông dân xây dựng một số mô hình điểm sản xuất chôm chôm VietGAP tại xã Bình Lộc và quy trình sản xuất sạch này đang được nông dân ứng dụng rộng rãi.

Thời gian gần đây, Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai cũng đã tổ chức các cuộc họp bàn lấy ý kiến đóng góp từ các địa phương; đồng thời cho triển khai lấy mẫu đất, nước tại các vùng trồng chôm chôm trên địa bàn để phân tích và sớm có kết quả và đưa ra giải pháp hỗ trợ các địa phương khôi phục và phát triển cây chôm chôm bản địa mới được cấp chỉ dẫn địa lý.

Ông Phạm Xuân Đà, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam (Bộ KH-CN) cho biết: “Bộ sẵn sàng hợp tác với tỉnh Đồng Nai, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao chất lượng trái chôm chôm, làm cho sản lượng ngày càng tăng, tạo nên nhiều vùng chuyên canh để cây chôm chôm đứng vững và phát huy thương hiệu “vàng” của Quốc gia, đây cũng là cơ hội cho chôm chôm Long Khánh bay xa”.

Nguồn: https://nongnghiep.vn/trai-xu-xi-nuc-tieng-dong-nai-post254955.html

Theo Nông Nghiệp

Ma mị trà từ vỏ cà phê Arabica

Ma mị trà từ vỏ cà phê Arabica

05/11/2021 16:30

Arabica Ðà Lạt là loại cà phê duy nhất ở Việt Nam được tham gia vào chuỗi phân phối toàn cầu của Starbucks (Mỹ), hãng cà phê nổi tiếng khắp thế giới. Vỏ của quả cà phê này vốn là thứ vứt đi hoặc ủ làm phân hữu cơ, nay được dùng để sản xuất ra loại trà thơm lâu, ngọt dịu.

Cận cảnh con cua hoàng đế màu tím siêu quý hiếm

Cận cảnh con cua hoàng đế màu tím siêu quý hiếm

25/10/2021 18:00

Nhân viên một công ty nhập khẩu hải sản trên đường Quốc Hương (Phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TPHCM) bất ngờ khi phát hiện con cua hoàng đế (King crab) màu tím xanh cực quý hiếm trong lô hàng cua hoàng đế đỏ.

Ngạc nhiên với loại quả có vị dưa lưới, thơm mùi chuối

Ngạc nhiên với loại quả có vị dưa lưới, thơm mùi chuối

08/10/2021 14:30

Dưa chuối có vẻ ngoài giống như sự lai tạo giữa đu đủ và chuối nhưng thực chất có hương vị của dưa lưới và chút mùi thơm của chuối.

Thanh long Việt Nam được đánh giá 5 sao ở Úc

Thanh long Việt Nam được đánh giá 5 sao ở Úc

24/09/2021 17:00

Thanh long Việt Nam đã được bày bán trang trọng tại nhiều hệ thống siêu thị ở Úc và nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng.

'Dị nhân' cà phê đặc sản

'Dị nhân' cà phê đặc sản

03/09/2021 18:00

Sau những trăn trở ở thủ phủ cà phê liệu mình có thực sự được uống cà phê sạch không, anh Lê Đình Tư đã lựa chọn con đường đi riêng, chỉ làm cà phê chất lượng cao và cà phê đặc sản.

Độc lạ loài cỏ dại thành loại rau 'hái ra tiền' của miền Tây

Độc lạ loài cỏ dại thành loại rau 'hái ra tiền' của miền Tây

22/08/2021 15:00

"Ăn năn" là tên một món ăn độc đáo của các vùng sông nước miền Tây. Ăn ngon miệng nên năn nhanh chóng trở thành loại rau "hái ra tiền" của người dân nơi đây.

Đặc sản 'hiếm có khó tìm' kỳ dị như gián, giá bạc triệu chỉ dám ăn nửa con

Đặc sản 'hiếm có khó tìm' kỳ dị như gián, giá bạc triệu chỉ dám ăn nửa con

17/08/2021 13:00

Tuy có vẻ ngoài xấu xí khiến thực khách dè chừng nhưng loài côn trùng "hiếm có khó tìm" này lại trở thành đặc sản lạ miệng với giá thành lên tới vài triệu đồng/kg.

Thứ quả lạ 'vỏ xoài ruột chuối' giá cả trăm nghìn một trái

Thứ quả lạ 'vỏ xoài ruột chuối' giá cả trăm nghìn một trái

17/08/2021 12:00

Quả Akebi còn có tên là nho chocolate Nhật Bản. Loại trái cây này có hình thức giống xoài tím hay khoai lang tím nhạt màu.

Rau rừng một thời cứu đói nay thành đặc sản: Tên khó đọc, hình dạng không thể lẫn

Rau rừng một thời cứu đói nay thành đặc sản: Tên khó đọc, hình dạng không thể lẫn

15/08/2021 15:30

Choại là một loài dây leo sống phổ biến ở rừng U Minh hạ (tỉnh Cà Mau). Rau choại giờ là rau đặc sản, được chế biến thành nhiều món ăn.

Trồng chanh, bưởi công nghệ blockchain xuất khẩu đi Châu Âu

Trồng chanh, bưởi công nghệ blockchain xuất khẩu đi Châu Âu

02/08/2021 14:30

Nông dân tỉnh Hậu Giang đang thực hiện trồng chanh, bưởi theo công nghệ blockchain và tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đi châu Âu.