largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Nợ xấu ngân hàng tăng mạnh quý đầu năm

Trong bối cảnh nợ xấu đang có xu hướng tăng mạnh, năng lực quản trị rủi ro tín dụng, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu… sẽ là các yếu tố phân hóa bức tranh tài chính và triển vọng lợi nhuận của các ngân hàng.

a

Nguy cơ nợ xấu tăng, chất lượng tài sản giảm sút, tăng trích lập dự phòng dẫn tới ảnh hưởng tăng trưởng lợi nhuận… là những vấn đề được nhiều cổ đông chất vấn lãnh đạo ngân hàng tại AGM năm 2023, đặc biệt là ở những nhà băng có tỷ lệ cho vay bất động sản và/hoặc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp lớn.

Những lo ngại này không phải không có cơ sở, bởi hoạt động kinh doanh của nhóm ngân hàng phụ thuộc nhiều vào biến động kinh tế vĩ mô nói chung, sức khỏe tài chính của khu vực doanh nghiệp và cư dân. Trong thời gian qua, 2 yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các tổ chức tín dụng là sự đóng băng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp và khó khăn của ngành bất động sản. Theo số liệu từ FiinGroup, nợ xấu liên quan đến bất động sản tính đến cuối năm 2022 chiếm xấp xỉ 20% tổng quy mô nợ xấu trên bảng cân đối kế toán của các tổ chức tín dụng.

Thêm vào đó, chất lượng tín dụng cũng đang đi xuống ở nhiều ngành, nợ xấu dần lộ diện kể từ khi Thông tư 14/2021/TT-NHNN hết hiệu lực từ tháng 6/2022. Tại báo cáo gửi Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tỷ lệ nợ xấu nội bảng tính đến cuối tháng 2/2023 là 2,91% (tăng so với mức 2,46% vào cuối năm 2016; mức 1,49% vào cuối năm 2021 và mức 2 % vào cuối năm 2022).

Nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5) của các nhà băng tại thời điểm cuối quý I/2023 đều tăng so với số đầu kỳ. Thống kê cho thấy 26 ngân hàng có hơn 167.923 tỷ đồng nợ xấu, tăng 24,18% so với số đầu kỳ (trong đó nợ nhóm 5 chỉ tăng hơn 3,05%). Theo dữ liệu, chỉ duy nhất VietABank và PGBank ghi nhận nợ xấu giảm lần lượt 0,37% và 3,48%.

Top các nhà băng ghi nhận nợ xấu tăng mạnh trong quý I/2023 gồm: TPBank (+83,96%), MBBank (+68,02%), OCB (+51,4%), VIB (+46,69%), BIDV (+40,32%), ABBank (+35,25%), MSB (+33,76%), ACB (+31,47%), TCB (+30,13%)….

Ảnh: Hóa Khoa

Ảnh: Hóa Khoa

 

Nợ nhóm 3, 4, 5 tăng mạnh, trong khi cho vay khách hàng chỉ tăng nhẹ 6,61%. Điều này dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối quý I/2023 của các ngân hàng tăng bình quân lên đến gần 19% so với số đầu kỳ. Trong đó, tăng mạnh nhất là TPBank (71,44%), MBBank (60,75%), OCB (48,8%), VIB (48,46%), BIDV (33,74%), ABBank (39,61%), MSB (33,76%), ACB (32,24%), Eximbank (30,3%)….

Xếp top 1 tỷ lệ nợ xấu là Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) với nợ xấu lên đến gần gần 23%. NCB cho biết tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng cao do ngân hàng thực hiện phân loại lại nợ xấu, nợ quá hạn theo đúng tình trạng khoản nợ theo quy định của NHNN, đặc biệt là sau khi các thông tư quy định về việc cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi suất cho vay khách hàng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 đã hết hiệu lực từ 30/6/2022 làm cho áp lực trả nợ đè nặng lên khách hàng.

Xếp tiếp theo là VPBank (6,24%), VietBank (4,31%), ABBank (4,03%), VIB (3,64%), VietCapital Bank (2,93%), SHB (2,83%), VIB (2,62%)….

Từ đó, giới chuyên gia dự báo chi phí dự phòng rủi ro tin dụng trong năm 2023 sẽ tăng và ảnh hưởng trực tiếp triển vọng lợi nhuận ngân hàng. Đặc biệt, với các nhà băng có tỷ lệ cho vay lớn ở lĩnh vực bất động sản, các khoản cho vay này có thể trở thành nợ xấu nếu dòng vốn vào lĩnh vực này tiếp tục bị thắt chặt. Dù vậy, rủi ro tín dụng sẽ có sự phân hóa giữa các tổ chức tín dụng, trong đó các nhà băng có dư nợ tín dụng bất động sản cao sẽ phải đối mặt với áp lực trích lập dự phòng lớn hơn so với các ngân hàng thuần bán lẻ.

Một yếu tố khác phân hóa giữa các tổ chức tín dụng là chỉ tiêu tỷ lệ bao phủ nợ xấu. Nhiều nhà băng đã có bộ đệm dự phòng cao ở mức gấp đôi, thậm chí gấp 3 quy mô nợ xấu nội bảng. Điều này cho phép các ngân hàng này có nguồn lực vững chắc để chống chọi với rủi ro tín dụng. Không khó để chỉ ra các ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao như Vietcombank (321%), BacABank (195%), VietinBank (173%), BIDV (171%), MBBank (138%), Techcombank (134%), ACB (117%)….

Ảnh: Hóa Khoa

Ảnh: Hóa Khoa

 

Còn những ngân hàng có bộ đệm dự phòng mỏng sẽ đối diện áp lực trích tăng lập dự phòng và làm hao mòn lợi nhuận trong năm 2023 và có thể tạo áp lực lên thanh khoản.

Theo FiinRatings, các ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao sẽ có khả năng chống chọi tốt hơn trong điều kiện thị trường bất lợi như nợ xấu tăng từ tín dụng bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp hay biên lãi thuần bị ảnh hưởng.

Rõ ràng, năng lực quản trị rủi ro tín dụng, khả năng kiểm soát tỷ lệ nợ xấu… sẽ là thước đo phân hóa bức tranh lợi nhuận của nhóm ngân hàng trong năm 2023. Nhất là khi nhiều bên nhìn nhận tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng có thể tăng nhẹ vào năm 2023, một phần do Thông tư 14/2021/TT-NHNN hết hiệu lực. Ngoài ra, nợ xấu còn có thể tăng lên do các vấn đề liên quan đến ngành bất động sản, khi các điều kiện thanh khoản bị thắt chặt và thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị kiểm soát chặt chẽ.

Vốn chủ sở hữu của 'anh cả' ngành ngân hàng tăng 21,6%, nợ xấu cũng tăng

Vốn chủ sở hữu của 'anh cả' ngành ngân hàng tăng 21,6%, nợ xấu cũng tăng

22/04/2024 09:38

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa công BCTC năm 2023 với vốn chủ sở hữu tăng 29.366 tỷ đồng, tương đương 21,6% và lợi nhuận sau thuế ghi nhận mức 33.054 tỷ đồng.

Giá vé tàu Tết Giáp Thìn tăng 10%, hầu hết các chuyến đã kín chỗ.

Giá vé tàu Tết Giáp Thìn tăng 10%, hầu hết các chuyến đã kín chỗ.

01/02/2024 13:37

Thời điểm hiện tại, những chuyến tàu Bắc - Nam trong dịp Tết Nguyên đán 2024 cơ bản đã kín chỗ dù giá vé tăng 3 - 10% so với thường ngày.

Shopee, Tiki, Lazada, TikTok Shop và Sendo đạt hơn 232.000 tỉ đồng doanh thu trong 2023

Shopee, Tiki, Lazada, TikTok Shop và Sendo đạt hơn 232.000 tỉ đồng doanh thu trong 2023

01/02/2024 09:30

Thị trường thương mại điện tử năm 2023 tại Việt Nam có doanh thu lên đến gần 500.000 tỉ đồng, trong đó 5 ông lớn gồm: Shopee, Tiki, Lazada, TikTok Shop và Sendo đạt hơn 232.000 tỉ đồng.

Tốn 4 - 5 tháng lương để về quê ăn Tết, sao không về dịp khác?

Tốn 4 - 5 tháng lương để về quê ăn Tết, sao không về dịp khác?

31/01/2024 19:22

Liệu có nhất thiết năm nào cũng đưa cả nhà về quê ăn Tết khi chi phí tương đương 4-5 tháng lương; thu xếp để về dịp khác trong năm cũng được mà.

Ứng lời bầu Đức “làm gì còn ruột mà rút”: lỗ lũy kế HAGL Agrico (HNG) lên hơn 8.000 tỷ sau 12 quý lỗ liên tiếp, đối mặt nguy cơ huỷ niêm yết bắt buộc

Ứng lời bầu Đức “làm gì còn ruột mà rút”: lỗ lũy kế HAGL Agrico (HNG) lên hơn 8.000 tỷ sau 12 quý lỗ liên tiếp, đối mặt nguy cơ huỷ niêm yết bắt buộc

31/01/2024 11:01

Tính đến cuối năm 2023, số lỗ lũy kế theo đó đã tăng lên 8.054 tỷ đồng, trong khi vốn góp chủ sở hữu 11.085 tỷ đồng; tổng nợ vay ghi nhận hơn 8.200 tỷ đồng, gấp 4 lần vốn chủ sở hữu (2.306 tỷ).

Bình Dương: DN Lê Quang có trúng gói thầu trang trí đèn hơn 7 tỷ?

Bình Dương: DN Lê Quang có trúng gói thầu trang trí đèn hơn 7 tỷ?

31/01/2024 08:49

Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh TP. Tân Uyên đã hoàn thành mở thầu gói trang trí đèn giăng đường ĐT746, đèn hoa đường Nguyễn Văn Linh và đường Phan Đình Phùng mừng Đảng, mừng Xuân năm 2024, trị giá hơn 7 tỷ đồng…

Masan đạt doanh thu hơn 78.000 tỷ đồng năm 2023

Masan đạt doanh thu hơn 78.000 tỷ đồng năm 2023

30/01/2024 15:28

Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) đã công bố báo cáo tài chính chưa kiểm toán của Quý 4/2023 và cả năm 2023.

Heo nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam, người chăn nuôi lỗ nặng

Heo nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam, người chăn nuôi lỗ nặng

30/01/2024 13:31

Có tới 30% lượng thịt lợn tiêu thụ tại Việt Nam đến từ nguồn nhập lậu, 6.000 - 7.000 con lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ được buôn bán trái phép vào Việt Nam mỗi ngày.

Dân công sở tất tả đổi tiền lẻ mới, không có mệnh giá 20.000 đồng

Dân công sở tất tả đổi tiền lẻ mới, không có mệnh giá 20.000 đồng

29/01/2024 16:30

Nhu cầu đổi tiền lẻ mới để lì xì dịp Tết tăng cao nhưng năm nay, tiền lẻ mới mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng ngày càng ít.

Hạt điều Bình Phước đóng góp 32% năng lực xuất khẩu điều quốc gia

Hạt điều Bình Phước đóng góp 32% năng lực xuất khẩu điều quốc gia

29/01/2024 15:17

Theo Sở Công thương tỉnh Bình Phước, từ năm 2016 đến nay, ngành điều Bình Phước đóng góp 32% năng lực xuất khẩu điều quốc gia.Còn đối với kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Phước, mức đóng góp của hạt điều là 38%, được coi là có vai trò lớn cho xuất khẩu.