largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Thuốc lậu rao bán trên facebook, tràn ra đồng ruộng

Thuốc BVTV lậu Trung Quốc, trong đó nhiều hoạt chất độc bị cấm, vẫn tràn vào Việt Nam, rao bán cả công khai lẫn lén lút khiến nông dân dần bị lệ thuộc.

Một vòng kim cô đang xiết chặt trên đầu người nông dân Việt, không có lối thoát bởi nếu đã trót dùng thì các loại khác hầu như vô tác dụng cho đến một ngày bản thân thứ thuốc “thần kỳ” kia cũng bị sâu kháng lại. Hậu quả là bệnh tật tràn lan còn nông sản thì nhiễm độc.

Bài I: Vòng kiểm tra để loại bỏ người cài cắm

Mất cả tết vì mua thuốc trên mạng

“Tôi biết bộ đôi có tên Xuân (Vũ Minh Xuân) và Liên (Nguyễn Thị Liên) qua mạng facebook, thấy họ rao thuốc BVTV Tàu (cách dân gian vẫn gọi hàng xuất xứ Trung Quốc) nên lúc đầu đặt mua 50 gói trị nấm, giá mỗi gói 46.000 đồng, trả tiền trước rồi nhưng khi nhận hàng ở bưu điện lại bắt trả lần hai. Gọi điện thì họ bảo có sự nhầm lẫn, cứ thanh toán sau sẽ trả lại nhưng chờ mãi không thấy nên tôi phải mua thêm 100 gói nữa.

Thuốc nấm

Thuốc nấm "Tàu" mà anh Đức đã mua của Xuân. Ảnh: NNVN.

Tin tưởng, tôi đặt mua tiếp 10 lọ thuốc trị nhện nhãn hiệu Kim Cương, không mở bưu phẩm ra xem, về nhà mới biết là không phải. Gọi điện, họ nói cứ phun loại này không chết sẽ trả lại tiền nhưng phun 8 lọ sau 15 ngày mà nhện vẫn còn nguyên. Thắc mắc thì họ bảo mai sẽ chuyển lại tiền rồi khất lần, khi bảo bận việc nọ, lúc bảo bận việc kia, 3 - 4 tháng sau vẫn không thấy trả.

Thuốc trị nhện

Thuốc trị nhện "Tàu" mà anh Đức mua của Xuân không cho hiệu quả. Ảnh: NNVN.

Rốt cuộc tôi phải phản ánh lên nhóm facebook Hội Mua bán thuốc BVTV-Phân bón-Giống cây trồng, nhờ cả người quen ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đòi, mãi mới thấy chuyển khoản lại 6,3 triệu đồng vào ngày 10/4 vừa qua.

Họ bán qua mạng, đẩy hàng tồn kho, lừa được ai thì cứ lừa khiến tiền mất, tật mang như tôi đây còn mất cả tết nữa bởi thuốc không có nên dịch bệnh xảy ra, đến tận 27 tết mới lấy được ở chỗ khác để phun”.

watermark_zalo-4-1736_20200524_548-115508 (1)
Facebook của Nguyễn Thị Liên đang quảng bá về hàng

Facebook của Nguyễn Thị Liên đang quảng bá về hàng "Tàu", chụp lại màn hình. Ảnh: NNVN.

Anh Bùi Hồng Đức ở xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ bức xúc phản ánh với Báo NNVN. Nửa tin nửa ngờ, chúng tôi tra mạng thì thấy hai nick này cái có địa chỉ ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, cái địa chỉ ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, đều rao bán các loại thuốc BVTV "Tàu" từ rất lâu.

Họ cập nhật gần như hàng ngày với đủ chủng loại như ủ hoa, dưỡng trái, đặc trị phấn trắng đến mặt hàng chủ lực trị nhện đỏ, ghi rõ cả số điện thoại để liên hệ là 0966317888 (Xuân), 0386159331 (Liên). Bên dưới mỗi bài đều có nhiều lượt like (thích), comment (bình luận) và chia sẻ.

Một số còn công khai hình ảnh ship hàng đi những vùng sâu, vùng xa như Sơn La, chở lặc lè đầy thùng xe bán tải.

Trắng trợn hơn nick Vũ Minh Xuân còn dùng một nick khác là Chi Na Chem cũng thường xuyên giới thiệu thuốc "Tàu" và lập ra nhóm công khai “Các sản phẩm thuốc BVTV China” vào ngày 12/5 để quảng bá đủ loại ở trên đó.

Mark Zuckerberg - người sáng lập ra facebook với đủ những luật lệ để mong muốn kết nối, xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn qua không gian số chắc cũng không thể ngờ rằng ở Việt Nam lại có những người dùng nó để bán thuốc độc lậu suốt cả thời gian dài mà không hề bị “sờ gáy” như vậy.

Tuy chào bán công khai nhưng không phải ai cũng có thể mua được loại hàng cấm này mà đều phải trải qua vòng kiểm tra rất ngặt nghèo của các đối tượng để tránh bị cài bẫy. Bởi thế, chúng tôi phải nhờ một nhà vườn tên là V ở tỉnh Bắc Giang để gọi điện cho Liên.

“A lô, có phải là Liên không? Tôi mới xem trên mạng thấy số điện thoại của chị nên gọi để mua ít thuốc trị nhện đỏ của "Tàu". Nói thật chứ vừa rồi ở chỗ tôi cũng có nhiều đại lý nhỏ lẻ bán nhưng lúc thì chai nhựa, lúc thì chai nhôm, phun khi được, khi không, thậm chí quả non còn rụng hết, không biết thật giả thế nào, mang ra đổi cũng không được nên muốn mua tận gốc cho chắc chắn...”.

Cận cảnh một màn chào hàng thuốc Tàu trên mạng, chụp lại màn hình. Ảnh: NNVN.

Cận cảnh một màn chào hàng thuốc Tàu trên mạng, chụp lại màn hình. Ảnh: NNVN.

“Anh tên gì, ở xã nào, huyện nào?”. Liên hỏi. Anh V đáp rồi Liên lại hỏi tiếp: “Ở đó ánh có quen ông A, bà B không?”. Sau khi nghe trả lời đầy đủ các câu hỏi của mình một cách trơn tru, Liên liền xin lỗi rằng đang có chút việc bận, lát nữa sẽ gọi lại. Nếu không phải là người địa phương thì ngay ở công đoạn này anh V đã bị lộ.

Chúng tôi đoán có lẽ Liên nói bận là để hỏi dò một số đầu mối ở xã về ông V. Sau chừng 30 phút, anh V gọi lại, đã tin là khách có nhu cầu thật, Liên trả lời, sẽ cho người gửi hàng đến tận nhà rồi thanh toán tiền mặt…

Sau khi thất bại trong việc nhập vai đại lý muốn mua hàng về bán lẻ kiếm lời nhưng vì Xuân kiểm tra được số điện thoại không phải là của dân buôn ở vùng đó, lần này chúng tôi quyết định nhờ một đại lý thực sự. Thấy số quen, Xuân bắt máy ngay.

Dưới đây là cuộc hội thoại: “Anh ơi, bên anh có hàng nhện "Tàu" phải không? Ừ, bọn anh đang phân phối hàng nhện "Tàu". Em đang bán hàng nhện nội chai 100cc đây nhưng loại vỏ nhôm giá hơi cao không biết hàng nhện "Tàu" giá có hợp lý hơn chút nào không? Của bọn anh cũng không hợp lý hơn đâu bởi chất lượng bao giờ đánh cũng đẹp hơn.

Chai 100cc của bọn anh là bao nhiêu? Của bọn anh nếu hàng chết ngon, bao đẹp là 135.000 đồng/chai… Mỗi kiện là 100 chai, đánh là bao chết luôn chứ không phải nghĩ ngợi gì nhiều. Còn hàng Việt Nam đánh nhiều khi còn lăn tăn bỏ mẹ.

Em lấy hàng thì anh gửi chuyển phát nhanh hay gửi theo xe về? Nói chung là cứ làm sao bọn em nhận được tận tay thì thôi… Giá đó bao gồm cả vận chuyển luôn rồi”.

"Họ công khai rao bán thuốc lậu ở trên facebook mục đích chính là tiếp cận các đại lý cỡ nhỏ và những nhà vườn cỡ lớn”, anh X - một đại lý thuốc ở tỉnh Bắc Giang nhận xét.

Một đại lý tên X ở tỉnh Bắc Giang kể với chúng tôi rằng do bức xúc về nạn thuốc "Tàu" anh đã gọi điện thoại cho cả Xuân và Liên đánh tiếng mua hàng về bán lẻ để xem cách thức họ giao dịch ra sao. Bộ đôi này chỉ chấp nhận hình thức duy nhất là chuyển tiền trước rồi gửi thuốc chứ cương quyết từ chối cho đến trụ sở công ty, gặp mặt để xem hàng. X kể:

Nhóm các sản phẩm thuốc BVTV

Nhóm các sản phẩm thuốc BVTV "Tàu". Ảnh: NNVN.

“Bên Trung Quốc, phía giáp biên có những kho tập kết thuốc BVTV rất lớn, nhiều chủng loại, đa số là hàng phía họ cũng đang kinh doanh. Lại có cả loại hàng Việt Nam đã cấm trong khoảng 10 năm lại đây vì rất độc nhưng người của ta sang đặt mua, đóng lại tem mác nhái hoặc giống hệt như ngày xưa.

Theo tôi Xuân tầm đại lý cấp 1, ở Bắc Giang chưa ai vượt qua được vì có thể đánh hàng trực tiếp từ Trung Quốc về. Quá trình vận chuyển này chắc chắn có sự bảo kê, “làm luật” cho một số lực lượng chức năng bởi nếu không, đến ma túy khó khăn thế còn bắt được nữa là hàng thuốc lậu”.

Cũng theo X, buôn thuốc "Tàu" lợi nhuận rất cao, sỉ lãi cỡ mấy lần giá mua vào, lẻ cũng lãi cỡ mấy lần bán hàng nội.

Một nick mang tên Nguyễn Hoàng đang chào hàng

Một nick mang tên Nguyễn Hoàng đang chào hàng "Tàu" trên mạng. Ảnh: NNVN.

Tuy không bán thuốc "Tàu" vì ngại quản lý thị trường, công an nhưng anh biết rõ thủ đoạn của những người đang đánh hàng này: “Các đại lý bán thuốc "Tàu" hầu hết đều cất giấu ở trong nhà, lực lượng liên ngành chỉ có thể kiểm tra ở khu vực bán hàng, kho đang mở cửa còn kho đang khóa cửa mà nhất là nhà riêng thì không thể.

Muốn lục soát phải có lệnh của tòa án, được viện kiểm soát phê duyệt dựa trên sự đề nghị của công an, khi đến phải mời trưởng thôn chứng kiến rồi mới đọc lệnh. Khi trước bố tôi bán hàng đã có lần công an đến khám nhà bởi có người “xì đểu” tố rằng ông bán thuốc "Tàu" nên tôi nắm rất rõ việc này".

"Thông thường hàng "Tàu" không phải tiếp thị, gạ gẫm gì như hàng Việt mà do nhu cầu của người dân cần, hỏi mua khiến các đại lý phải đi tìm nguồn. Muốn biết rõ chuyện này anh cứ về huyện Lục Ngạn, X nói.

Tại sao Lục Ngạn?

Trước câu hỏi đó của chúng tôi, anh giải thích: “Thứ nhất bởi ở đó có đến mấy trăm đại lý thuốc. Thứ hai bởi nhu cầu dùng thuốc của hàng vạn nhà vườn trong đó không ít là chuộng hàng lậu.

Một chủ vườn ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đang khệ nệ bê rổ vỏ thuốc BVTV dùng trong mấy tháng. Ảnh: NNVN.

Một chủ vườn ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đang khệ nệ bê rổ vỏ thuốc BVTV dùng trong mấy tháng. Ảnh: NNVN.

Ở trong một quần thể đông đúc như thế những việc làm phạm pháp, lén lút đỡ bị “soi” hơn. Ví dụ như một con gà mà thả vào rừng sẽ rất khó đuổi vì có nhiều chỗ để lẩn trốn nhưng thả vào vườn nhỏ thì bắt rất dễ.

Cuối cùng là giao thông rất thuận tiện, tần suất xe từ Trung Quốc sang Lục Ngạn và từ Lục Ngạn sang Trung Quốc đông, đặc biệt vào giai đoạn thu hoạch vải, mỗi ngày cả trăm chiếc. Ai biết đâu một chiếc trong số đó tuồn thuốc lậu sang?”.

Tiếng là huyện nhưng Lục Ngạn lại rộng hơn cả tỉnh Bắc Ninh với 27.000ha cây ăn quả, mỗi năm tiêu thụ khoảng 150 tấn thuốc (trên giấy tờ), tổng giá trị chừng 300 - 350 tỉ chưa kể thuốc lậu.

Trước Trạm BVTV huyện trực thuộc Chi cục BVTV có 3 cán bộ còn không thể đi hết được 225 đại lý thuốc được cấp giấy phép chứ không nói đến những cái nhỏ lẻ hoạt động chui lủi ở vùng sâu, vùng xa.

Nay Trạm sáp nhập vào Trung tâm dịch vụ nông nghiệp cùng với khuyến nông, thú y do huyện quản lý và chỉ còn 1 cán bộ BVTV đang sắp đến tuổi nghỉ hưu. Sợi dây kết nối giữa tỉnh và huyện về BVTV bởi thế không còn chặt chẽ nữa. Đã vậy, cánh tay nối dài bên dưới là cán bộ khuyến nông xã lại đang tan rã.Đóng vai là những nhân viên mới của một công ty thuốc đi khảo sát thị trường chúng tôi tới một số đại lý nhỏ lẻ mà người đầu tiên gặp là H ở xã Tân Quang.

Một chủ vườn ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đang pha thuốc trị nhện của

Một chủ vườn ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đang pha thuốc trị nhện của "Tàu". Ảnh: NNVN.

Anh cho hay, chai thuốc trị nhện "Tàu" nhãn có hình bóng đèn hay dân gọi là "quả lựu đạn" giá nhập về 560.000 - 570.000 đồng, bán lẻ được 700.000 đồng: “Nhà nào lần đầu đánh thuốc "Tàu" còn được dài, những lần sau sẽ ngắn nên thời gian bảo hộ tôi không dám chắc nhưng nó vẫn hơn loại hàng độ linh tinh của nội.

Giờ vườn cam ở hai thôn lớn trong xã bị nhiễm bệnh vàng lá cỡ 70 - 80%, nhiều vườn đã phải đào cả gốc, hơn thế thời tiết đang nắng nóng không có mấy nhện nên bán được ít, mỗi tháng chỉ 50 - 70 lọ chứ dịp cuối năm tôi bán cả trăm lọ”.

Đại lý T ở xã Đồng Cốc vừa bán hàng vừa làm 2ha bưởi trong đó có 700 gốc da xanh 3 năm tuổi, đã bắt đầu cho quả nhưng nhiều cây bị bệnh, trong đó vài chục gốc nặng phải đào bỏ đi với triệu trứng điển hình vàng lá thối rễ: “Trị nhện tôi bán 50% của "Tàu", 50% của nội. Riêng về hàng "Tàu" thường khi nào dân yêu cầu mới điện lấy về chứ không dám cất trữ. Chỗ lấy họ cho chịu bởi tôi cũng không dại gì cầm dao đằng lưỡi, bất đồng ngôn ngữ, không biết đọc hướng dẫn sử dụng chẳng may nhà vườn phun xong cháy hết lá, rụng hết quả bắt đền thì sao?”.

Không chỉ đại lý bán thuốc "Tàu" mà cả dân, nhất là cánh trẻ nhiều người sang làm thuê chăm cam, chăm vải bên kia biên giới lâu dần biết tiếng cũng ôm hàng về bán.Tiếng là mỗi năm bán được dăm tỉ tiền hàng nhưng theo đại lý T không cho dân chịu sẽ không thể bán được. Nếu thuận lợi, được mùa, được giá, xong vụ thu được cỡ 80% nợ nhưng mất mùa chỉ được cỡ 30%, bởi thế xã có 7 đại lý thì 2 đã bỏ: “Họ chở cả xe tải hàng từ biên giới về sau đó xé lẻ đi rao bán dọc đường cho từng đại lý hay bán lẻ cho người trong thôn. Tôi cũng không muốn bán hàng "Tàu" lắm đâu vì khi sâu đã kháng thì không có thuốc gì chữa được nữa, có chết cũng chỉ 30 - 40% nên nhiều nhà vườn lớn giờ đây cũng sợ”.

Ba vấn đề chính của thuốc BVTV "Tàu" nhập lậu1. Độ độc rất cao, nhiều nông dân sau khi sử dụng phản hồi rằng mệt hơn hẳn so với phun các thuốc khác thậm chí là đau đầu, buồn nôn.

2. Sau khi sử dụng sẽ bị lệ thuộc. Bình thường phun các thuốc nhện của Việt Nam thấy tác dụng vẫn được khoảng 80% tuy nhiên sau khi chuyển sang nhện "Tàu" mà quay lại dùng là gần như không có tác dụng do hiện tượng kháng.

Điều nguy hiểm hơn, các thuốc "Tàu" này ban đầu sử dụng rất tốt nhưng sau một vài lần sẽ mất hiệu lực nhanh hơn thông thường khiến cho nông dân liên tục phải tìm kiếm thuốc mới mà vẫn bị mất mùa.

3. Thông thường thuốc có độ độc càng cao thì thời gian phân hủy càng lâu. Không ai có thể biết được dư lượng để lại của thuốc lậu trên nông sản kéo dài bao lâu vì gần như không thể phân tích nếu không biết được thành phần hoạt chất.

Hiện tại, các vùng cây ăn quả, hoa, vùng rau, thậm chí cả rau an toàn nông dân sử dụng các thuốc kiểu này khá nhiều. Khi test dư lượng thuốc BVTV cũng chỉ có thể test một số hoạt chất trong danh mục, những chất không nằm trong diện kiểm tra thì không có chất thử và không thể phát hiện được.

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

16/01/2024 11:17

Nông dân Trà Vinh đang bước vào thu hoạch mía niên vụ 2023-2024, bà con rất phấn khởi vì được cả mùa lẫn giá. Đây là năm thứ 02 liên tiếp người trồng mía tại đây có lãi cao, sau chục năm bị thua lỗ.

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

16/01/2024 10:15

Từ cuối năm 2023 đến nay, nông dân trồng chuối ở H.Trảng Bom liên tiếp nhận tin kém vui về mã số vùng trồng, phân bón và hiện tại là giá chuối chỉ còn 1-2,5 ngàn đồng/kg. Đã có nhà vườn chấp nhận băm chuối ủ làm phân vì giá quá thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

13/01/2024 15:45

Vài tuần trở lại đây, giá chuối cấy mô xuất khẩu rơi theo chiều thẳng đứng, hiện chỉ còn 1-2 ngàn đồng/kg. Nhiều nông dân trồng chuối xuất khẩu như “ngồi trên lửa” vì giá bán rẻ như cho nhưng vẫn khó gọi được thương lái đến mua.

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

12/01/2024 16:30

Một người nông dân đã có bước đi táo bạo trên đất quê. Tận dụng thuận lợi của thời tiết, khí hậu, ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Phú Hiệp 1, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh đã xây dựng mô hình sản xuất cà phê chồn, từng bước nâng cao giá trị hạt cà phê, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

12/01/2024 10:08

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và mua làm quà biếu của người dân và du khách, ngư dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng hải sản khô và sản phẩm chế biến đảm bảo chất lượng...

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

12/01/2024 07:06

 Ngày 10/1, UBND huyện Xuyên Mộc tổ chức hội nghị kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

09/01/2024 17:34

Chiều 8/1, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) đã bàn giao Hệ thống máy xay xát thực hiện mô hình liên kết điểm cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh (huyện Long Điền).

Thấp thỏm thanh long vụ tết

Thấp thỏm thanh long vụ tết

08/01/2024 08:45

Từ đầu tháng 10 Âm lịch trở lại đây, nông dân tỉnh Bình Thuận bước vào cao điểm chong đèn thanh long vụ tết trong nỗi thấp thỏm... thanh long rớt giá.

 Xuất bán 267.000 tấn ‘vàng đen’, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ

 Xuất bán 267.000 tấn ‘vàng đen’, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ

06/01/2024 10:58

Nước ta xuất bán tổng lượng “vàng đen” lên đến 267.000 tấn trong năm 2023. Theo đó, Việt Nam là quốc gia cung cấp “vàng đen” lớn nhất vào thị trường Mỹ.

“Thủ phủ” nghề làm hải sản khô Gành Hào vào mùa Tết

“Thủ phủ” nghề làm hải sản khô Gành Hào vào mùa Tết

05/01/2024 21:22

Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu không chỉ được biết đến với nghề khai thác hải sản phát triển mạnh mà còn là một trong những “thủ phủ” làm khô ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.