| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Thứ ba, 27/09/2022, 15:30 PM
  • Click để copy

Thị trường nội rơi vào tay 'ông lớn ngoại': Thức ăn chăn nuôi trong nước không có 'cửa'

Với sản lượng 20 triệu tấn/năm, ngành chế biến thức ăn chăn nuôi của VN được cho là lớn nhất Đông Nam Á, nhưng 60% thị phần lại do một nhóm các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài chi phối.

Thống kê của Cục chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết ngành thức ăn chăn nuôi (TACN) có 265 công ty. Trong đó, khối doanh nghiệp (DN) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dù chỉ có 89 DN nhưng sản lượng chiếm tới 60% toàn ngành.

Đại lý cũng ưu tiên bán cho DN ngoại

Ông Dương Văn Sẻn (làm nghề nuôi tôm, ở xã Hòa Tú 1, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) kể ở vùng này đại lý bán TACN thì nhiều nhưng sản phẩm chỉ quanh quẩn mấy cái tên quen thuộc của nước ngoài như C.P, Cargill, De Heus hay Japfa… Hỏi thì đại lý tư vấn là các thương hiệu thức ăn này tốt, hiệu quả cao nhưng theo ông Sẻn, đại lý luôn ưu tiên bán hàng cho các DN có chiết khấu cao và ưu đãi lớn.

“Bằng chứng là người nuôi tôm thì có năm thất năm trúng chứ đại lý thì chỉ ngày càng giàu thêm. Nhưng cũng phải nói thật, một ao tôm là bao nhiêu vốn liếng trong đó, bây giờ bảo sử dụng thức ăn của một công ty mới mình cũng không dám mạo hiểm”, ông Sẻn nói.

Chế biến thức ăn chăn nuôi của VN “thua đậm trên sân nhà” QUANG THUẦN

Chế biến thức ăn chăn nuôi của VN “thua đậm trên sân nhà” QUANG THUẦN

Đó có lẽ cũng là suy nghĩ của hầu hết người chăn nuôi ở nhiều lĩnh vực khác theo quy mô nông hộ ở VN. Ở phân khúc chăn nuôi công nghiệp, các DN FDI cũng chiếm tỷ lệ chi phối, nên việc họ thống lĩnh thị trường TACN là điều đương nhiên.

Sau dịch Covid-19, trong khi nhiều ngành kinh tế đang đối mặt khó khăn thì các DN ngành TACN vẫn khá lạc quan khi có tới 57% DN đánh giá tăng trưởng khả quan và tốt hơn một chút so với trước, có hơn 14% đánh giá duy trì tốc độ tăng trưởng và 28,6% đánh giá tăng trưởng sẽ thấp hơn một chút. Về trung và dài hạn, thị trường TACN của VN được dự báo tiếp tục tăng trưởng ở mức khá cao.

Tiềm năng phát triển của thị trường chăn nuôi và TACN VN lớn đến mức độ nào? Về điều này, có lẽ không ai rõ hơn Tập đoàn De Heus (Hà Lan). De Heus vừa mạnh tay mua lại 14 nhà máy TACN từ Masan. Thương vụ hoàn tất đầu năm nay biến De Heus trở thành DN sản xuất TACN lớn nhất VN với 22 nhà máy và VN cũng thành “đại bản doanh” của họ tại châu Á.

Trước De Heus, Tập đoàn C.P (Thái Lan) chính là gã khổng lồ tại thị trường VN với thị phần thời điểm cao nhất lên đến khoảng 20%. Bên cạnh 2 gã khổng lồ trên, có nhiều tên tuổi lớn làm ăn rất hiệu quả như Cargill (Mỹ) năm 2020 lãi sau thuế đến 939 tỉ đồng, tăng 46% so với năm 2019 hay như Japfa (Indonesia) lợi nhuận sau thuế năm 2020 đạt 1.964 tỉ đồng tăng gấp 3,4 lần so với năm 2019.

Chăn nuôi VN chỉ đạt trình độ… làm thuê

Với vai trò là một nhà thương mại nông sản, một đầu mối cung cấp nguyên liệu TACN nhập khẩu, ông Trần Vũ Khánh, Giám đốc Công ty Hiệp Quang Agro ở TP.HCM, phân tích: Có 3 nguyên nhân chính làm cho DN VN thất thế trước FDI trên sân nhà. Thứ nhất, DN nước ngoài có thế mạnh về trường vốn. Thứ hai, sở hữu công nghệ mang tính dẫn dắt . Thứ ba, quan trọng nhất là giá cả nguyên liệu đầu vào.

Theo đó, các thương hiệu dẫn đầu thị trường VN hiện tại đều là các thương hiệu toàn cầu. Đặc biệt, một số còn đến từ những quốc gia có nền chăn nuôi phát triển rất cao như Hà Lan, Mỹ hay Hàn Quốc. Họ không chỉ phát triển một ngành hay một chuỗi giá trị mà là cả một hệ sinh thái ngành chăn nuôi từ con giống, thức ăn, thuốc thú y, rồi chăn nuôi, chế biến sản phẩm sau chăn nuôi. Là những tập đoàn toàn cầu, có lịch sử phát triển lâu đời nên sức mạnh về vốn, trình độ khoa học công nghệ, kiến thức sâu và mạng lưới kết nối rộng, nên họ luôn đi đầu và bỏ lại DN Việt một khoảng cách rất xa.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khiến ngành chế biến TACN VN không thể cạnh tranh nổi là do nhập khẩu nguyên liệu. Tại VN, chi phí thức ăn chiếm khoảng 80 - 85% giá thành chăn nuôi, trong khi nguồn cung TACN nhập khẩu lên đến 70 - 80% với các mặt hàng ngô, lúa mì, đậu tương…

Thế nên, giá thành TACN của DN trong nước không có “cửa”. Chưa kể DN FDI còn có lợi thế khi họ có thể đàm phán các hợp đồng lớn với giá rất cạnh tranh so với DN VN. “Mỗi tấn nguyên liệu nhập vào chỉ cần rẻ hơn chúng ta 5 - 10 USD/tấn là coi như DN VN thua rồi”, ông Khánh cho biết và nói thêm cũng có một số DN VN đàm phán giá mua nguyên liệu rất tốt, tốt hơn cả DN FDI nhưng nhiều khi cái “khéo” DN Việt lại không đồng nghĩa với uy tín lâu dài trên thương trường nên lại rất khó phát triển ổn định.

Vẫn biết nhận diện những điểm mạnh và điểm yếu đó để khắc phục và phát triển, tuy nhiên theo ông Khánh, ngành TACN của VN đang rơi vào câu chuyện luẩn quẩn “con gà và quả trứng”. Để có trường vốn mạnh thì đòi hỏi DN phải làm ăn hiệu quả. Để làm ăn hiệu quả thì cần có kiến thức, kinh nghiệm, đầu tư vào khoa học công nghệ… Nhưng để có được những yếu tố này thì lại liên quan tới vấn đề vốn, thời gian và chính sách hỗ trợ của chính phủ.

Đề cập đến ngành chăn nuôi và chế biến TACN, ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam bộ, thừa nhận: “Mình thua rồi. Giờ chỉ biết chấp nhận đi làm thuê cho DN nước ngoài thôi”.

Theo ông Ngọc, những năm qua, một số đại gia VN cũng nhìn thấy tiềm năng lớn trong lĩnh vực này, bên cạnh đó cũng có thể là sự tự hào dân tộc nên bỏ vốn đầu tư. Tuy nhiên, thực tế ngay cả “ông lớn” Masan cũng phải chấp nhận bán lại 14 nhà máy TACN cho nước ngoài. Trước đây, thương hiệu Con Cò cũng bán cho nước ngoài.

“Vì sao như vậy? Vì họ thật sự có kiến thức, công nghệ và kinh nghiệm trong những lĩnh vực này. Mà chăn nuôi bây giờ là một ngành khoa học về con giống và dinh dưỡng vật nuôi chứ không còn đơn thuần là một ngành kinh tế. Trình độ của DN FDI đã ở một khoảng cách rất xa so với DN VN. Tôi phải thành thật mà nói, bây giờ họ không cần quảng cáo tiếp thị gì thì người ta cũng mua hàng của họ vì người ta nhận thấy hiệu quả của sản phẩm. Nhìn ngược lại ngành chăn nuôi, chúng ta thấy sự manh mún nhỏ lẻ và lạc hậu đến mức mới đây, Singapore đang có nhu cầu nhập khẩu thịt gà trong khi VN đang thừa gà mà không có một trại nào đủ tiêu chuẩn để xuất. Rất đáng buồn!”, ông Ngọc nói.

Trong 6 tháng đầu năm nay, sản lượng TACN công nghiệp ước đạt 10,5 triệu tấn tương đương so với 6 tháng đầu năm 2021; trong đó thức ăn cho heo chiếm khoảng 55% tổng sản lượng toàn ngành, tăng khoảng 13,2% so với năm trước.

BR-VT: Điểm danh những gói thầu của Tân Ngọc Tuấn tại Xuyên Mộc

BR-VT: Điểm danh những gói thầu của Tân Ngọc Tuấn tại Xuyên Mộc

09/05/2025 12:15

Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị huyện Xuyên Mộc (BR-VT) vừa phê duyệt cho Công ty TNHH Xây dựng Tân Ngọc Tuấn trúng liên tiếp 2 gói thầu xây dựng, với tổng giá trị hơn 2 tỷ đồng…

Vượt 3 đối thủ, Cty Hải Hoàng Dương thắng thầu tại Cấp nước Thủ Đức

Vượt 3 đối thủ, Cty Hải Hoàng Dương thắng thầu tại Cấp nước Thủ Đức

09/05/2025 11:10

Liên tiếp trúng nhiều gói thầu tại TP HCM, Công ty TNHH Hải Hoàng Dương khẳng định vị thế trong lĩnh vực hạ tầng cấp nước, với hơn 63 gói thầu thành công, gần nhất là gói thầu trúng tại Cấp nước Thủ Đức.

Tây Ninh công bố kết quả đấu thầu nâng cấp hẻm Nguyễn Văn Rốp

Tây Ninh công bố kết quả đấu thầu nâng cấp hẻm Nguyễn Văn Rốp

09/05/2025 11:05

Gói thầu thi công xây dựng thuộc dự án Nâng cấp hẻm 4, đường Nguyễn Văn Rốp, phường IV hơn 3,8 tỷ đồng được trao cho Công ty TNHH Hiệp Ninh, thời gian thực hiện 180 ngày.

Bến Tre: Cty Đại Phúc trúng gói thầu hơn 14 tỷ làm đường ĐX.03

Bến Tre: Cty Đại Phúc trúng gói thầu hơn 14 tỷ làm đường ĐX.03

09/05/2025 10:38

Chào thầu giá thấp nhất, ít đối thủ cạnh tranh, công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Xây dựng Đại Phúc không quá khó khăn để về đích tại gói thầu Thi công xây dựng thuộc dự án Đường ĐX.03, xã Tân Thanh.

Bình Định: Gói thầu sửa chữa QL19B hơn 10 tỷ đồng về tay ai?

Bình Định: Gói thầu sửa chữa QL19B hơn 10 tỷ đồng về tay ai?

09/05/2025 10:20

Gói thầu Xây lắp công trình, thuộc dự án sửa chữa Quốc lộ 19B vừa được Sở Xây dựng tỉnh Bình Định “trao” cho Công ty TNHH Xây dựng Tổng hợp Minh Thảo, với giá hơn 10 tỷ đồng.

Cà Mau: Không đối thủ cạnh tranh, Cty Quyền Đăng “ẵm trọn” gói thầu tiền tỷ

Cà Mau: Không đối thủ cạnh tranh, Cty Quyền Đăng “ẵm trọn” gói thầu tiền tỷ

09/05/2025 06:25

Một gói thầu trị giá hơn 4 tỷ đồng tại huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) chỉ có duy nhất một nhà thầu tham dự và trúng thầu – đó là Công ty TNHH MTV Quyền Đăng.

Vĩnh Long: Xây dựng KVK trúng gói thầu nâng cấp hệ thống thoát nước gần 4,6 tỷ

Vĩnh Long: Xây dựng KVK trúng gói thầu nâng cấp hệ thống thoát nước gần 4,6 tỷ

08/05/2025 17:20

Là nhà thầu duy nhất dự gói xây lắp số 01, Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng KVK (Xây dựng KVK ) được Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Vĩnh Long công bố trúng thầu với giá gần 4,6 tỷ đồng…

Cà Mau: Cty Như Thịnh thắng dễ gói thầu nâng cấp đường GTNT hơn 4 tỷ

Cà Mau: Cty Như Thịnh thắng dễ gói thầu nâng cấp đường GTNT hơn 4 tỷ

08/05/2025 12:37

Một mình tham dự, Công ty TNHH XD Như Thịnh dễ dàng về đích gói thầu số 05: Thi công xây dựng, thuộc dự án “Nâng cấp, mở rộng đường và cầu giao thông nông thôn tuyến bờ Nam kênh Kiểm Lâm Ngoài, xã Trần Hợi”

TP HCM: Năng lực nhà thầu trúng gói thiết kế nội thất phòng họp BV Răng Hàm Mặt

TP HCM: Năng lực nhà thầu trúng gói thiết kế nội thất phòng họp BV Răng Hàm Mặt

08/05/2025 08:41

Dù dự thầu giá cao hơn hai đối thủ, Công ty Tiến Hưng đã được phê duyệt trúng gói thầu thiết kế, trang trí nội thất phòng họp giao ban lầu 7 tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh.

Tấn Lộc trúng 3 gói thầu lớn tại Ban QLDA &PTQĐ TP Mỹ Tho

Tấn Lộc trúng 3 gói thầu lớn tại Ban QLDA &PTQĐ TP Mỹ Tho

07/05/2025 18:28

Công ty TNHH Xây dựng Cầu đường Tấn Lộc trúng 3 gói thầu tại Ban QLDA Phát triển quỹ đất TP Mỹ Tho, tổng giá trị hơn 18 tỷ đồng. Cả ba gói đều thuộc lĩnh vực thi công hạ tầng giao thông.