largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

TP.Biên Hòa, chuyển đổi cả ngàn hécta đất nông nghiệp

Trong kế hoạch sử dụng đất năm 2020, TP.Biên Hòa sẽ chuyển đổi hơn 1,2 ngàn ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Mục tiêu là để phát triển sản xuất, kinh doanh, thương mại dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển của đô thị loại I.

TP.Biên Hòa là nơi sẽ chuyển đổi nhiều diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Ảnh: Hương Giang

TP.Biên Hòa là nơi sẽ chuyển đổi nhiều diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Ảnh: Hương Giang

Theo UBND tỉnh, TP.Biên Hòa có tổng diện tích trên 26 ngàn ha. Trong đó, có khoảng 7,4 ngàn ha đất nông nghiệp và trên 18,9 ngàn ha đất phi nông nghiệp. Hiện người dân ở TP.Biên Hòa ít sống bằng nghề trồng trọt, nuôi thủy sản (chăn nuôi heo, gà đã cấm vì ô nhiễm môi trường), vì thế việc giữ lại nhiều đất nông nghiệp (đặc biệt là đất lúa) sẽ rất khó khăn trong phát triển những công trình, dự án trên các lĩnh vực.

* Nhu cầu sản xuất nông nghiệp ít

Thực tế cho thấy hiện nay, rất ít người dân sinh sống tại TP.Biên Hòa còn nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Đa số người dân chuyển sang làm kinh doanh, dịch vụ hoặc làm công nhân trong các công ty, xí nghiệp, thu nhập cao và ổn định hơn. Do đó, nhiều gia đình có đất nông nghiệp nhưng không trồng lúa hay các cây hằng năm, lâu năm khác, bởi thu nhập từ trồng trọt thấp hơn nhiều so với làm những công việc khác. Nhiều hộ gia đình muốn chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để cho thuê phát triển thương mại, dịch vụ, lợi nhuận cao hơn, song lại vướng quy hoạch về đất đai nên khó phát huy hết tiềm năng từ đất đai.

Trong kế hoạch sử dụng đất của TP.Biên Hòa năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt thì có 84 dự án phải lấy vào đất lúa, đất rừng đặc dụng với diện tích hơn 173ha. Trong đó đất lúa gần 172ha và đất rừng đặc dụng hơn 1ha.

Ông Nguyễn Tôn Trọng, Chủ tịch UBND P.Phước Tân (TP.Biên Hòa) cho hay: “P.Phước Tân có tổng diện tích 4.260ha và khoảng 50% là đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, số hộ dân còn sản xuất nông nghiệp rất ít, phần lớn muốn chuyển qua đất phi nông nghiệp để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, cửa hàng sản xuất, kinh doanh, cho thuê thu nhập sẽ cao hơn nhiều lần so với trồng trọt. Vì thế nhiều hộ dân đề xuất được chuyển đổi đất nông nghiệp”. Thực trạng trên cũng diễn ra tại nhiều phường ở TP.Biên Hòa như: Tam Phước, An Hòa, Long Bình Tân, Long Bình, Trảng Dài, Tân Biên, Tân Hạnh...

Ông Nguyễn Tôn Trọng, Chủ tịch UBND P.Phước Tân (TP.Biên Hòa) cho hay: “P.Phước Tân có tổng diện tích 4.260ha và khoảng 50% là đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, số hộ dân còn sản xuất nông nghiệp rất ít, phần lớn muốn chuyển qua đất phi nông nghiệp để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, cửa hàng sản xuất, kinh doanh, cho thuê thu nhập sẽ cao hơn nhiều lần so với trồng trọt. Vì thế nhiều hộ dân đề xuất được chuyển đổi đất nông nghiệp”. Thực trạng trên cũng diễn ra tại nhiều phường ở TP.Biên Hòa như: Tam Phước, An Hòa, Long Bình Tân, Long Bình, Trảng Dài, Tân Biên, Tân Hạnh...

Bà Nguyễn Thị Hòa ở P.Tam Phước (TP.Biên Hòa) chia sẻ: “Gia đình tôi có hơn 1 ngàn m2 đất nhưng không còn nhu cầu sản xuất nông nghiệp, vì tôi đã lớn tuổi, các con lại đi làm xa nên đành để hoang. Từ 2-3 năm trước, có một số doanh nghiệp muốn thuê đất của tôi để xây dựng kho bãi chứa hàng hóa, nhưng vì quy hoạch là đất nông nghiệp, chính quyền phường, thành phố không cấp phép xây dựng nên họ không thuê nữa và tôi mất 8 triệu đồng/tháng”.

Rất nhiều hộ gia đình, cá nhân tại TP.Biên Hòa không còn muốn giữ đất nông nghiệp, vì sản xuất nông nghiệp lợi nhuận thấp, không khai thác hết những lợi thế của đất đai. Phía các phường cũng mong tỉnh, thành phố sớm chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp để người dân phát triển thương mại, dịch vụ và địa phương dễ dàng thu hút đầu tư các công trình, dự án tạo điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh cho rằng, TP.Biên Hòa là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh, dân cư từ nhiều nơi về sinh sống, làm việc ngày một đông nên nhu cầu về đất ở, thương mại, dịch vụ rất lớn. Tại nhiều phường, nhu cầu giữ lại đất nông nghiệp cho sản xuất trồng trọt rất thấp. Vì vậy, không nên giữ lại nhiều diện tích đất nông nghiệp, nhất là đất lúa, sẽ ảnh hưởng đến thực hiện các dự án, công trình phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

* Chuyển sang đất phi nông nghiệp

Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của TP.Biên Hòa năm 2020, có hơn 18,9 ngàn ha đất phi nông nghiệp. Và chiếm diện tích lớn trong đất phi nông nghiệp là đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất công nghiệp, đất phát triển hạ tầng kỹ thuật và đất thương mại dịch vụ. Với tốc độ phát triển nhanh của đô thị Biên Hòa thì diện tích đất phi nông nghiệp như trên vẫn chưa đáp ứng được tốc độ phát triển chung của thành phố.

Dự kiến TP.Biên Hòa dành gần 2 ngàn ha để phát triển công nghiệp. Trong ảnh: Sản xuất thịt gà xuất khẩu tại Công ty TNHH Koyu & Unitek (TP.Biên Hòa). Ảnh: Hương Giang

Dự kiến TP.Biên Hòa dành gần 2 ngàn ha để phát triển công nghiệp. Trong ảnh: Sản xuất thịt gà xuất khẩu tại Công ty TNHH Koyu & Unitek (TP.Biên Hòa). Ảnh: Hương Giang

Theo một số chuyên gia kinh tế, TP.Biên Hòa muốn có sự tăng tốc, đột phá về kinh tế trong giai đoạn tới thì phải ưu tiên phát triển thương mại, dịch vụ, sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và có sự kết nối với các địa phương khác, kết nối với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch CLB Bất động sản Việt Nam đánh giá: “TP.Biên Hòa là một trong những nơi thu hút nhiều nhà đầu tư vào lĩnh hạ tầng kỹ thuật, thương mại dịch vụ, sản xuất kinh doanh, bất động sản ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai. Để thu hút được nhiều nhà đầu tư vào thành phố, giúp địa phương phát triển thì Biên Hòa, tỉnh phải có quy hoạch ổn định, lâu dài và rõ ràng về đất đai, xây dựng... để doanh nghiệp dễ dàng rót vốn vào thực hiện các dự án”.

TP.Biên Hòa, H.Long Thành, H.Nhơn Trạch và H.Trảng Bom là những nơi đang được các nhà đầu tư

TP.Biên Hòa được UBND tỉnh quy hoạch 369 dự án với tổng diện tích 2.153 ha. Trong đó, phần lớn là dự án về hạ tầng kỹ thuật, khu dân cư, thương mại dịch vụ. TP.Biên Hòa là nơi đang triển khai nhiều dự án nhất tỉnh.

trong nước, nước ngoài chú ý rất nhiều và có ý định đầu tư vào những dự án lớn trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là khu vực được các doanh nghiệp cho rằng còn rất nhiều tiềm năng để phát triển, khai thác các lợi thế của đất đai.

Phó chủ tịch UBND TP.Biên Hòa Huỳnh Tấn Lộc cho biết: “Mấy năm gần đây, nhu cầu phát triển thương mại dịch vụ, sản xuất kinh doanh của TP.Biên Hòa rất lớn. Năm 2020, thành phố đã đề xuất UBND tỉnh cho chuyển đổi hơn 1,2 ngàn ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để triển khai các công trình, dự án trên các lĩnh vực nhằm tạo ra bước đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương”.

Trong cơ cấu đất nông nghiệp được chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp trong năm 2020 có 182ha đất trồng lúa, 272ha đất trồng cây hằng năm, 431ha đất trồng cây lâu năm, 272ha đất rừng sản xuất và còn lại là đất nuôi trồng thủy sản. Việc chuyển đổi này sẽ giúp nhiều phường, xã của TP.Biên Hòa mở rộng được sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ, tăng thu nhập cho người dân trong thành phố.

Tuy nhiên, TP.Biên Hòa hiện đã được phê duyệt quy hoạch phân khu ở một số nơi, do vậy muốn chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp buộc phải căn cứ vào quy hoạch phân khu mới thực hiện được. Theo đó, trong quy hoạch phân khu, TP.Biên Hòa buộc phải có tầm nhìn xa, tính toán sát tốc độ phát triển của từng giai đoạn. Như vậy khi quy hoạch phân khu được phê duyệt sẽ không cản trở đến việc chuyển đổi đất đai, xây dựng, mở rộng các loại hình sản xuất, kinh doanh khác tăng thu nhập cho người dân và đạt mục tiêu trong phát triển kinh tế, xã hội cho giai đoạn tới.