| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Thứ năm, 17/02/2022, 13:30 PM
  • Click để copy

Ông Trần Đình Luân: Phụ phẩm thủy sản đem lại giá trị gia tăng cho ngành khi tận dụng hiệu quả

Việc chế biến phế phụ phẩm thủy sản không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế mà còn giúp bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng ngành sản xuất, chế biến thủy sản bền vững...

Từ hàng chục năm qua, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu thủy sản, với kim ngạch xuất khẩu hằng năm trung bình khoảng từ 8,4-8,8 tỷ USD. Thế nhưng, việc thủy sản chế biến cũng tạo ra nguồn phế, phụ phẩm rất lớn.

Nguồn phế phụ phẩm này được xem là “mỏ vàng” chưa khai phá nếu được tận dụng, chế biến sâu để gia tăng giá trị. Việc chế biến phế phụ phẩm thủy sản không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế mà còn giúp bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng ngành sản xuất, chế biến thủy sản bền vững.

Phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về vấn đề này.

Phóng viên (PV): Xin ông cho biết lượng phế phụ phẩm từ chế biến thủy sản ở nước ta hiện như thế nào?

Ông Trần Đình Luân: Bên cạnh phần lớn các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu thủy sản phục vụ cho nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì sản phẩm “phụ” còn lại sau công đoạn chế biến hay chúng ta hay quen dùng với khái niệm phế, phụ phẩm từ chế biến thủy sản trong những năm qua cũng đã được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư để biến thành nhiều sản phẩm có giá trị khác.

Phụ phẩm từ chế biến thủy sản theo số liệu thống kê hiện có khoảng 1 triệu tấn (chiếm 15-20% so với tổng sản lượng thủy sản chế biến). Sử dụng và chế biến phụ phẩm thủy sản: 90% phụ phẩm chế biến thủy sản đã được thu gom, chế biến thành các sản phẩm hữu ích, có giá trị phục vụ cho sản xuất thức ăn, chế biến thành các sản phẩm có giá trị cao hơn như collagen, hay một số thực phẩm ăn liền…

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản. Ảnh NGUYỄN KIỂM

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản. Ảnh NGUYỄN KIỂM

PV: Nguồn phế phụ phẩm thủy sản theo các chuyên gia kinh tế nếu được tận dụng chế biến, sử dụng có thể được xem là “mỏ vàng” có thể đem về nguồn thu “tỷ đô” cho ngành thủy sản, doanh nghiệp chế biến. Ý kiến của ông về vấn đề này?

Ông Trần Đình Luân: Nhận định này hoàn toàn đúng nếu dựa trên khái niệm là đầu vào cho một ngành sản xuất đòi hỏi công nghệ và đầu tư cao hơn. Hay trong bối cảnh nền kinh tế xanh, tuần hoàn thì đây có nói là bên cạnh giá trị kinh tế thì vấn đề môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên được đánh giá rất cao.

Như đã nói ở trên, hằng năm ngành thủy sản cung cấp khoảng 4,5-5 triệu tấn nguyên liệu cho chế biến thủy sản. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 8,4-8,8 tỷ USD, trong đó phụ phẩm chế biến thủy sản chiếm 15-20%. Chế biến phi lê cá tra thì có tới 60-70% là phụ phẩm; tôm phụ phẩm chiếm 35-45% tổng khối lượng tôm nguyên liệu hay các loài thủy sản khác như rô phi, cá ngừ, mực… Do đó, giá trị từ nguồn phụ phẩm chế biến thủy sản có thể là nguồn thu đáng kể cho ngành thủy sản nếu tận dụng hiệu quả.

Một số doanh nghiệp đi đầu trong chế biến phụ phẩm của Việt Nam đã đạt được doanh thu đáng kể từ các sản phẩm giá trị gia tăng từ nguồn phụ phẩm thủy sản như Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (chế biến Collagen, gelatin từ da cá tra), Công ty CP Việt Nam Food (VNF) với 4 dòng sản phẩm gồm: Dược phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón hữu cơ từ phụ phẩm tôm.

Tuy nhiên hiệu quả kinh tế trong chế biến phụ phẩm của doanh nghiệp Việt Nam so với trên thế giới chưa cao (VNF so với các nước tiên tiến, hiệu quả mới bằng khoảng 1/6). Do đó, chỉ tính riêng với lượng phụ phẩm tôm của nước ta hiện nay, nếu là thế giới có thể tạo ra nhiều sản phẩm có tổng giá trị khoảng 2 tỷ USD, còn ở nước ta mới chỉ tạo ra được 275 triệu USD.

Do đó có thể khẳng định “phụ phẩm” thủy sản là nguồn nguyên liệu đem lại giá trị gia tăng cho ngành khi tận dụng hiệu quả. Muốn đạt được điều này các doanh nghiệp cần đầu tư công nghệ, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng, cùng với các chính sách khuyến khích phát triển trong lĩnh vực này của Chính phủ (chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phụ phẩm, tiến tới kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản, đặc biệt trong chế biến xuất khẩu thủy sản, do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì) để thúc đẩy phát triển hơn nữa.

Dầu ăn được chế biến từ mỡ cá tra - một phụ phẩm được giới thiệu tại Hội chợ về Thủy sản được tổ chức ở Hà Nội. Ảnh NGUYỄN KIỂM

Dầu ăn được chế biến từ mỡ cá tra - một phụ phẩm được giới thiệu tại Hội chợ về Thủy sản được tổ chức ở Hà Nội. Ảnh NGUYỄN KIỂM

PV: Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn là một trong nhưng doanh nghiệp chế biến thủy sản đi đầu trong việc chế biến phế, phụ phẩm từ thủy sản. Thế nhưng việc tận dụng, chế biến phế phụ phẩm thủy sản vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm khai thác. Vậy đâu là nguyên nhân, thưa ông?

Ông Trần Đình Luân: Hiện nay, có khoảng 30 - 40 doanh nghiệp Việt Nam có đầu tư vào chế biến bột cá từ phụ phẩm đầu cá và xương cá. Một số doanh nghiệp đã đầu tư vào việc chế biến sâu như tách chiết collagen từ da cá, Chitosan, chitin... từ phụ phẩm chế biến tôm là những sản phẩm có chất lượng và giá trị gia tăng cao.

Đây là bước tiến trong thời gian qua để giải quyết những vấn đề về môi trường, tối ưu hóa sản xuất, nâng cao hiệu quả trong chế biến thủy sản và mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm thủy sản.

Một số điển hình như: Công ty CP Vĩnh Hoàn ở tỉnh Đồng Tháp là doanh nghiệp đi đầu trong phụ phẩm thủy sản thành bột cá - nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi, collagen và gelatin từ da cá tra, snack da cá tra, dầu ăn từ mỡ cá tra, đạm thủy phân từ cá tra….; Công ty CP Việt Nam Food (VNF) hiện có 2 nhà máy tại tỉnh Cà Mau và Hậu Giang đã nghiên cứu chế biến đầu vỏ tôm tạo ra 4 dòng sản phẩm: Chitin, Chitosan, bột muối tôm…dùng làm dược phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, đạm thủy phân và phân bón hữu cơ.

Tuy nhiên, các sản phẩm chế biến của chúng ta mới ở mức thấp, chuỗi sản phẩm còn ngắn và phục vụ chủ yếu cho lĩnh vực sản xuất thức ăn, thực phẩm… số lượng các sản phẩm dùng do mỹ phẩm và y học còn khá khiêm tốn.

Nguyên nhân việc tận dụng, chế biến phế phụ phẩm thủy sản vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm khai thác là do: Việc thu gom phụ phẩm đạt chất lượng và số lượng từ các nhà máy chế biến cò khá khó khăn. Các doanh nghiệp chủ yếu tham gia chế biến bột cá từ phụ phẩm thủy sản với yêu cầu về công nghệ và đầu tư chưa cao; chứ chưa tham gia nhiều ở công đoạn chiết, tách các chất có hoạt tính sinh học cao dùng trong dược phẩm, thực phẩm... bởi đòi hỏi đầu tư lâu dài về nguồn vốn, công nghệ cao và thị trường.

Vì vậy đòi hỏi có sự tham gia của các doanh nghiệp có tiềm lực lớn, chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn và có sự tham gia của Chính phủ trong việc khuyến khích, thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp trong nghiên cứu công nghệ, phát triển sản phẩm và tìm kiếm thị trường đối với chế biến phụ phẩm. Hiện nay nhiều doanh nghiệp chưa đủ tiềm lực hoặc chưa quan tâm đúng mức, chưa có chiến lược dài hạn và đang tập trung phát triển doanh thu (chiều rộng) chưa quan tâm nâng cao giá trị sản phẩm (chiều sâu).

Hiện nay định hướng của Chính phủ đối với phát triển nền kinh tế tuần hoàn đã rõ, ngành thủy sản đã có các Chiến lược, chương trình, đề án đối với phát triển ngành chế biến trong đó có chế biến phụ phẩm, trong tương lai sẽ có nhiều hơn các doanh nghiệp tham gia phát triển công nghệ chế biến phụ phẩm thủy sản. Do đó đây là hướng tiếp tục được ngành quan tâm đầu tư trong thời gian tới.

PV: Ngoài ý nghĩa về việc gia tăng hiệu quả kinh tế đối với ngành thủy sản, việc chế biến các phế phụ còn góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Vậy ông có thể ý kiến gì về vấn đề này?

Ông Trần Đình Luân: Có thể hiểu một cách đơn giản kinh tế tuần hoàn là biến rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác hay tuần hoàn trong nội tại bản thân của một doanh nghiệp. Kinh tế tuần hoàn một phần góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Ngành Thủy sản trong giai đoạn 2021-2030 đã xây dựng và đang triển khai các Chiến lược, chương trình đề án phát triển ngành theo hướng phát triển kinh tế bền vững, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường. Đề án Phát triển ngành Chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030 đã tập trung giải quyết các vấn đề sản phẩm thải, phụ phẩm từ ngành chế biến thủy sản, khuyến khích chế biến các sản phẩm từ phụ phẩm.

Đây là những bước đi của ngành trong việc thực hiện các mục tiêu tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm thủy sản, phát triển bền vững. Đây cũng là nền tảng để vận hành nền kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực thủy sản.

PV: Để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chế biến phế phụ phẩm thủy sản, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách gì để có thể hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp khai thác “mỏ vàng” này, thưa ông?

Ông Trần Đình Luân: Về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chế biến phụ phẩm thủy sản, ngoài các chính sách nhà nước đã và đang xây dựng, tổ chức thực hiện (chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phụ phẩm, tiến tới kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản, đặc biệt trong chế biến xuất khẩu thủy sản, do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì), Tổng cục Thủy sản đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 16-8-2021 phê duyệt Đề án Phát triển ngành Chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030, trong đó đã định hướng và giao nhiệm vụ các bộ ngành nhằm phát triển ngành chế biến thủy sản nói chung, sử dụng và chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng từ phụ phẩm thủy sản nói riêng.

Cụ thể: Định hướng đa dạng hóa sản phẩm, tăng tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng; đẩy mạnh chế biến các sản phẩm thủy sản chủ lực... sản phẩm chế biến từ phụ phẩm” (tại Khoản 5 Mục I Điều 1). Khuyến khích thực hiện nghiên cứu, thử nghiệm các sản phẩm có giá trị kinh tế từ phụ phẩm thủy sản thành như nguyên liệu làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi, phân bón, tách chiết các hợp chất có hoạt chất sinh học cao sử dụng trong dược phẩm, hoác chất (chitosan, chitin từ tôm, collagen, gelatin từ phụ phẩm cá tra…” (tại Điểm c Khoản 1 Mục III Điều 1). Ưu tiên thực hiện “Dự án đổi mới công nghệ quốc gia, phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm giá trị gia tăng cao có nguồn gốc từ nguyên liệu, phụ phẩm thủy sản phục vụ ngành thực phẩm, hoá dược”.

Căn cứ các nội dung trên, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn "xem xét lựa chọn doanh nghiệp, chuỗi sản xuất tôm, cá tra, cá ngừ, rong tảo biển để hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật trong nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm giá trị gia tăng cao có nguồn gốc từ nguyên liệu và phụ phẩm thủy sản (Tại Điểm c Khoản 1 Điều 2).

Bộ Khoa học và Công nghệ “....đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các mặt hàng giá trị gia tăng (dầu cá, collagen, chitin, chitosan, bột cá...) từ phụ phẩm trong chế biến thủy sản” (Tại Điểm a Khoản 2 Điều 2).

Các doanh nghiệp cần chủ động đề xuất với Chính phủ trực tiếp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc thông qua đầu mối là Sở Khoa học và Công nghệ các địa phương để tham gia triển khai các hoạt động này.

PV: Xin trân trọng cám ơn ông!

Theo Báo QĐND

Bình Định: Gói thầu sửa chữa QL19B hơn 10 tỷ đồng về tay ai?

Bình Định: Gói thầu sửa chữa QL19B hơn 10 tỷ đồng về tay ai?

09/05/2025 10:20

Gói thầu Xây lắp công trình, thuộc dự án sửa chữa Quốc lộ 19B vừa được Sở Xây dựng tỉnh Bình Định “trao” cho Công ty TNHH Xây dựng Tổng hợp Minh Thảo, với giá hơn 10 tỷ đồng.

Cà Mau: Không đối thủ cạnh tranh, Cty Quyền Đăng “ẵm trọn” gói thầu tiền tỷ

Cà Mau: Không đối thủ cạnh tranh, Cty Quyền Đăng “ẵm trọn” gói thầu tiền tỷ

09/05/2025 06:25

Một gói thầu trị giá hơn 4 tỷ đồng tại huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) chỉ có duy nhất một nhà thầu tham dự và trúng thầu – đó là Công ty TNHH MTV Quyền Đăng.

Vĩnh Long: Xây dựng KVK trúng gói thầu nâng cấp hệ thống thoát nước gần 4,6 tỷ

Vĩnh Long: Xây dựng KVK trúng gói thầu nâng cấp hệ thống thoát nước gần 4,6 tỷ

08/05/2025 17:20

Là nhà thầu duy nhất dự gói xây lắp số 01, Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng KVK (Xây dựng KVK ) được Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Vĩnh Long công bố trúng thầu với giá gần 4,6 tỷ đồng…

Cà Mau: Cty Như Thịnh thắng dễ gói thầu nâng cấp đường GTNT hơn 4 tỷ

Cà Mau: Cty Như Thịnh thắng dễ gói thầu nâng cấp đường GTNT hơn 4 tỷ

08/05/2025 12:37

Một mình tham dự, Công ty TNHH XD Như Thịnh dễ dàng về đích gói thầu số 05: Thi công xây dựng, thuộc dự án “Nâng cấp, mở rộng đường và cầu giao thông nông thôn tuyến bờ Nam kênh Kiểm Lâm Ngoài, xã Trần Hợi”

TP HCM: Năng lực nhà thầu trúng gói thiết kế nội thất phòng họp BV Răng Hàm Mặt

TP HCM: Năng lực nhà thầu trúng gói thiết kế nội thất phòng họp BV Răng Hàm Mặt

08/05/2025 08:41

Dù dự thầu giá cao hơn hai đối thủ, Công ty Tiến Hưng đã được phê duyệt trúng gói thầu thiết kế, trang trí nội thất phòng họp giao ban lầu 7 tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh.

Tấn Lộc trúng 3 gói thầu lớn tại Ban QLDA &PTQĐ TP Mỹ Tho

Tấn Lộc trúng 3 gói thầu lớn tại Ban QLDA &PTQĐ TP Mỹ Tho

07/05/2025 18:28

Công ty TNHH Xây dựng Cầu đường Tấn Lộc trúng 3 gói thầu tại Ban QLDA Phát triển quỹ đất TP Mỹ Tho, tổng giá trị hơn 18 tỷ đồng. Cả ba gói đều thuộc lĩnh vực thi công hạ tầng giao thông.

Liên danh 2 thành viên trúng gói sửa chữa nâng cấp Trung tâm GDTX tỉnh Hậu Giang

Liên danh 2 thành viên trúng gói sửa chữa nâng cấp Trung tâm GDTX tỉnh Hậu Giang

07/05/2025 11:30

Duy nhất Liên danh gồm Công ty CP Xây dựng Dân dụng và Hạ tầng HTC - Công ty CP Phát triển Nhà Hậu Giang tham gia và trúng gói thầu thi công xây dựng thuộc dự án Nâng cấp, sửa chữa TT GDTX tỉnh Hậu Giang

Biết gì về Cty Xây dựng Trần Phú khi trúng loạt gói thầu lớn tại Tây Nguyên?

Biết gì về Cty Xây dựng Trần Phú khi trúng loạt gói thầu lớn tại Tây Nguyên?

07/05/2025 10:02

CTCP Đầu tư Xây dựng Trần Phú đã trúng 6 gói thầu có giá trị lớn như cải tạo trụ sở Tỉnh ủy Đắk Lắk, xây giảng đường Trường Đại học Tây Nguyên hay dự án hạ tầng thủy lợi ở Ea Kar… chỉ trong 4 tháng đầu 2025.

Cty Hàng tiêu dùng Biên Hòa bị phạt 420 triệu đồng, buộc di dời nhà máy

Cty Hàng tiêu dùng Biên Hòa bị phạt 420 triệu đồng, buộc di dời nhà máy

07/05/2025 09:16

 CTCP Hàng tiêu dùng Biên Hòa bị phạt tiền 420 triệu đồng và đình chỉ nguồn phát sinh chất thải không có giấy phép môi trường thời gian 4,5 tháng.

Cần Thơ: Cty Tân Thuận Trung thắng gói thầu xây trường THCS Thới Long

Cần Thơ: Cty Tân Thuận Trung thắng gói thầu xây trường THCS Thới Long

07/05/2025 07:50

Dù giá dự thầu cao hơn 03 đối thủ còn lại, nhưng Công ty TNHH Tân Thuận Trung đã xuất sắc giành được gói thầu Thi công xây dựng thuộc dự án Trường Trung học cơ sở Thới Long với giá 9,763 tỷ đồng