largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

TP.HCM: Cảnh báo nguy cơ bỏng da, viêm da do kiến ba khoang trong mùa mưa

Từ đầu tháng 6 cho đến đến nay, trung bình mỗi ngày Bệnh viện Da liễu TP.HCM tiếp nhận từ 80-100 ca bỏng da, viêm da do kiến ba khoang; tăng đột biến gấp nhiều lần so với những tháng trước.

Theo thông tin từ Bệnh viện Da liễu TP.HCM, trong hai tuần qua, Bệnh viện đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám vì viêm da tiếp xúc dị ứng do kiến ba khoang. Cá biệt có những trường hợp nặng gây tổn thương nghiêm trọng toàn thân. Các chuyên gia cảnh báo người dân phải thận trọng với kiến ba khoang trong mùa mưa này.

Trung bình mỗi ngày, nơi đây tiếp nhận từ 80-100 ca viêm da tiếp xúc dị ứng do kiến ba khoang, tăng đột biến gấp nhiều lần so với những tháng trước.

Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis (Staphylinidae, Coleoptera), trong cơ thể chúng có chứa pederin, độc tính gây bỏng.

Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis (Staphylinidae, Coleoptera), trong cơ thể chúng có chứa pederin, độc tính gây bỏng.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Vũ Thị Phương Thảo, Phó Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Da liễu TP cho biết, các bệnh nhân có biểu hiện thương tổn hồng ban, hơi phù nề, mụn nước, mụn mủ, thường ở vị trí vùng da hở như mặt, cổ, tay, chân… Nguyên nhân là do trong cơ thể kiến ba khoang có chứa pederin - độc tính gây bỏng. Nếu độc tố dính vào tay mà không rửa sạch ngay thì vô tình sẽ làm độc tố lan sang các vùng khác trên cơ thể.

BS. Vũ Thị Phương Thảo - Phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Da Liễu TP.HCM cho biết, kiến ba khoang là côn trùng thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao thuận lợi cho kiến phát triển.

Khi bị kiến ba khoang cắn, sẽ gây ra các tổn thương thành đường hay vệt đỏ, có thể phù nề nhẹ, có mụn nước, mụn mủ, thường ở vị trí vùng da hở như mặt, cổ, tay, chân. Người dân thường nhầm lẫn bệnh này với giời leo (zona).

Từ đầu tháng 6 đến nay, trung bình mỗi ngày Bệnh viện Da Liễu TP.HCM tiếp nhận 80-100 ca bị viêm da tiếp xúc do dị ứng kiến ba khoang.

Từ đầu tháng 6 đến nay, trung bình mỗi ngày Bệnh viện Da Liễu TP.HCM tiếp nhận 80-100 ca bị viêm da tiếp xúc do dị ứng kiến ba khoang.

Bệnh nhân có cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng có thể gây sốt nhẹ, nổi hạch lân cận. Thương tổn tiếp tục xuất hiện dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang nếu ngứa gãi quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp.

BS. Vũ Thị Phương Thảo khuyến cáo, người dân khi đi làm việc trên đồng ruộng, nhất là vào mùa mưa, cần dùng phương tiện bảo hộ lao động như: quần áo dài tay, đội mũ/nón, khẩu trang, đi ủng.

Đề phòng côn trùng bay vào nhà bằng cách buông rèm cửa hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở khu vực cửa, lỗ thông khí, nhất là nơi ở gần cây cối, cánh đồng... khi thắp đèn.

Ngủ trong màn. Chú ý khi làm việc dưới ánh đèn vì kiến ba khoang rất hay xuất hiện ở nơi có đèn sáng. Giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng. Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà.

Nếu đã tiếp xúc (hoặc nghi ngờ tiếp xúc) với kiến ba khoang, thì không dùng tay trần để bắt, giết, chà xát kiến ba khoang. Xua đuổi kiến ba khoang ra khỏi da bằng cách thổi hoặc đặt một tờ giấy cho kiến bò lên và lấy ra khỏi người. Khi tiếp xúc với kiến ba khoang, đeo găng tay hoặc dùng giấy mềm lót.

Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc bằng nước sạch. Tránh đưa tay đã tiếp xúc với kiến chạm vào các vùng da khác. Chú ý các biểu hiện để khám bác sĩ da liễu khi cần thiết.

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang không gây nguy hiểm nếu được chăm sóc và điều trị đúng, nhưng có thể thành dịch làm cho nhiều người trong gia đình hoặc một khu dân cư cùng mắc bệnh một lúc, hoặc trên cùng một người có thể mắc nhiều lần trong mùa.

Đối với các bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang, bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc giải dị ứng và thuốc thoa tại chỗ. Tuy nhiên nếu người dân không xử trí đúng có thể gây viêm nặng hơn, lở loét toàn thân, nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Vì vậy, khi mắc bệnh, mọi người không tự điều trị mà nên đến cơ sở y tế để được chăm sóc và xử trí thích hợp.

Khi phát hiện có kiến ba khoang ở khu vực làm việc, sinh sống, nên liên hệ với đơn vị y tế chuyên trách (Các Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, các Trung tâm Y tế dự phòng địa phương) để được hướng dẫn và phối hợp xử lý.

Kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng... Kiến ba khoang ưa thích ánh sáng đèn ban đêm nên bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn.

Kiến ba khoang không chủ động đốt người, cũng không phải loài truyền bệnh. Tuy nhiên, do trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin, chất độc trong cơ thể kiến có thể làm tổn thương da người (bỏng da, viêm da) nếu chất này được giải phóng ra khi kiến bị tác động hoặc bị chà xát hoặc bị giết.

Theo các chuyên gia, mưa đầu mùa tạo điều kiện cho kiến ba khoang sinh sản và thường bay theo hướng gió vào nhà. Mọi người không giết kiến ba khoang vì chất dịch trong kiến dễ dính vào da gây tổn thương. Đồng thời nên gắn khung lưới ở các cửa sổ, cửa ra vào; ngủ mùng; giữ vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm xung quanh nhà và xịt hóa chất diệt côn trùng. Những người thường xuyên đi ra ngoài, làm vườn, làm đồng nên mặc quần áo dài tay.