largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Rời Pháp về Việt Nam bán bơ, kiến trúc sư kiếm 8 tỷ đồng/năm

Đặng Dương Minh Hoàng có thời gian học tập và làm việc ở nước ngoài. Tiếp xúc nhiều kiến thức mới, anh về nước và thu tiền tỷ từ nông sản.

Sinh ra trong một gia đình làm nông ở Bình Phước, Đặng Dương Minh Hoàng (sinh năm 1988) hiểu rõ những vất vả của người nông dân từ khi còn nhỏ. Anh nhớ mình đã khổ sở thế nào những ngày thu hoạch hạt điều cùng bố. Do đó, từ khi còn bé, Minh Hoàng đã có mong muốn tự động hóa mọi thứ để công việc dễ dàng hơn.

Sau khoảng thời gian sang Pháp du học, anh trở về lập thương hiệu riêng về bơ với doanh thu 8 tỷ đồng/năm. Chia sẻ với Zing, anh cho biết hiện mình có thể tự hào là một người khởi nghiệp trẻ thành công ở Việt Nam.

Làm giàu từ nông nghiệp

"Từ nhỏ, bố có dạy tôi nếu đủ điều kiện, hãy để lại cho thế hệ sau một khu rừng", anh nói.

Kỹ sư sinh năm 1988 thừa nhận lúc nhỏ, anh không hiểu rõ điều bố mình muốn nói là gì. Tuy nhiên, câu nói ấy luôn văng vẳng trong đầu anh. Và khi lớn lên, du học rồi trở về nước, anh cuối cùng cũng hiểu mình cần làm gì để đáp lại lời dạy của bố.

Ngoài việc phát triển những gì bố để lại, anh muốn có một thương hiệu riêng. Chỉ có vậy, anh mới có "khu rừng" để lại cho đời sau. Bởi tên tuổi, thương hiệu là thứ quý giá mà tiền cũng không thể mua được.Ngày xưa, nhà anh chỉ trồng điều. Tuy nhiên, do giá trị kinh tế không cao, Minh Hoàng chuyển sang kinh doanh bơ, tiêu và cao su trên mảnh đất rộng 50 ha.

Những trái bơ đem về tiền tỷ cho

Những trái bơ đem về tiền tỷ cho "ông hoàng bơ". Ảnh: NVCC.

Anh cho biết chỉ riêng doanh thu bán bơ đã đủ thu về 8 tỷ đồng hồi năm ngoái. Đó là chưa kể còn tiêu và cao su.

Theo anh Hoàng, lý do chọn bơ để làm kinh tế vì cây ăn trái có giá trị cao hơn so với điều. Mặt khác, giống bơ bản địa của Bình Phước cũng đảm bảo thành công hơn so với các cây ăn trái ngoại lai.

"Giống bơ này có độ ngọt thanh, hậu béo dẻo vừa phải. Tôi ăn thấy giống bơ Nam Mỹ mình từng dùng bên Pháp. Nó hợp làm salad và cũng ăn sống được. Quan trọng là trái bơ phù hợp với thị trường tôi muốn xuất khẩu sang", anh chia sẻ.

Cựu du học sinh Pháp nhấn mạnh xu hướng ăn sạch, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng là thứ người tiêu dùng trẻ, có tiền đang hướng tới. Và đó là thứ còn thiếu của những người nông dân Việt Nam.

Việc trồng cả bơ, tiêu và cao su giúp anh và những người nông dân "cộng tác" có công việc quanh năm. Bởi cứ hết mùa bơ sẽ đến mùa cao su rồi lại đến mùa tiêu. Mọi thứ tạo thành vòng tuần hoàn, đảm bảo cuộc sống ổn định cho những người tham gia.

Học hỏi từ Pháp

Kỹ sư này cho biết vấn đề không phải bơ, tiêu hay cao su. Điều đầu tiên anh suy nghĩ khi trở về Việt Nam nối nghiệp cha là tạo ra thương hiệu của riêng mình.

Thời gian học ở Pháp cho Minh Hoàng nhiều kiến thức về phát triển nông nghiệp. Ảnh: NVCC.

Thời gian học ở Pháp cho Minh Hoàng nhiều kiến thức về phát triển nông nghiệp. Ảnh: NVCC.

Trong khi đó, ở Việt Nam, người nông dân thường theo mô hình cũ là vườn bán cho thương lái, thương lái đem đi xuất khẩu hoặc bán cho siêu thị. Sau cùng, sản phẩm của người nông dân dù ngon, dở cũng chẳng có nổi thương hiệu để người mua biết tới.

Trong thời gian ở Pháp, anh thấy người nông dân cũng có ý thức xây dựng thương hiệu. Họ có những hợp tác xã để ổn định giá. Thường khi giá thị trường của một sản phẩm dưới mức trung bình, nhà nước sẽ bù tiền để hỗ trợ nông dân. Nếu giá cao hơn, nông dân lại nộp quỹ để bình ổn giá.

"Họ quản lý sản phẩm qua mã vùng trồng để khống chế sản xuất, không làm ồ ạt. Việt Nam thì thiếu đi sự đồng bộ. Nông dân vẫn làm theo phong trào, không có sự kiểm soát về chất lượng sản phẩm, thương hiệu. Thế nên chúng ta suốt ngày nghe tin giải cứu", anh lập luận.

Mặt khác, kỹ sư này nói việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất và thay đổi tư duy chỉ biết trồng trọt của nông dân cũng quan trọng không kém.

Ví dụ, khi còn ở Pháp, Minh Hoàng thấy lạ khi nhiều cánh đồng lớn chỉ có một, hai người làm việc. Đó là thành quả của việc tự động hóa và ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, từ đó biến nông nghiệp trở thành ngành công nghiệp thứ 6.

"Người nông dân ở Pháp làm toàn bộ mọi khâu từ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và trực tiếp quảng cáo bán hàng. Họ xây dựng thương hiệu hiệu quả để xuất khẩu, bán đấu giá rồi nâng tầm sản phẩm lên. Có nhiều mô hình hay để đem về Việt Nam ứng dụng", Minh Hoàng cho hay.

Nói về vườn bơ rộng 12 ha của mình, anh kể chỉ cần 2 người làm vì đã ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao như hệ thống tưới tiêu tự động sử dụng Internet vạn vật (Internet of Things), điện năng lượng mặt trời áp mái, hệ thống camera giám sát toàn vườn, máy bay không người lái... Người làm chủ yếu thuê để vặn, chỉnh sửa van nước.

Cuộc đời thay đổi

Có nhiều sự kiện trong cuộc đời đã đưa Minh Hoàng tới ngày hôm nay. Anh vẫn nhớ ngày bé được bố đưa đi thu hoạch điều ở vườn nhà. Các công nhân của nhà anh lượm được 100 kg điều/người/ngày. Giá bán hồi ấy là 10.000 đồng/kg điều. Công nhân chỉ được trả 1.000 đồng/kg.

Riêng anh, bố "đặc cách" cho lượm thoải mái, được bao nhiêu cũng có đủ tiền. Tuy nhiên, dù cố hết mình, anh cũng chỉ thu được 25 kg điều. Tiền có thêm cũng vui nhưng tay anh bị axit từ điều làm đau nhói. Việc bỏ sức cực khổ như vậy nhưng những đồng tiền thu được không nhiều khiến anh đã sớm nghĩ đến mô hình tự động hóa.

Việc ứng dụng công nghệ giúp Minh Hoàng tối ưu chi phí nhưng vẫn có được tối đa lợi nhuận. Ảnh: NVCC.

Việc ứng dụng công nghệ giúp Minh Hoàng tối ưu chi phí nhưng vẫn có được tối đa lợi nhuận. Ảnh: NVCC.

Đây cũng là chuyên ngành Minh Hoàng hướng đến khi thi vào Đại học Bách khoa TP.HCM. Nhờ quá trình học tập tốt, anh được sang Pháp, học tập tại Viện Công nghệ Grennnoble. Đến năm 2013, anh rời Pháp và đi làm cho một số công ty quốc tế. Lúc này, Minh Hoàng vẫn chưa nghĩ đến cảnh trở về Việt Nam để nối nghiệp làm nông.

Công việc tại công ty quốc tế cũng có mức lương khá khẩm với chàng trai quê Bình Phước. Tuy nhiên, biến cố tới vào năm 2018 khi bố anh bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi. Bỏ công việc ở Malaysia, Hoàng trở về quê để phụ giúp gia đình và chăm bố.

"Thực ra, tôi vẫn thấy cơ hội để làm giàu ở quê. Vấn đề là tôi muốn có thêm kiến thức, quan hệ trước khi trở về để công việc thuận lợi hơn. Dù sao, năm 2018 cũng là thời điểm tôi đã đủ chín chắn", anh cho biết.

Tới đầu năm 2021, bố anh qua đời. Minh Hoàng nói mình buồn vì bố mất nhưng phần nào đó cũng thấy may mắn. Bởi năm 2021 là năm đại dịch kinh hoàng nhất. Bố anh mất vào đầu năm, thời điểm dịch chưa quá mạnh nên ít nhất vẫn có bạn bè, người thân đi đưa tiễn.

"Với một người ung thư phổi lại nhỡ mắc thêm Covid-19, tôi không nghĩ được bố sẽ phải chịu đựng sao. Nhưng suy cho cùng, bố hẳn đã ra đi thanh thản bởi tôi đã để lại một khu rừng cho thế hệ sau như mong ước của ông - một thương hiệu bơ mang tên con trai của bố", anh chia sẻ.

3.400 lượng vàng được đấu thầu thành công, vẫn còn 13.400 lượng đang ế

3.400 lượng vàng được đấu thầu thành công, vẫn còn 13.400 lượng đang ế

23/04/2024 14:27

Sáng 23/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên năm 2024 tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước. Có 7 ngân hàng và doanh nghiệp tham gia dự thầu.

Sếp TPBank nói gì về 'nghi vấn' đảo nợ 1.700 tỷ cho R&H Group?

Sếp TPBank nói gì về 'nghi vấn' đảo nợ 1.700 tỷ cho R&H Group?

23/04/2024 14:07

Tổng giám đốc Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) khẳng định khoản cho vay hơn 1.700 tỷ đồng với Vinahud không phải đảo nợ, đúng quy định pháp luật, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

2 công ty tranh gói thầu của BQL Dự án và phát triển quỹ đất huyện Cái Bè

2 công ty tranh gói thầu của BQL Dự án và phát triển quỹ đất huyện Cái Bè

23/04/2024 09:07

Gói thầu 1: Thi công xây dựng thuộc dự án Nâng cấp đường tuyến đê kênh 28 của Ban quản lý dự án và phát triển quỹ đất huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã có kết quả mở thầu.

Chỉ 1 Công ty tham dự gói thầu hơn 14 tỷ của Cấp nước BR-VT

Chỉ 1 Công ty tham dự gói thầu hơn 14 tỷ của Cấp nước BR-VT

23/04/2024 08:36

Gói thầu mua sắm 2.000 tấn Poly Aluminium Chloride (PAC) lỏng 10% và 230 tấn Clo lỏng theo Kế hoạch năm 2024, của Công ty Cấp nước BR-VT, mở thầu ngày 15/4; theo đó, duy nhất Công ty CP Hóa chất cơ bản Miền Nam dự thầu.

Các doanh nghiệp có thực sự 'sốt sắng' với đấu thầu vàng?

Các doanh nghiệp có thực sự 'sốt sắng' với đấu thầu vàng?

23/04/2024 08:31

10h ngày 22/4, do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu vàng.

Bột giặt NET: Lãi cao kỷ lục sau khi về Masan

Bột giặt NET: Lãi cao kỷ lục sau khi về Masan

23/04/2024 08:15

CTCP Bột giặt NET (HNX: NET) vừa công bố tình hình hoạt động năm 2023. Theo báo cáo, NET ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.810 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 121% so với kế hoạch.

16.800 lượng vàng đấu thầu có đủ cầu của thị trường?

16.800 lượng vàng đấu thầu có đủ cầu của thị trường?

22/04/2024 21:37

Tổng khối lượng 16,800 lượng vàng dự kiến sẽ được đưa ra đấu thầu theo giá. Một lô giao dịch 100 lượng. Vàng miếng được đấu là vàng SJC được NHNN tổ chức sản xuất.

Đồng Nai: Cty Nhật Minh, 1 ngày trúng 2 gói thầu tại Xuân Lộc

Đồng Nai: Cty Nhật Minh, 1 ngày trúng 2 gói thầu tại Xuân Lộc

22/04/2024 13:28

Trong 1 ngày, UBND xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) phê duyệt cho Công ty TNHH Kiến trúc xây dựng Nhật Minh trúng liền 2 gói thầu (duy nhất nhà thầu này tham gia và trúng)…

Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu vàng miếng

22/04/2024 11:11

Sáng 22/4, NHNN thông báo hoãn phiên đấu thầu vàng miếng diễn ra vào ngày hôm nay do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc theo quy định.

Hồ sơ Đại Đông Á và Rồng Việt muốn làm dự án 400 tỷ

Hồ sơ Đại Đông Á và Rồng Việt muốn làm dự án 400 tỷ

22/04/2024 09:42

Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư Đại Đông Á - Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư Rồng Việt là đơn vị duy nhất nộp hồ sơ làm dự án khu dân cư mới hơn 400 tỷ đồng.