Quản môi giới bất động sản: Lỗ hổng ở hậu kiểm
Người làm nghề môi giới tự do không phải là nguyên nhân dẫn đến thị trường bị lũng đoạn, thiếu minh bạch.
Các chuyên gia cho rằng hiện nay pháp luật đã có quy định đầy đủ về điều kiện hành nghề và chế tài xử phạt môi giới bất động sản (BĐS). Hoạt động môi giới bát nháo thời gian qua một phần là do công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát bị buông lỏng.
Quản chặt hơn là cấm cản
Theo quy định của pháp luật, điều kiện để hành nghề môi giới BĐS là phải có chứng chỉ hành nghề. Chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh BĐS đã được quy định tại Luật Kinh doanh BĐS 2014.
Tuy nhiên, lỗ hổng trong hậu kiểm, xử phạt khiến việc quản lý hoạt động môi giới còn lỏng lẻo. Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam, cho biết môi giới ở nước ta hoạt động ở đâu, kinh doanh cái gì đều không báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước. Pháp luật có quy định nhưng chưa chặt nên khó xử lý.
Về sàn giao dịch, pháp luật không bắt buộc các dự án phải niêm yết công khai, giao dịch qua sàn nên việc thực thi thẩm tra pháp lý, chất lượng sản phẩm bị xem nhẹ, đùn đẩy trách nhiệm. Nhiều trường hợp chủ đầu tư (CĐT) tự lập sàn để trực tiếp bán hàng không đúng quy định pháp luật, như trường hợp Công ty Alibaba.

Người làm môi giới bất động sản được yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề. Ảnh minh họa: HOÀNG GIANG
Khách hàng, CĐT chỉ coi môi giới là người có thông tin, giới thiệu trong khi đúng ra môi giới phải được xem là người được giao làm đại diện ủy thác để tìm kiếm sản phẩm phù hợp, đánh giá pháp lý, định giá sản phẩm, tư vấn chất lượng, giá trị thương thảo và hoàn tất mọi thủ tục giao dịch theo quy định…Đôi khi người bán, CĐT thậm chí còn ép môi giới tiếp tay làm trái quy định pháp luật. Vì chưa chuyên nghiệp, một bộ phận môi giới có thể hành động sai trái. Vì vậy, siết lại hoạt động môi giới là cần thiết nhằm nâng tầm hoạt động môi giới.
Ủng hộ việc quản chặt môi giới song luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài thương mại Luật gia Việt Nam (VLCAC), cho rằng đề xuất cấm môi giới cá nhân độc lập là cứng nhắc, không cần thiết. Việc đưa ra các điều kiện bắt cá nhân môi giới phải lập doanh nghiệp (DN), văn phòng cũng không hợp lý.
“Sau khi thành lập DN, các tổ chức, cá nhân phải cung cấp thông tin của đơn vị mình đến Sở Xây dựng nơi tổ chức hoạt động và Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS. Điều này làm nảy sinh nhiều thủ tục, điều kiện, giấy phép con không cần thiết trong khi Chính phủ đang chủ trương cắt giảm thủ tục hành chính, quy định điều kiện kinh doanh không cần thiết” - ông Hậu nói.
Ngoài ra, việc cá nhân môi giới độc lập đã được quy định cho phép trong Luật Kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở. Các cá nhân môi giới BĐS hoạt động nhỏ lẻ, không thường xuyên, làm đúng những gì pháp luật không cấm và có đóng thuế đầy đủ thì không thể cấm họ làm. Nếu môi giới số lượng lớn như hàng trăm, hàng ngàn sản phẩm thì mới cần yêu cầu lập DN.
Thực trạng sốt đất, thổi giá nguyên nhân chính không từ nhóm môi giới mà do trách nhiệm của cơ quan quản lý, địa phương thông tin quy hoạch không rõ ràng, quản lý không chặt chẽ hoạt động giao dịch BĐS. Thời gian qua, những vụ việc gây tổn hại lớn đến khách hàng hầu hết đều do các tổ chức, DN môi giới được thành lập với chủ đích lừa đảo gây ra. Hậu quả này mới thật sự nghiêm trọng.
Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU, Đoàn Luật sư TP.HCM
Nghề môi giới chưa được đánh giá đúng
Theo ông Nguyễn Văn Đính, nguyên nhân hoạt động môi giới bát nháo thời gian qua trước hết do lỗ hổng từ quy định của pháp luật. Cụ thể, Luật Kinh doanh BĐS 2014 quy định khi hành nghề môi giới có chứng chỉ hành nghề nhưng không cần qua đào tạo. Đây là bất cập lớn, là nguyên nhân có đến 90% môi giới không có kiến thức căn bản của người làm môi giới.
“Trong khi đó, việc tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ cũng rất yếu và thiếu. Một số địa phương không quan tâm thực hiện chức năng này, số khác có tổ chức cũng chỉ là hình thức. Từ đó dẫn đến tình trạng chỉ khoảng 10% số môi giới có chứng chỉ hành nghề” - ông Đính nói.
Ngay cả khi đã có chứng chỉ thì vẫn không đảm bảo trình độ và năng lực của nhân viên môi giới cao. Chỉ khoảng 10% nhân viên môi giới BĐS Việt Nam đạt trình độ theo chuẩn quốc tế. Nhóm đối tượng này chủ yếu được đào tạo qua các khóa học cơ bản, nâng cao hoặc được đào tạo từ nước ngoài.
Đồng quan điểm, ông Ngô Đức Sơn, Tổng giám đốc Công ty CP DRH Holdings, cho rằng hoạt động đào tạo môi giới hiện còn qua loa, không thực chất. Nghề môi giới BĐS ở Việt Nam, đặc biệt là các môi giới hành nghề tự do bị đánh giá thấp, chỉ được xem như nghề “buôn nước bọt”.
“Trong khi đó, tại nhiều nước trên thế giới như ở Mỹ, thị trường BĐS chủ yếu là môi giới cá nhân độc lập, DN rất ít. Các môi giới độc lập đều có kiến thức chuyên sâu về BĐS, được cấp chứng chỉ hành nghề giá trị. Cá nhân xuất sắc còn được tổ chức nghề nghiệp môi giới tôn vinh hằng năm” - ông Sơn chia sẻ.
Luật sư Hậu cho rằng cơ quan quản lý cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, hình thức chế tài nếu còn nhẹ thì đề xuất tăng nặng để xử lý dù là cá nhân hay tổ chức. Ví dụ như bắt buộc môi giới BĐS phải có chứng chỉ hành nghề thì cơ quan quản lý phải kiểm tra chặt điều kiện này.
Băn khoăn về quy định giao dịch bất động sản phải qua sàn
Một quy định mới đáng chú ý trong dự thảo đề cương Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) của Bộ Xây dựng là CĐT phải thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê mua, cho thuê BĐS thông qua sàn giao dịch.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, quy định này là một bước thụt lùi, không phù hợp với các quy định hiện hành và cũng không sát với thực tiễn. Quy định mang tính bắt buộc giao dịch qua sàn sẽ không phù hợp với các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng của pháp luật về dân sự, về đầu tư, về thương mại; xâm phạm quyền tự chủ kinh doanh của CĐT mà vẫn không gia tăng tính minh bạch cho thị trường.
Bên cạnh đó, chất lượng hoạt động của sàn giao dịch chưa thật sự đảm bảo do quy định sàn chỉ cần có tối thiểu hai nhân viên có chứng chỉ hành nghề là đủ điều kiện hoạt động. Do đó, hiệp hội đề nghị bỏ đề xuất quy định trên.
Hiệu An Phương vượt mặt công ty khác để trúng gói thầu 11 tỷ ở quận 12
Vừa qua, Công ty TNHH Hiệu An Phương trúng gói thầu Xây lắp - Bê tông hóa bờ bao rạch Bà The của chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Quận 12, TP HCM.
Tây Ninh: Công ty Tấn Uyên một mình dự gói thầu hơn 3 tỷ đồng
Gói thầu xây dựng, thuộc Dự án Cống thoát nước đường Nguyễn Hữu Thọ (đoạn từ đường Lý Tự Trọng đến đường Dương Bạch Mai) đã hoàn thành mở thầu; duy nhất Công ty TNHH Tư vấn thiết kế xây dựng Tấn Uyên dự thầu…
Xây dựng Thương mại Đức Tài 1 ngày trúng 2 gói thầu tiền tỷ ở huyện Krông Pắc
Chỉ trong ngày 7/5/2024, Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Dịch vụ Đức Tài trúng 2 gói thầu tiền tỷ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.
Gói thầu thi công hệ thống chiếu sáng đường tỉnh 864 có về tay Lữ Gia?
Ban QLDA ĐTXD công trình giao thông tỉnh Tiền Giang (chủ đầu tư) đã hoàn thành mở thầu gói Thi công xây dựng hệ thống chiếu sáng trên Đường tỉnh 864 (đoạn từ QL.50 đến hết cầu Chợ Gạo)
Bình Thuận: Cuộc đua “song mã” giành gói thầu hơn 12 tỷ tại Đức Linh
Ban QLDA ĐTXD huyện Đức Linh (Bình Thuận) đã hoàn thành mở E-HSĐXKT Gói thầu số 3: Xây lắp toàn bộ công trình bê tông hóa - đường trung tâm thị trấn Võ Xu, trị giá hơn 12 tỷ đồng; có 2 đơn vị tham dự thầu…
Làm rõ việc Trương Mỹ Lan có thông qua Viva Land để mua cổ phần KĐT Sing Việt
Khu tái định cư - khu đô thị Sing Việt diện tích 360ha tại huyện Bình Chánh là một trong những dự án treo hơn 20 năm qua tại TP HCM.
Vụ khu ''đất vàng'' 152 Trần Phú: Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý nghiêm
Thanh tra Chính phủ kiến nghị xem xét trách nhiệm, có hình thức kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã để xảy ra sai phạm...
Điểm tên loạt ông lớn địa ốc báo lỗ quý đầu năm
Trải qua năm 2023 với nhiều chông gai, đa phần các doanh nghiệp bất động sản đều đánh giá khó khăn nhất đã qua đi và kỳ vọng tương lai sáng hơn trong năm 2024.
Hải Dương chi 1560 tỷ đồng đầu tư những dự án giao thông nào
HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII vừa ban hành các Nghị quyết về việc quyết định đầu tư xây dựng 5 dự án giao thông với tổng mức đầu tư 1.560 tỷ đồng.
Xây dựng Thiên Phước Lộc không đối thủ trong gói thầu của Phòng kinh tế Thuận An
Công ty TNHH thương mại và xây dựng Thiên Phước Lộc một mình một ngựa trúng gói thầu Kiên cố hóa rạch Ngọc Chiếu Đàn của chủ đầu tư là Phòng Kinh tế Thuận An (TP Thuận An, Bình Dương).