Sài Gòn rủ nhau đạp xe, hồi sức sau thời cách ly
Sau đại dịch, nhiều người tìm đến với bộ môn đạp xe để nâng cao sức khỏe. Dịch vụ cho thuê xe tại TP.HCM vì thế cũng bận rộn phục vụ các “thượng đế”.
“Tôi stress và bị cuồng chân sau hàng tháng trời ở nhà. Đạp xe tốt cho sức khỏe, chi phí thuê cũng không quá mắc”, Thanh Tùng (quận Bình Thạnh) nói khi đang chuẩn bị dạo cung đường quanh kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè với chiếc xe đạp địa hình mới thuê. Giống như Tùng, 16h chiều ngày chủ nhật, liên tiếp các tốp bạn trẻ đến một cửa hàng để thuê xe.
Thu Hằng (28 tuổi) cho biết, suốt 8 tiếng làm việc ở văn phòng mỗi ngày nên cô đã suy nghĩ dành thời gian cuối tuần cho một bộ môn thể thao nào đó nhằm bù đắp lại sức khoẻ. Thêm nữa, dịch bệnh khiến Hằng phải ở nhà khá lâu thời gian qua. Do vậy, cô chọn đi xe đạp để giải toả căng thẳng và được ngắm đường phố.
“Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với bộ môn này nên tôi quyết định thuê trước để xem sở thích có lâu dài hay không rồi mới chọn mua vì giá xe cũng khá cao”, Hằng chia sẻ.
Thanh Uyên (19 tuổi) sau khi lướt facebook và tiktok thấy chạy xe đạp khá thú vị nên rủ bạn bè cùng thuê xe. Uyên muốn trải nghiệm cảm giác mới lạ khi rất lâu rồi mới đi xe đạp lại.

Sau đại dịch, nhiều bạn trẻ thích thú với bộ môn đạp xe (ảnh: Trần Chung)

Nhân viên kỹ thuật liên tục kiểm tra xe trước khi cho khách thuê (ảnh: Trần Chung)

Hướng dẫn thông tin cơ bản khi bàn giao xe cho khách (ảnh: Trần Chung)
Theo anh Huỳnh Quyết Thắng, đại diện của Cào Cào Adventures, lượng khách đến thuê xe sau dịch khá đông, 40 xe đạp tại đây được luân phiên sử dụng hết công suất. Cao điểm cuối tuần, có ngày gần 100 lượt người thuê. Thời gian đông nhất là khoảng 16h chiều vì lúc này nắng dịu, trời mát, thích hợp cho việc đạp xe. Trung bình mỗi người thuê xe trong vòng 2 tiếng.
Anh Thắng ngạc nhiên khi độ tuổi tham gia bộ môn thể thao này đang dần trẻ hóa. Trước đây, độ tuổi đạp xe từ 35-40 tuổi là chủ yếu thì giờ ngoài 20 tuổi, sinh viên mới ra trường đã tham gia bộ môn này để rèn luyện sức khỏe.
Trong khi chi phí đầu tư, chơi xe đạp còn ở mức cao, thì việc thuê xe đối với các bạn trẻ là giải pháp tiết kiệm chi phí, tăng tính trải nghiệm. Cũng có khách hàng sau khi đạp xe nhiều lần thấy hợp đã chấp nhận mua.
Chị Võ Thị Ngọc Thúy, quản lý tại The Bike Coffee thông tin, thủ tục thuê xe đơn giản, đồng thời, 3 tiếng thuê xe chỉ mất 50.000 đồng trong khi xe mua mới lại tốn từ 5-15 triệu đồng/chiếc tùy hãng, nên rất nhiều khách hàng tìm đến dịch vụ tại quán. Trước đây, ai có xe thì đạp nhưng giờ dịch vụ cho thuê xe phát triển mạnh. Ước tính lượng khách thuê tại đây đã tăng lên gấp 3 so với thời điểm trước dịch.
Sẽ có xe đạp công cộng trong tháng 11
Liên quan đến việc dùng xe đạp di chuyển, một nhà đầu tư đã lên kế hoạch nhập về TP.HCM 500 xe đạp, trong đó có 388 xe phục vụ cho thuê, còn lại dự phòng. Hệ thống xe được bố trí ở 43 vị trí trên vỉa hè một số tuyến đường quận 1 để phục vụ đi lại với các chặng đường ngắn.
Trước mắt, giá thuê xe áp dụng là 5.000 đồng/30 phút và 10.000 đồng/60 phút với mỗi xe. DN khai thác dịch vụ sau đó sẽ tính toán đa dạng các loại vé. Để thu hút người dân sử dụng, giai đoạn đầu sẽ miễn phí 15 phút đầu thuê xe.
Để tránh mất cắp, thất lạc, người dùng khi đăng ký thuê cần cung cấp, xác minh thông tin cá nhân hợp lệ. Mỗi xe đạp cũng được gắn thẻ ID định danh. Thông qua phần mềm trung tâm, nhân viên vận hành có thể theo dõi lộ trình di chuyển của xe và người điều khiển.
Nhà đầu tư dự tính sẽ cho thuê xe công cộng trong tháng 11, hoạt động thí điểm trong một năm. Trước đó, việc thí điểm mô hình xe đạp công cộng trên địa bàn quận 1 đã được chính quyền TP chấp thuận nhưng phải lùi thời gian thực hiện do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Dự kiến tên gọi, trung tâm hành chính 34 tỉnh thành sau sáp nhập
Theo Nghị quyết số 60 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Khai mạc triển lãm '50 năm vang mãi bản hùng ca'
Sáng ngày 08/4 đã chính thức khai mạc triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca" tại Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh.
TP.HCM lắp đặt 22 màn hình LED phục vụ người dân xem diễu binh, diễu hành 30/4
Nhằm phục vụ người dân theo dõi lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), TP.HCM sẽ bố trí 22 màn hình LED tại các quận, huyện và TP Thủ Đức.
Hân hoan đón chờ đại lễ
Những ngày này, không khí tại công viên Bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên rộn ràng và sôi động hơn bao giờ hết. Hàng ngàn người dân cùng du khách quốc tế ghé thăm, chụp hình lưu niệm bên dàn pháo lễ đang được lắp đặt sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn: Học sinh nhận thức hơn về giá trị độc lập dân tộc
Hòa trong không khí cả nước hướng về các ngày kỷ niệm lịch sử lớn của dân tộc, nhiều trường học trên địa bàn TPHCM đã tổ chức đa dạng hoạt động nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về giá trị của độc lập dân tộc, từ đó có ý thức tự hào, phấn đấu trở thành người có ích.
Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt cuốn sách "Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh".
Người dân hào hứng chụp hình bên dàn pháo lễ được lắp đặt ở bến Bạch Đằng
Chiều 7-4, không khí tại khu vực công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên náo nhiệt khi hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về chiêm ngưỡng, chụp hình cùng dàn pháo lễ được lắp đặt tại đây. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).
Lưu ngay những tuyến đường xem diễu binh 30/4
Sáng 30/4/2025, TP.HCM sẽ tổ chức lễ diễu binh, diễu hành lớn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Người dân có thể theo dõi sự kiện tại các tuyến đường trung tâm quận 1 hoặc qua màn hình LED trên khắp thành phố.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng
Sau ngày đất nước thống nhất, một số thương hiệu trong nước tiếp tục lan tỏa trên thị trường. Ngoài những thương hiệu sản phẩm thực phẩm như mì gói “hai con tôm”, mỹ phẩm Thorakao, còn có nhiều mặt hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất… Trong số đó, không ít thương hiệu có tuổi đời hơn nửa thế kỷ đang “sống khỏe”, dù đã trải qua những thăng trầm cùng với lịch sử phát triển kinh tế của đất nước.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.Giai đoạn 1976-1980, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt trung bình 1,4%/năm, thậm chí năm 1980 tăng trưởng âm 1%