largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Nhọc nhằn nghề "thổi lửa nướng tầm vông" vùng quê An Giang

Trước khi đưa cây tầm vông vào sử dụng hoặc chế biến thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ, người dân Tri Tôn (An Giang) phải dùng nhiệt để làm thẳng cây tầm vông. Từ đó, nghề uốn tầm vông cũng ra đời.

Từ loại cây mọc hoang, người dân An Giang đã biến tầm vông thành một ngành nghề sản xuất kéo theo sự ra đời của nghề uốn tầm vông và được người dân Thất Sơn lưu giữ hơn 30 năm nay.

Từ loại cây mọc hoang, người dân An Giang đã biến tầm vông thành một ngành nghề sản xuất kéo theo sự ra đời của nghề uốn tầm vông và được người dân Thất Sơn lưu giữ hơn 30 năm nay.

Vùng miền Tây, cây tầm vông được trồng nhiều ở các xã Lương Phi, Núi Tô, An Tức, Cô Tô.. thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nhờ loại cây này mà bà con địa phương có công ăn việc làm ổn định suốt bao đời nay.

Theo đặc thù sinh trưởng tự nhiên, cây tầm vông thường bị cong ở phần gốc và ngọn, đôi khi cong ở phần giữa nhưng rất hiếm. Trước khi đưa cây tầm vông vào sử dụng hoặc chế biến thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cây cần phải được uốn thẳng một cách tương đối.

Chính vì yêu cầu này, nghề uốn tầm vông ở huyện Tri Tôn ra đời hàng chục năm qua.

Cây tầm vông được trồng tập trung ở các xã như Lương Phi, Ô Lâm, Cô Tô và thị trấn Ba Chúc thuộc huyện Tri Tôn. Một cây tầm vông phải mất từ 5-7 năm mới cho thu hoạch Ảnh: Ngọc Linh.

Cây tầm vông được trồng tập trung ở các xã như Lương Phi, Ô Lâm, Cô Tô và thị trấn Ba Chúc thuộc huyện Tri Tôn. Một cây tầm vông phải mất từ 5-7 năm mới cho thu hoạch Ảnh: Ngọc Linh.

Khi được hỏi nguồn gốc của nghề uốn tầm vông, ông Trần Văn Manh - ngụ xã Lương Phi, thợ có gần 30 năm theo nghề này - cho biết, chỉ nhớ rằng nghề này xuất phát từ Tây Ninh sau đó lan đến An Giang còn có tự bao giờ thì ông chẳng rõ.

Cứ độ từ tháng giêng đến tháng 6 âm lịch hàng năm khi tầm vông vào vụ thu hoạch cũng là lúc các dịch vụ đốn, vận chuyển, uốn tầm vông phát triển theo.

Nghề uốn tầm vông nghe thì dễ nhưng khi bắt tay vào làm mới thấy cái khó của người thợ. Dưới cái nắng trời oi bức kế bên là bếp lửa luôn cháy rực, đôi tay của họ phải luôn thoăn thoắt để xoay chuyển không ngừng.

Do thân tầm vông quá dài nên phải chia ra 2 người làm, một người uốn gốc, người còn lại uốn ngọn, tiền công thì chia ra mỗi cây uốn thành phẩm rồi tính giá từ 1500-2000 đồng 1 cây. Mỗi ngày, người có tay nghề cao sẽ uốn được từ 200-250 cây. Trung bình, người thợ uốn tầm vông sẽ có thu nhập từ 200.000 - 300.000 đồng/người/ngày.

"Mỗi lượt sẽ uốn từ 10-15 cây tầm vông, tùy vào kích thước, độ dài, độ "già" của cây. Công việc này thường bắt đầu từ sáng đến 4-5 giờ chiều. Những ngày cao điểm, nhu cầu về số lượng tầm vông tăng cao, người lao động phải làm cho đến tối", ông Huỳnh Văn Đẩu chia sẻ.

Cây tầm vông sau khi đốn được đem đi uốn thẳng, khi bán ra thị trường sẽ có giá cao hơn khi chưa uốn.

Cây tầm vông sau khi đốn được đem đi uốn thẳng, khi bán ra thị trường sẽ có giá cao hơn khi chưa uốn.

Làm nghề quen tay nên chỉ cần nhìn cây tầm vông là các thợ đều biết uốn theo chiều nào và điều tiết lửa cho phù hợp, không chỉ đàn ông mà cả chị em phụ nữ cũng làm được cả công việc này.

Bà Đặng Thị Liền (42 tuổi) với hơn 5 năm kinh nghiệm trong nghề uốn tầm vông cho biết, trước đây tiền công uốn tầm vông rất rẻ chỉ 350 đồng/cây. Giá thuê thấp nhiều người bỏ nghề nên thiếu hụt nhân công rồi từ từ giá uốn tầm vông mới tăng lên cho đến nay được gần 2.000 đồng/cây.

Để tầm vông dễ thẳng người thợ sử dụng những chiếc móc sắt móc vào tầm vông.

Để tầm vông dễ thẳng người thợ sử dụng những chiếc móc sắt móc vào tầm vông.

Bà Liền ngụ ấp An Ninh, xã Lương Phi là một trong số ít phụ nữ theo nghề uốn tầm vông suốt thời gian dài.

Bà Liền ngụ ấp An Ninh, xã Lương Phi là một trong số ít phụ nữ theo nghề uốn tầm vông suốt thời gian dài.

Vì gánh nặng áo cơm vẫn có nhiều lao động nghèo như bà Liền chọn nghề "thổi lửa nướng tầm vông" mà sinh sống. Nắng nóng kèm theo cái bếp lò luôn nóng hừng hực, nhiều lúc gió lùa, lửa phực lên cháy xém phỏng cả tay, rát cả mặt.

Chưa kể đến nhức vai, người thợ phải chấp nhận tay chân luôn bị những vệt chai sạn vì liên tục làm việc nặng. Dẫu cực là thế nhưng khi mùa mưa xuống nhiều chủ bãi tầm vông phải gác lò, chờ qua mùa mưa lại tiếp tục công việc. Cả chủ và người làm công đều phải xoay trở công việc khác.

Empty
Tầm vông sau khi uốn thẳng sẽ được thương lái thu mua giao về các vùng nuôi tôm như Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang.

Tầm vông sau khi uốn thẳng sẽ được thương lái thu mua giao về các vùng nuôi tôm như Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang.

Tầm vông sau khi được uốn xong sẽ được thương lái các vùng đến chở về miệt dưới nhiều nhất là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang và Sóc Trăng. Với giá dao động từ 9.000- 45.000 đồng tùy kích thước cây.

Cái nghề thổi lửa nướng tầm vông tuy cực nhọc vất vả nhưng mang lại cuộc sống cho nhiều lao động vùng Thất Sơn, giúp hàng trăm hộ dân an cư lạc nghiệp.

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

16/01/2024 11:17

Nông dân Trà Vinh đang bước vào thu hoạch mía niên vụ 2023-2024, bà con rất phấn khởi vì được cả mùa lẫn giá. Đây là năm thứ 02 liên tiếp người trồng mía tại đây có lãi cao, sau chục năm bị thua lỗ.

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

16/01/2024 10:15

Từ cuối năm 2023 đến nay, nông dân trồng chuối ở H.Trảng Bom liên tiếp nhận tin kém vui về mã số vùng trồng, phân bón và hiện tại là giá chuối chỉ còn 1-2,5 ngàn đồng/kg. Đã có nhà vườn chấp nhận băm chuối ủ làm phân vì giá quá thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

13/01/2024 15:45

Vài tuần trở lại đây, giá chuối cấy mô xuất khẩu rơi theo chiều thẳng đứng, hiện chỉ còn 1-2 ngàn đồng/kg. Nhiều nông dân trồng chuối xuất khẩu như “ngồi trên lửa” vì giá bán rẻ như cho nhưng vẫn khó gọi được thương lái đến mua.

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

12/01/2024 16:30

Một người nông dân đã có bước đi táo bạo trên đất quê. Tận dụng thuận lợi của thời tiết, khí hậu, ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Phú Hiệp 1, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh đã xây dựng mô hình sản xuất cà phê chồn, từng bước nâng cao giá trị hạt cà phê, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

12/01/2024 10:08

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và mua làm quà biếu của người dân và du khách, ngư dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng hải sản khô và sản phẩm chế biến đảm bảo chất lượng...

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

12/01/2024 07:06

 Ngày 10/1, UBND huyện Xuyên Mộc tổ chức hội nghị kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

09/01/2024 17:34

Chiều 8/1, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) đã bàn giao Hệ thống máy xay xát thực hiện mô hình liên kết điểm cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh (huyện Long Điền).

Thấp thỏm thanh long vụ tết

Thấp thỏm thanh long vụ tết

08/01/2024 08:45

Từ đầu tháng 10 Âm lịch trở lại đây, nông dân tỉnh Bình Thuận bước vào cao điểm chong đèn thanh long vụ tết trong nỗi thấp thỏm... thanh long rớt giá.

 Xuất bán 267.000 tấn ‘vàng đen’, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ

 Xuất bán 267.000 tấn ‘vàng đen’, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ

06/01/2024 10:58

Nước ta xuất bán tổng lượng “vàng đen” lên đến 267.000 tấn trong năm 2023. Theo đó, Việt Nam là quốc gia cung cấp “vàng đen” lớn nhất vào thị trường Mỹ.

“Thủ phủ” nghề làm hải sản khô Gành Hào vào mùa Tết

“Thủ phủ” nghề làm hải sản khô Gành Hào vào mùa Tết

05/01/2024 21:22

Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu không chỉ được biết đến với nghề khai thác hải sản phát triển mạnh mà còn là một trong những “thủ phủ” làm khô ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.