Sai lầm khi tắt điều hòa vừa gây tốn điện vừa làm giảm tuổi thọ của máy
Tiếc thay, có rất nhiều người mắc phải sai lầm này khi dùng điều hoà.Điều hòa gần như đã trở thành thiết bị phổ biến của các gia đình trong những ngày nắng nóng oi bức. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng điều hòa đúng cách.
Dưới đây là những sai lầm phổ biến khi dùng điều hòa mà mọi người cần tránh để không ảnh hưởng đến sức khỏe và chi phí sinh hoạt của gia đình, bao gồm cả tiền điện cũng như tiền vận hành thiết bị.
1. Tắt điều hòa khi phòng đã đủ lạnh

Nhiều người tắt máy điều hòa ngay khi phòng vừa đủ mát và bật lại khi nóng để tiết kiệm điện. Tuy nhiên, ít ai ngờ điều này gây phản tác dụng. Bởi, máy điều hòa cần tiêu thụ rất nhiều điện năng khi khởi động. Do vậy, thay vì bật xuống 16 độ C để phòng được làm lạnh sâu 1 cách nhanh chóng rồi tắt ngay sau vài phút thì bạn nên để ổn định ở ngưỡng 25 độ C trong một quãng thời gian dài, tốt hơn là chỉ nên tắt đi khi đã kết thúc nhu cầu sử dụng.
2. Dùng điều khiển để tắt điều hoà

Thông thường, khi tắt điều hoà, chúng ta sẽ dùng điều khiển để tắt. Tuy nhiên, tắt như vậy thì điều hòa vẫn luôn để ở chế độ chờ và như vậy thì sẽ tiêu thụ 1 lượng điện năng tương đương với 1 bóng đèn 15W.
Ngoài ra, nếu nguồn điện trong nhà bạn không được ổn định, việc tắt tạm thời bằng điều khiển có thể là 1 giải pháp kém an toàn khi tiềm ẩn nhiều nguy cơ chập điện hoặc là cháy nguồn. Chính vì thế, đây chỉ là cách tắt điều hòa tạm thời trong trường hợp bạn ra khỏi nhà 1 thời gian ngắn. Vậy tắt như thế nào mới là chính xác?
Theo các kĩ sư điện tử, cách tắt chính xác đó là bạn nên sử dụng điều khiển để tắt điều hòa trước, sau đó tắt aptomat để dừng hoàn toàn hoạt động của máy điều hoà. Việc làm này sẽ giúp bạn tiết kiệm điện được tối đa cũng như bảo vệ an toàn và tăng tuổi thọ cho thiết bị của gia đình bạn.
Trên đây là những sai lầm thường gặp khi tắt điều hòa mà rất nhiều người mắc phải. Cùng đọc và tham khảo để nắm vững cách sử dụng điều hòa cho mình và gia đình nhé!
TIN LIÊN QUAN
Chủ nhân lô thực phẩm chức năng phát hiện đổ bỏ ở Bình Chánh là ai?
Các cơ quan chức năng đã lần ra manh mối số thực phẩm chức năng được đổ bỏ ở bãi đất trống tại huyện Bình Chánh, TP HCM
Tạm giữ hơn 23.000 lọ yến chưng của Yến sào Tuấn Dương & TKT
Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ vừa kiểm tra, tạm giữ hơn 23.000 lọ yến chưng tại Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương & TKT nghi không đạt chất lượng.
Xử phạt cơ sở bơm tạp chất vào tôm hùm chết để bán
Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên đã xử phạt cơ sở bơm tạp chất vào tôm hùm chết bán ra thị trường. Đồng thời, buộc tiêu hủy 45 kg tôm hùm là tang vật vi phạm.
Thu hồi giấy công bố sản phẩm Berocca Performance Mango
Cục An toàn thực phẩm vừa ban hành 3 quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm của 12 thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở 3 công ty.
Dầu xả Keratin Conditioner nhiễm vi sinh vật, nguy hại sao?
ThS.DS Lê Quốc Thịnh cho biết, khi có vi sinh vật trong hóa mỹ phẩm mà sử dụng sẽ gây ra nhiều tác hại khó lường như dị ứng, nổi mẩn ngứa, gây nhiễm trùng da...
BR-VT: Nhà thầu nào trúng gói thầu cải tạo đường Cô Giang?
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất TP Vũng Tàu vừa phê duyệt KQLCNT gói thầu Cải tạo, nâng cấp đường Cô Giang.
BR-VT: Ai trúng gói thầu sửa chữa đường GTNT xã Hoà Hiệp?
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Xuyên Mộc vừa phê duyệt KQLCNT của gói thầu Nâng cấp, sửa chữa đường GTNT xã Hoà Hiệp.
Phát hiện 3 loại thuốc y học cổ truyền giả bán tại cửa hàng ở TPHCM
Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền vừa phát hiện 3 loại thuốc giả gồm dầu xoa bóp, dầu phong thấp trật đả và dầu khu phong tại cửa hàng Phùng Hưng, quận 5, TPHCM.
Một doanh nghiệp tại Đồng Nai tự xin rút giấy phép công bố 17 sản phẩm dinh dưỡng
Ngày 5-6, thông tin từ Sở Y tế cho hay, sở đã có quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm dinh dưỡng công thức của một doanh nghiệp tại huyện Vĩnh Cửu theo đề nghị của chính doanh nghiệp.
Thu hồi lô thuốc nhỏ mắt, tai lấy tại trung tâm phân phối dược phẩm lớn nhất Hà Nội
Một lô thuốc nhỏ mắt, tai Ofleye Drops (Ofloxacin 0,3%) do Công ty cổ phần dược Medipharco sản xuất bị phát hiện không đạt tiêu chuẩn chất lượng nên phải thu hồi.