Phạt ông Quyết 1,5 tỉ, nhà đầu tư cổ phiếu FLC thiệt hại chưa có điểm dừng
Vụ việc ông Trịnh Văn Quyết bán “chui” 74,8 triệu cổ phiếu FLC tạm thời “hạ nhiệt” sau khi bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt 1,5 tỉ đồng và đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán trong thời hạn 5 tháng.
Như vậy, các biện pháp chế tài đối với ông Chủ tịch tập đoàn FLC đã “cơ bản hoàn thành”.
Việc ông Quyết làm sai, ông Quyết phải chịu, và bị xử lý như vậy là hoàn toàn xứng đáng. Thậm chí, dư luận những ngày qua còn cho rằng, chế tài về hành vi vi phạm của ông Quyết trong trường hợp này còn nhẹ, không đủ sức răn đe, cần sửa đổi quy định để có mức phạt nặng hơn đối với những trường hợp vi phạm tương tự về sau.
Thế nhưng nghịch lý oái oăm là, từ việc làm sai của ông Quyết gây ra hệ lụy nặng nề, và tới thời điểm ngày 19.1 vẫn chưa có điểm dừng.

Nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu FLC, ROS... thiệt hại chưa có điểm dừng. Ảnh minh họa: Thế Lâm.
Cụ thể, sau khi thông tin ông Chủ tịch FLC bán “chui” 74,8 triệu cổ phiếu vỡ lở, mã chứng khoán FLC liên tục giảm sâu hoặc giảm sàn trong những phiên giao dịch vừa qua. Từ mức giá 22.500 đồng/cổ phiếu tại phiên giao dịch ngày 7.1.2022, mã FLC rơi xuống mức 13.000 đồng/cổ phiếu khi kết phiên ngày 19.1, giảm tổng cộng 9.500 đồng, tương ứng mức giảm hơn 42%.
Kéo theo đó, những nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu FLC, vì vụ việc vi phạm của ông Quyết dẫn đến cổ phiếu này mất thanh khoản, mỗi phiên chỉ giao dịch từ vài trăm ngàn đến hơn 2,5 triệu cổ phiếu tính từ ngày 12.1 đến nay. Không thoát hàng được, giá mã FLC cứ mỗi phiên lại giảm thêm từ 5-7%, thiệt hại của nhà đầu tư đến lúc này là rất nặng nề.
Không riêng gì mã FLC mà các mã chứng khoán khác thuộc “họ FLC” cũng bị ảnh hưởng nặng theo, biểu hiện rõ nhất là mất thanh khoản và giảm giá sâu hoặc giảm sàn.
Một trong những mã điển hình chính là ROS, từ mức giá 16.000 đồng/cổ phiếu ngày 7.1 giảm xuống mức 9.090 đồng khi kết phiên ngày 19.1, mức giảm hơn 43%.
Cùng với đó, trong 6 phiên giao dịch trở lại đây trên sàn HoSE, dư bán giá sàn mỗi phiên của 2 mã chứng khoán này được ví là “chất đống như núi”, lên đến vài chục triệu cổ phiếu.
Những nhà đầu tư “chơi hàng nóng” chạy theo đu đỉnh với FLC, ROS tính tới hết ngày 19.1, mức lỗ nặng nhất tương ứng mức giảm từ giá đỉnh của 2 mã này. Còn những nhà đầu tư khác, mức độ lỗ lãi, thiệt hại khác nhau tùy theo mức giá lúc mua vào.
Năm hết Tết đến, cú bị “nhốt hàng” hiện nay đối với các cổ phiếu thuộc “họ FLC” mà nhà đầu tư đang nắm giữ đang trở thành một bi kịch thực sự đau thương. Nhìn thấy tài khoản “bốc hơi” từng ngày, với mức giảm cao nhất là khoảng 7% mà không thể bán ra được.
Đó là chưa kể, những nhà đầu tư có giao dịch ký quỹ không thể thoát hàng FLC hay ROS để giảm nợ thì buộc phải bán các mã cổ phiếu khác. Tình trạng này được gọi là “call margin chéo”, dẫn đến hệ lụy thứ hai là nhà đầu tư mất đi cơ hội giảm lỗ khi những mã cổ phiếu này hồi phục, đơn cử trong phiên giao dịch ngày 19.1.
Song còn quái ác hơn, tình trạng “call margin chéo” tiếp tục gây ra hiệu ứng domino khiến thị trường phải hứng chịu thêm làn sóng giảm giá của nhiều mã cổ phiếu khác.
Lúc này, không ai có thể trả lời được khi nào là điểm dừng lỗ lãi của những nhà đầu tư đang nắm giữ các mã chứng khoán FLC, ROS…
TIN LIÊN QUAN
Phi Nhân Phát không đối thủ trong gói thầu của Ban Quản lý dự án huyện Xuân Lộc
Gói thầu thuộc dự án Trường Mầm non Xuân Trường có giá 14,9 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách huyện; được Ban Quản lý dự án huyện Xuân Lộc tổ chức mời thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ...
Central Capital 'vướng' nợ bảo hiểm, 600 tỷ đồng trái phiếu sắp thanh toán gốc
Năm 2023, Công ty TNHH Đầu tư Central Capital không phát sinh bất kỳ thanh toán gốc, lãi nào cho lô trái phiếu mã CENCH2124001. Công ty góp mặt trong danh sách nợ 2 tháng bảo hiểm, tổng số tiền hơn 108 triệu đồng.
Thu phí NƠXH cao bất thường, Tập đoàn Dabaco lỗ lãi sao?
Gần đây, khách hàng mua nhà Chung cư D-Green Park Dabaco Khắc Niệm (TP Bắc Ninh) của Tập đoàn Dabaco liên tục phản đối mức thu phí dịch vụ. Mức thu được cho là quá cao so với dịch vụ nhà ở xã hội (NƠXH).
Khối ngoại giảm bán ròng, kỳ vọng VN30 sớm vượt mức kháng cự 1.285 điểm
Xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, Yuanta Việt Nam khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục, tận dụng nhịp điều chỉnh để mua vào.
Công ty Đường Man: Lỗ 4 năm liên tiếp, nợ trái phiếu chồng chất
Công ty Cổ phần Đường Man tiếp tục chìm trong thua lỗ với khoản lợi nhuận sau thuế âm hơn 50,7 tỷ đồng trong năm 2023, đánh dấu năm thứ 4 liên tiếp kết quả kinh doanh âm của doanh nghiệp này.
8.100 lượng vàng được bán ra, NHNN nỗ lực bình ổn thị trường vàng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức thành công phiên đấu thầu vàng miếng thứ 6 vào ngày 14/5, qua đó bán ra 8.100 lượng vàng, tương đương 81 lô.
TP. HCM: Ít cạnh tranh, Công ty Dương Linh trúng gói thầu gần 1,4 tỷ
Theo Kết quả lựa chọn nhà thầu đã công bố ngày 6/5/2024, Công ty TNHH Địa ốc Xây dựng Dương Linh là nhà thầu duy nhất tham gia và trúng gói thầu xây lắp gần 1,4 tỷ đồng, tại TP. Thủ Đức (TP. HCM)…
Một ngày, Vạn Phú Thịnh trúng liền 4 gói thầu xây lắp tại TP.Thủ Đức
Chỉ trong ngày 13/7/2023, Công ty TNHH Tư vấn xây dựng địa ốc Vạn Phú Thịnh đã trúng 4 gói thi công xây dựng, tại TP. Thủ Đức (TP. HCM) với tổng giá trị hơn 5,6 tỷ đồng…
Công ty Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững kỷ lục trúng thầu 100%?
Chưa trượt gói thầu nào kể từ khi gia nhập mạng đấu thầu Quốc gia đến nay. Liệu Công ty TNHH Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững phong độ tại gói thầu gần 1,5 tỷ chỉ duy nhất doanh nghiệp này tham dự?
Một doanh nghiệp trúng gói thầu gần 3 tỷ Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước
Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Nguyễn Văn Trãi vừa được Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước công bố trúng gói thầu xây dựng, thuộc công trình - Trường THCS Lê Quý Đôn, có giá gần 3 tỷ đồng.