Tăng nóng gần 2 năm qua, mặt hàng 'thiết yếu của thiết yếu' này đã hạ nhiệt cuối năm 2021
Sự gián đoạn chuỗi cung ứng và nhu cầu giảm mạnh khiến lượng máy PC bán ra giảm trong quý 4 năm 2021

Doanh số sản phẩm máy tính cá nhân trên toàn cầu đã giảm gần 5% năm trong quý 4 năm 2021, đánh dấu kết thúc cho sự bùng nổ doanh số các thiết bị này do đại dịch Covid-19 gây ra.
Theo báo cáo mới của Gartner, hãng nghiên cứu có trụ sở tại Connecticut, doanh số bán PC trên toàn thế giới đã vượt 88,3 triệu chiếc trong giai đoạn tháng 10-12, ít hơn khoảng 4,6 triệu chiếc so với cùng kỳ năm 2020.
Mikako Kitagawa, giám đốc nghiên cứu của Gartner, cho biết: "Sự sụt giảm mạnh của thị trường PC Mỹ, do các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng và sự sụt giảm nhu cầu đối với Chromebook đã khiến doanh số quý này chậm lại. Điều này có thể báo hiệu cho sự kết thúc của giai đoạn tăng trưởng lớn và bất ngờ về nhu cầu PC do đại dịch".
Quý IV là lần đầu tiên sau sáu quý liên tiếp doanh số PC liên tục tăng trưởng. Trong các quý trước, các nhà cung cấp đã báo cáo doanh số bán hàng tăng lên khi nhiều doanh nghiệp và tổ chức giáo dục chuyển sang hoạt động từ xa.
Nhưng sự sụt giảm được cho chỉ làm dịu đi đôi chút đà tăng trưởng của thị trường PC, khi lượng xuất xưởng cao nhất kể từ năm 2013. Doanh số PC tăng gần 10% lên 339,8 triệu chiếc vào năm 2021.
"Trong thời kỳ đại dịch, tăng trưởng doanh số được hỗ trợ bởi giá bán trung bình tăng, dẫn đến doanh thu cao hơn và thị trường nói chung lành mạnh hơn. Lượng PC bán ra hàng năm dự kiến sẽ không giảm xuống mức trước đại dịch trong ít nhất hai đến ba năm", bà Kitagawa nói.
Mặc dù có doanh số giảm 12% trong quý 4 nhưng Lenovo vẫn dẫn đầu thị trường PC với 24,6% thị phần. Công ty công nghệ Trung Quốc đã bán được hơn 21 triệu chiếc, ít hơn khoảng 2,9 triệu chiếc so với 3 tháng cuối năm 2020.
Đây là lần sụt giảm doanh số quý đầu tiên của công ty kể từ quý 1 của năm 2020. Nguyên nhân được cho là do thị trường Mỹ chậm lại, nhu cầu Chromebook thấp và các vấn đề chuỗi cung ứng, cản trở khả năng cung cấp PC của Lenovo cho khách hàng doanh nghiệp,
HP có doanh số bán hàng giảm gần 4,2%, chiếm vị trí thứ hai với 21,1% thị phần trong quý trước. Hãng đã bán được hơn 18,6 triệu chiếc trong khoảng thời gian này.
Một nhà sản xuất PC khác của Mỹ là Dell đã giành được thị phần trong giai đoạn này sau khi tăng trưởng quý thứ năm liên tiếp. Theo Gartner, lần đầu tiên trong lịch sử công ty, lượng PC xuất xưởng của hãng đã vượt 17,1 triệu máy. Động lực tăng trưởng của Dell đến từ hoạt động kinh doanh mạnh mẽ ở Châu Mỹ Latin, Châu Á Thái Bình Dương và Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi. Dell chiếm 19,5% thị phần toàn cầu.
Tại khu vực Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi, lượng xuất xưởng PC tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên tổng số 26 triệu chiếc, mức cao nhất trong 5 năm. Báo cáo cho biết, sự tăng trưởng này được dẫn dắt bởi nhu cầu PC kinh doanh cùng với sự phục hồi kinh tế và xã hội ngày càng tăng, khi nhiều doanh nghiệp, trường học và trường đại học bắt đầu quay trở lại hoạt động trực tiếp.
Không tính Nhật Bản, thị trường Châu Á - Thái Bình Dương tăng 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường PC tại Mỹ quý 4 năm 2021 đã có quý thứ hai liên tiếp sụt giảm hai con số, với lượng xuất xưởng giảm 24,2% mỗi năm.
Gartner dự đoán nhu cầu PC sẽ chậm lại trong ít nhất hai năm tới, nhưng khối lượng giao hàng hàng năm được dự đoán sẽ không giảm xuống như mức trước đại dịch.
Bà Kitagawa nói: "Đại dịch đã thay đổi đáng kể hành vi của người dùng máy tính cá nhân và doanh nghiệp, vì mọi người phải áp dụng những cách làm việc và sinh hoạt mới chẳng hạn như kiểu làm việc từ xa hoặc kết hợp, tham gia các khóa học trực tuyến và giao tiếp với bạn bè gia đình trực tuyến".
Tham khảo: The National News
Khối ngoại giảm bán ròng, kỳ vọng VN30 sớm vượt mức kháng cự 1.285 điểm
Xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, Yuanta Việt Nam khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục, tận dụng nhịp điều chỉnh để mua vào.
Công ty Đường Man: Lỗ 4 năm liên tiếp, nợ trái phiếu chồng chất
Công ty Cổ phần Đường Man tiếp tục chìm trong thua lỗ với khoản lợi nhuận sau thuế âm hơn 50,7 tỷ đồng trong năm 2023, đánh dấu năm thứ 4 liên tiếp kết quả kinh doanh âm của doanh nghiệp này.
8.100 lượng vàng được bán ra, NHNN nỗ lực bình ổn thị trường vàng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức thành công phiên đấu thầu vàng miếng thứ 6 vào ngày 14/5, qua đó bán ra 8.100 lượng vàng, tương đương 81 lô.
TP. HCM: Ít cạnh tranh, Công ty Dương Linh trúng gói thầu gần 1,4 tỷ
Theo Kết quả lựa chọn nhà thầu đã công bố ngày 6/5/2024, Công ty TNHH Địa ốc Xây dựng Dương Linh là nhà thầu duy nhất tham gia và trúng gói thầu xây lắp gần 1,4 tỷ đồng, tại TP. Thủ Đức (TP. HCM)…
Một ngày, Vạn Phú Thịnh trúng liền 4 gói thầu xây lắp tại TP.Thủ Đức
Chỉ trong ngày 13/7/2023, Công ty TNHH Tư vấn xây dựng địa ốc Vạn Phú Thịnh đã trúng 4 gói thi công xây dựng, tại TP. Thủ Đức (TP. HCM) với tổng giá trị hơn 5,6 tỷ đồng…
Công ty Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững kỷ lục trúng thầu 100%?
Chưa trượt gói thầu nào kể từ khi gia nhập mạng đấu thầu Quốc gia đến nay. Liệu Công ty TNHH Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững phong độ tại gói thầu gần 1,5 tỷ chỉ duy nhất doanh nghiệp này tham dự?
Một doanh nghiệp trúng gói thầu gần 3 tỷ Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước
Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Nguyễn Văn Trãi vừa được Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước công bố trúng gói thầu xây dựng, thuộc công trình - Trường THCS Lê Quý Đôn, có giá gần 3 tỷ đồng.
SSI dự báo doanh thu thuần của NT2 năm 2024 giảm 54,5%
CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) được dự đoán cải thiện sản lượng điện trong Q2/2024, đón đầu mùa cao điểm về điện trên toàn quốc. Tuy nhiên, do hạn chế sản lượng theo hợp đồng, NT2 có thể thua lỗ 255 tỷ đồng.
Nhiều lỗi vi phạm, Năng lượng Bắc Phương bị phạt 77 triệu đồng
CTCP Năng lượng Bắc Phương vừa nhận quyết định xử phạt hành chính hơn 77 triệu đồng từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với lý do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin.
NSH Petro bị cưỡng chế thuế 1.000 tỷ, Hội đồng quản trị 'nhịn' lương
CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như: lỗ nặng, bị cưỡng chế thuế. HĐQT từ chối nhận thù lao để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.