largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Nông dân Tây nguyên lại rục rịch "đánh bạc" với cây hồ tiêu

Giá tiêu bật tăng đã khiến nhiều nông dân tại Tây nguyên, đặc biệt là các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông đang đổ tiền thu mua các loại trụ gỗ, trụ bê-tông, tiếp tục đánh cược với cây tiêu trong khi các bệnh dịch trên cây trồng này như bệnh tuyến trùng, thối gốc vẫn chưa có thuốc đặc trị.

Khoảng một tháng trở lại đây, giá tiêu tăng từ 51.000 - 52.000 đồng/kg lên 74.000 - 75.000 đồng/kg, khiến việc mua bán cọc gỗ, trụ gỗ trồng tiêu cũ tại các tỉnh Tây nguyên trở nên nhộn nhịp. Theo tìm hiểu của chúng tôi, nguồn trụ cũ này chủ yếu là trụ gỗ thuộc các nhóm gỗ như cà chít vàng, căm xe được thu mua từ các vùng trồng tiêu lớn trước đây như Eahleo (Đắk Lắk), Chư Sê (Gia Lai).

Ông Hà Viết Hùng (ngụ xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, Đắk Nông) cho biết gia đình vừa đầu tư mua gần 500 trụ tiêu cũ với giá 85.000 - 90.000 đồng/trụ xẻ (loại trụ được xẻ từ trụ tròn) để dự kiến trồng xen canh trong rẫy cà phê của gia đình. Với những người có điều kiện thì có thể đầu tư trụ gỗ tròn với giá cao hơn nhiều, khoảng 400.000 - 450.000 đồng/trụ cao từ 4 - 4,5 mét. Nguồn cung trụ rất dễ dàng, chỉ cần gọi điện cho các thương lái để đặt hàng theo yêu cầu là có xe chở trụ tới tận nhà. Còn bà Nguyễn Thị Si (ngụ khu vực Thuận An, Đắk Mil) cũng đang ý định nếu giá tiêu tiếp tục tăng cao như hiện nay thì ngoài việc phục hồi vườn tiêu sẽ có kế hoạch trồng thêm vài trăm nọc khác. Khi giá tiêu tăng thì ngay cả tiêu lép cũng được thương lái thu mua với giá 20.000 đồng/kg.

Hiện nay, vấn đề lớn nhất đối với người trồng hồ tiêu tại các tỉnh Tây nguyên không phải là giá cả mà chủ yếu vẫn là dịch bệnh. Các chủ vườn cho biết họ sợ nhất là bệnh thối gốc, chết dây hay còn gọi là bệnh chết nhanh, chết chậm. Loại bệnh này một khi xuất hiện tại vườn sẽ làm chết hàng loạt nọc tiêu, trong khi đó việc phòng và trị bệnh rất khó khăn, tốn kém và thường không mang lại hiệu quả. Trên thực tế, bệnh thường chỉ xuất hiện trên các vườn tiêu từ 3 năm tuổi trở lên. Vào mùa mưa, nấm bệnh có thể xâm nhập được hầu hết tất cả các bộ phận của cây như lá, rể, thân, nhánh... đặc biệt là phần nằm trong đất và sát mặt đất.

Để phòng bệnh, nông dân thường phun hay tưới gốc một số loại thuốc đặc hiệu, thậm chí đã kết hợp các loại thuốc đặc hiệu với nhau trong quá trình phòng, chữa bệnh nhưng hiệu quả cũng còn hạn chế. Nhiều chủ vườn tại khu vực xã Đắk Ndrung (huyện Đắk Song) vẫn còn chưa "hoàn hồn" với cây tiêu, song khi giá tiêu tăng họ cũng thấy phấn khởi, tiếp tục nuôi hy vọng vào loại cây công nghiệp này.

Khoảng 5 - 6 năm trước, nhiều chủ vườn tại khu vực này thấy giá hồ tiêu cao nên đã mạnh dạn phá bỏ vườn cà phê chuyển sang trồng hồ tiêu nhưng sau bao năm chăm sóc, cây hồ tiêu cho thu bói thì giá cả lao dốc, nhiều vườn tiêu nhiễm bệnh rồi chết sạch, để lại cho người nông dân hàng đống nợ. Theo thống kê, chỉ riêng huyện Đắk Song có hơn 15.200ha hồ tiêu, chiếm phân nửa diện tích tiêu của tỉnh Đắk Nông nhưng đã có hàng ngàn ha tiêu bị nhiễm bệnh, gây thiệt hại nặng nề.

Phơi hồ tiêu sau thu hoạch

Phơi hồ tiêu sau thu hoạch

Trên thực tế, việc tái vườn còn gặp vấn đề về giống, để tìm nguồn giống hiện nay người nông dân thường tự tay tìm đến những vườn cây còn xanh tốt, chưa có dấu hiệu bị nhiễm bệnh để xin lươn tiêu về ươm trồng, tuy nhiên cách làm này cũng chỉ thực hiện cảm quan bằng mắt thường chứ không ai dám chắc chắn giống đảm bảo sạch bệnh. Chính vì lẽ đó mà nhiều vườn ươm không dám nhân giống tiêu do tâm lý của người nông dân rất lo ngại, không tin tưởng về nguồn giống.

Được biết, hiện diện tích và sản lượng hồ tiêu tại nhiều vùng trồng tiêu đã không còn nhiều song việc mở rộng diện tích trồng tiêu cũng không được khuyến khích. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong thời điểm giá hồ tiêu tăng bất thường như hiện nay, người nông dân không vì giá tăng mà mở rộng diện tích trồng hồ tiêu như những năm 2013 - 2014. Đặc biệt, không trồng hồ tiêu ở những diện tích có điều kiện thổ nhưỡng khí hậu không thích hợp. Những vườn tiêu tái canh cần tuân thủ quy trình sản xuất, phát triển bền vững đã được cơ quan khuyến nông các địa phương triển khai.

Với thời điểm tiêu tăng giá như hiện nay thì bài học về việc mở rộng diện tích hồ tiêu một cách ồ ạt trong những năm trước vẫn còn nguyên giá trị. Trong khi giá hồ tiêu thế giới tăng cao, nhiều vùng nguyên liệu đã "bất chấp" khuyến cáo để mở rộng diện tích, tạo nguồn cung toàn cầu quá lớn so với nhu cầu tiêu thụ.

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

16/01/2024 11:17

Nông dân Trà Vinh đang bước vào thu hoạch mía niên vụ 2023-2024, bà con rất phấn khởi vì được cả mùa lẫn giá. Đây là năm thứ 02 liên tiếp người trồng mía tại đây có lãi cao, sau chục năm bị thua lỗ.

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

16/01/2024 10:15

Từ cuối năm 2023 đến nay, nông dân trồng chuối ở H.Trảng Bom liên tiếp nhận tin kém vui về mã số vùng trồng, phân bón và hiện tại là giá chuối chỉ còn 1-2,5 ngàn đồng/kg. Đã có nhà vườn chấp nhận băm chuối ủ làm phân vì giá quá thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

13/01/2024 15:45

Vài tuần trở lại đây, giá chuối cấy mô xuất khẩu rơi theo chiều thẳng đứng, hiện chỉ còn 1-2 ngàn đồng/kg. Nhiều nông dân trồng chuối xuất khẩu như “ngồi trên lửa” vì giá bán rẻ như cho nhưng vẫn khó gọi được thương lái đến mua.

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

12/01/2024 16:30

Một người nông dân đã có bước đi táo bạo trên đất quê. Tận dụng thuận lợi của thời tiết, khí hậu, ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Phú Hiệp 1, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh đã xây dựng mô hình sản xuất cà phê chồn, từng bước nâng cao giá trị hạt cà phê, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

12/01/2024 10:08

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và mua làm quà biếu của người dân và du khách, ngư dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng hải sản khô và sản phẩm chế biến đảm bảo chất lượng...

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

12/01/2024 07:06

 Ngày 10/1, UBND huyện Xuyên Mộc tổ chức hội nghị kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

09/01/2024 17:34

Chiều 8/1, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) đã bàn giao Hệ thống máy xay xát thực hiện mô hình liên kết điểm cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh (huyện Long Điền).

Thấp thỏm thanh long vụ tết

Thấp thỏm thanh long vụ tết

08/01/2024 08:45

Từ đầu tháng 10 Âm lịch trở lại đây, nông dân tỉnh Bình Thuận bước vào cao điểm chong đèn thanh long vụ tết trong nỗi thấp thỏm... thanh long rớt giá.

 Xuất bán 267.000 tấn ‘vàng đen’, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ

 Xuất bán 267.000 tấn ‘vàng đen’, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ

06/01/2024 10:58

Nước ta xuất bán tổng lượng “vàng đen” lên đến 267.000 tấn trong năm 2023. Theo đó, Việt Nam là quốc gia cung cấp “vàng đen” lớn nhất vào thị trường Mỹ.

“Thủ phủ” nghề làm hải sản khô Gành Hào vào mùa Tết

“Thủ phủ” nghề làm hải sản khô Gành Hào vào mùa Tết

05/01/2024 21:22

Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu không chỉ được biết đến với nghề khai thác hải sản phát triển mạnh mà còn là một trong những “thủ phủ” làm khô ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.