largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Sản xuất xi măng 'thèm' bùn thải sông Tô Lịch nhưng vướng cơ chế

Theo các chuyên gia, khi công nghệ thay đổi đã đến lúc xem xét đưa sản xuất xi măng vào quy hoạch bảo vệ môi trường, không mãi coi ngành này là “kẻ huỷ diệt” môi trường.

Làm chủ công nghệ dùng rác thải sản xuất xi măng

Ông Phạm Văn Nhận, Thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) trong một buổi làm việc mới đây với Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã mạnh dạn đề xuất: Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan nghiên cứu bổ sung các đơn vị sản xuất xi măng thuộc quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh để được tham gia đồng xử lý chất thải; sửa đổi quy chuẩn QCVN 41:2011/BTNMT cho phép các đơn vị sản xuất xi được xử lý chất thải công nghiệp thông thường và đồng xử lý chất thải nguy hại.

Rác thải công nghiệp thông thường được đưa vào dây chuyển sản xuất xi măng tại Nhà máy xi măng Bút Sơn LÊ QUÂN

Rác thải công nghiệp thông thường được đưa vào dây chuyển sản xuất xi măng tại Nhà máy xi măng Bút Sơn LÊ QUÂN

VICEM cũng kiến nghị bộ, ngành xem xét từng bước thí điểm xây dựng thị trường chất thải công nghiệp thông thường cạnh tranh; xây dựng quota phát thải chất thải, hình thành cơ chế tự phân loại, sơ chế chất thải tại nguồn khi thị trường tín dụng rác thải đi vào hoạt động; xây dựng, bổ sung quy định, chỉ dẫn về việc dán nhãn hiệu sản xuất xanh, thân thiện môi trường.

Nghiên cứu bổ sung cơ chế, chính sách rõ ràng, cụ thể chi phí xử lý cho từng loại chất thải, tro, xỉ, thạch cao nhân tạo… công bố công khai để thu hút, thúc đẩy, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn phát thải.

Theo các chuyên gia, không phải bỗng dưng, VICEM kiến nghị táo bạo như vậy để ôm rác về. Bí quyết công nghệ biến rác thải, bùn thải, chất thải công nghiệp thông thường thành nguyên, nhiên liệu trong sản xuất xi măng đã được người Việt làm chủ.

Một chuyên gia, cũng là một lãnh đạo từng gắn bó nhiều năm với VICEM cho biết, từ năm 2019 đến nay, VICEM và một số đơn vị thành viên đã thử nghiệm và thành công chương trình xử lý rác thải, bùn thải làm nhiên, nguyên liệu thay thế trong sản xuất clinker, xi măng.

Bùn thải lắng ở đáy sông Tô Lịch, hồ Tây... đều là nguyên liệu sản xuất xi măng tốt LÊ QUÂN

Bùn thải lắng ở đáy sông Tô Lịch, hồ Tây... đều là nguyên liệu sản xuất xi măng tốt LÊ QUÂN

Năm 2020, VICEM đã xử lý bùn thải tại 5 dây chuyền thuộc 4 đơn vị sản xuất xi măng (Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Bút Sơn, Hạ Long, Hà Tiên 1) với tổng khối lượng 15.000 tấn bùn thải. Năm 2021 là hơn 70.000 tấn bùn thải, giúp thay thế 3 - 5% nguyên liệu sét. Kế hoạch năm 2022 toàn VICEM xử lý là 86.000 tấn bùn thải.

Vướng chính cơ chế trong nước

Dù đạt được thành công, làm chủ công nghệ biến rác thành nguyên, nhiên liệu như vậy nhưng đến nay VICEM nói riêng, ngành sản xuất xi măng ở Việt Nam nói chung vẫn khó tiếp cận nguồn rác thải, bùn thải, chất thải công nghiệp thông thường… Tức là khó tiếp cận nguồn nguyên, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất. Đáng tiếc hơn là trong bối cảnh xu thế thế giới cũng như Chính phủ lại đang chủ trương phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, coi rác thải là tài nguyên.

“Nếu đã coi rác thải là tài nguyên thì đã đến lúc cơ quan quản lý nhà nước cần tạo cơ chế mở hơn, giúp sản xuất xi măng đang làm chủ công nghệ có thể dễ dàng tiếp cận nguồn nguyên, nhiên liệu. Không nên giữ mãi quan niệm cũ đó là gây ô nhiễm môi trường về một ngành sản xuất đã có bước đột phá mạnh công nghệ, có thể làm sạch môi trường”, vị chuyên gia này nói.

Mùn cưa được trộn theo tỉ lệ với rác thải công nghiệp thông thường có thể thay thế 1 phần than trong quá trình sản xuất xi măng LÊ QUÂN

Mùn cưa được trộn theo tỉ lệ với rác thải công nghiệp thông thường có thể thay thế 1 phần than trong quá trình sản xuất xi măng LÊ QUÂN

Cũng theo chuyên gia này, khi công nghệ thay đổi đột phá thì cấp lãnh đạo cũng cần đổi mới mạnh mẽ, tạo điều kiện cho kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh phát triển. Cụ thể, cần từng bước hạn chế, rồi tiến tới xoá bỏ chôn lấp rác thải – tài nguyên như hiện nay, rất lãng phí, gây ô nhiễm môi trường mà vẫn tốn kém tiền ngân sách để chôn. Cần phân loại rác từ đầu nguồn. Sau đó, sẽ thấy loại nào làm phân hữu cơ, loại nào làm nguyên, nhiên liệu sản xuất xi măng…

“Đơn cử, sản xuất xi măng ở VICEM rất thèm bùn thải lắng ở đáy sông Tô Lịch, hồ Tây, hồ Yên Sở do quá trình thử nghiệm đã dùng làm nguyên liệu, cho kết quả không ảnh hưởng đến chất lượng xi măng. Nhưng khi tiếp cận để đưa vào sản xuất thì lại vướng cơ chế. Sau đó, VICEM đã xử lý bùn của các làng nghề nhôm, sắt ở Bắc Ninh, Hà Nam. Trong lò 1.000 độ C, bùn cháy sinh ra nhiệt khác và nó trở thành nguyên liệu rất tốt”, vị chuyên gia nói phân tích thêm và cho biết tại Nhật Bản, các nhà máy xi măng không tốn tiền mua rác thải. Còn ở ta, vẫn phải trả tiền mua rác, chứ công nghệ đã làm chủ rồi thì không thể chờ miễn phí đầu vào nguyên, nhiên liệu.

Dù làm chủ công nghệ biến bùn thải, rác thải công nghiệp thông thường... thành xi măng nhưng VICEM vẫn khó tiếp cận nguồn nguyên, nhiên liệu này trong khi Chính phủ chủ trương phát triển kinh tế tuần hoàn LÊ QUÂN

Dù làm chủ công nghệ biến bùn thải, rác thải công nghiệp thông thường... thành xi măng nhưng VICEM vẫn khó tiếp cận nguồn nguyên, nhiên liệu này trong khi Chính phủ chủ trương phát triển kinh tế tuần hoàn LÊ QUÂN

TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ TN-MT cho rằng, trong phát triển bền vững, đầy mạnh kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh thì không còn gì gọi là rác vì đầu ra của ngành này lại là đầu vào của ngành khác. Nhưng để làm được như vậy, cần phải có rõ ràng về cơ chế chính sách, định hướng, kỹ thuật, công nghệ, ý thức cộng đồng và việc tổ chức bài bản, phù hợp hoàn cảnh thực tế.

Hiện nay, theo ông Tùng phần lớn rác thải thu gom được vẫn đang xử lý theo kiểu truyền thống là: chôn lấp, đếm tấn lấy tiền xử lý từ ngân sách. Như vậy, vừa lãng phí tài nguyên, lại tốn kém tiền của và gây ô nhiễm môi trường. Có nhiều cách xử lý rác thải rất khoa học, tận dụng tái chế tài nguyên, mang lại nguồn lợi lớn cho xã hội, lại giảm ô nhiễm môi trường.

Thực tế, nhiều nước trên thế giới đã làm, cho hiệu quả tốt như nhà máy đốt rác phát điện; xử lý rác thải trong lò đốt của nhà máy sản xuất xi măng, luyện thép; rác thải làm đầu vào trong nhà máy sản xuất phân bón…

Cách sử dụng máy sưởi điện an toàn, tiết kiệm điện năng khi thời tiết rét buốt

Cách sử dụng máy sưởi điện an toàn, tiết kiệm điện năng khi thời tiết rét buốt

28/01/2024 09:44

Hiện nay thời tiết ở miền Bắc đang rất rét, có nơi xuống âm độ khiến nhiều gia đình lựa chọn máy sưởi điện. Tuy nhiên khi dùng sản phẩm này cần đảm bảo đúng cách để đảm bảo an toàn, tiết kiệm điện năng.

Bán vé số Tết: Miền Tây đắt như tôm tươi, TP.HCM thấp thỏm lo

Bán vé số Tết: Miền Tây đắt như tôm tươi, TP.HCM thấp thỏm lo

27/01/2024 09:30

Theo những người bán vé số, dịp Tết tại miền Tây bán rất đắt, không đủ vé để bán, trong khi khu vực TP.HCM và Đông Nam Bộ, người lao động về quê hết nên vé số sẽ bị dư.

Bổ sung hàng chục ngàn vé máy bay tết

Bổ sung hàng chục ngàn vé máy bay tết

26/01/2024 16:45

Vietjet Air là hãng mới nhất bổ sung hơn 700 chuyến bay với hàng trăm ngàn chỗ. Vietnam Airlines thuê thêm 4 máy bay phục vụ nhu cầu tết.

An Giang: DN An Thịnh “chắc tay” gói thầu xây dựng điểm trường gần 20 tỷ?

An Giang: DN An Thịnh “chắc tay” gói thầu xây dựng điểm trường gần 20 tỷ?

26/01/2024 14:02

BQLDA ĐTXD khu vực huyện Châu Phú đã mở E-HSDXKT Gói thầu số 17: Thi công xây lắp các điểm trường tiểu học thuộc các xã Bình Thủy, Bình Mỹ, Đào Hữu Cảnh và thị trấn Cái Dầu. Duy nhất Công ty An Thịnh dự thầu…

Chốt sổ 2023, cây ‘châu báu’ này mang về cho Việt Nam 3 tỷ USD: Sản lượng top 3 thế giới, Trung Quốc giá nào cũng mua

Chốt sổ 2023, cây ‘châu báu’ này mang về cho Việt Nam 3 tỷ USD: Sản lượng top 3 thế giới, Trung Quốc giá nào cũng mua

26/01/2024 11:33

Hiện Việt Nam trở thành 1 trong 3 quốc gia đứng đầu ngành hàng này.

TP.HCM yêu cầu nộp hơn 2.200 tỉ đồng, vì sao Công ty Tân Thuận xin hoãn?

TP.HCM yêu cầu nộp hơn 2.200 tỉ đồng, vì sao Công ty Tân Thuận xin hoãn?

26/01/2024 08:25

Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) xin hoãn nộp hơn 2.200 tỉ đồng khoản chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ theo yêu cầu của UBND TP.HCM.

Giá xăng tăng gần 1.000 đồng/lít

Giá xăng tăng gần 1.000 đồng/lít

25/01/2024 16:00

Từ 15h hôm nay 25/1, giá xăng E5 RON 92 tăng 753 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 925 đồng/lít.

Cáp treo núi Bà Đen chạy suốt 3 tháng không thu nổi 2 tỷ đồng

Cáp treo núi Bà Đen chạy suốt 3 tháng không thu nổi 2 tỷ đồng

25/01/2024 10:06

Doanh thu thuần của CTCP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh trong quý IV/2023 chỉ đạt 1,6 tỷ đồng, tức chưa đầy 18 triệu đồng/ngày, giảm 65% so với cùng kỳ năm 2022.

Sản phẩm thịt heo OCOP đầu tiên của Đồng Nai

Sản phẩm thịt heo OCOP đầu tiên của Đồng Nai

25/01/2024 09:16

Đồng Nai có tổng đàn heo, gà thuộc tốp đầu cả nước, cũng là tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm) đứng tốp đầu của vùng Đông Nam bộ.

Nhờ đâu PNJ báo lãi kỷ lục gần 2.000 tỷ đồng trong năm 2023?

Nhờ đâu PNJ báo lãi kỷ lục gần 2.000 tỷ đồng trong năm 2023?

23/01/2024 21:13

CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2023 với doanh thu thuần 33.137 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt mức kỷ lục 1.971 tỷ đồng.