Người nghỉ việc do Covid-19 ngồi nhà bấm nút, nhận tiền hỗ trợ
6 dịch vụ được triển khai trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia nhằm hỗ trợ tiền cho những người bị ảnh hưởng bởi dịch. Việc này giúp tiết kiệm 6-10 ngày so với làm thủ tục trực tiếp.
Để tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, nhất là các đối tượng gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19 một cách thuận lợi, công khai, minh bạch, Văn phòng Chính phủ đã phối hợp với một số bộ, cơ quan xây dựng, tích hợp cung cấp 6 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo hướng liên thông điện tử việc xác nhận, xét duyệt, thẩm định giữa các cơ quan.
Việc này nhằm đơn giản hóa thủ tục, giảm thời gian, chi phí thực hiện, hạn chế đi lại, tiếp xúc cho người dân, doanh nghiệp.
6 dịch vụ được triển khai từ hôm nay gồm: Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất của người dân, doanh nghiệp; hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương; hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động; kê khai gia hạn nộp thuế doanh nghiệp; kê khai gia hạn nộp thuế cá nhân; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về khó khăn, vướng mắc trong thực hiện hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Từ hôm nay, 6 dịch vụ sẽ được triển khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia để hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 làm thủ tục nhanh hơn. Ảnh: Tùng Đoàn.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, các dịch vụ công này trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia sẽ hỗ trợ cho 4 triệu người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, rút ngắn thời gian thực hiện từ 6 đến 10 ngày làm việc với từng đối tượng so với cách triển khai trực tiếp.
“Các dịch vụ này rất quan trọng. Làm tốt sẽ thúc đẩy việc hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, chính xác và hạn chế vấn đề gian lận, trục lợi chính sách”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.
Ông lưu ý các bộ, cơ quan trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến phải có sự kết nối, chia sẻ cũng như làm rõ vấn đề phân quyền, phân cấp giải quyết thủ tục và kiểm soát quy trình thủ tục hành chính của từng ngành.
Người phát ngôn Chính phủ nhấn mạnh phải thực sự cải cách, cắt giảm giấy phép con, những rào cản không cần thiết, với nguyên tắc người dân, doanh nghiệp chỉ cần đăng nhập một lần và không phải mang giấy tờ đến từng cơ quan để làm thủ tục.
“Với gói an sinh xã hội, nếu để 1-2 tháng không trả được hoặc người dân đi lại mấy lần không lấy được tiền hỗ trợ thì cũng không còn ý nghĩa. Chúng ta đứng trên góc độ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn để chia sẻ với họ”, ông Dũng nhấn mạnh.

Hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ được nhận hỗ trợ bằng cách thao tác trên Cổng dịch vụ công quốc gia để tiết kiệm 6-10 ngày so với thực hiện trực tiếp. Ảnh: Việt Linh.
Ông Dũng khẳng định việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp.
Đây cũng là công cụ quan trọng vừa giúp các bộ, ngành thực thi chính sách vừa giúp MTTQ Việt Nam thực hiện tốt hơn hoạt động giám sát, đánh giá quá trình thực hiện của các bộ, ngành, địa phương và nắm bắt tâm tư, dư luận của nhân dân về chính sách hỗ trợ.
Ví dụ, đối với dịch vụ hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương, Văn phòng Chính phủ đã hoàn thành việc phối hợp với Bộ LĐTB&XH, BHXH Việt Nam xây dựng hệ thống để cung cấp dịch vụ công này trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Theo đó, quy trình giải quyết sẽ được liên thông điện tử giữa 3 cơ quan BHXH, UBND huyện và UBND tỉnh. Doanh nghiệp sẽ không phải thực hiện thủ tục xin xác nhận của Bảo hiểm xã hội; giảm hồ sơ, giấy tờ do được mẫu hóa thống nhất; đồng thời, rút ngắn thời gian luân chuyển hồ sơ giữa các cơ quan.
Dự kiến cắt giảm ít nhất được 6 ngày làm việc so với việc thực hiện trực tiếp, giúp khoảng 3 triệu đối tượng thuộc trường hợp này được hưởng chính sách nhanh hơn.
Tiết kiệm hơn 3.000 tỷ/năm
Cổng Dịch vụ công Quốc gia sau 6 tháng triển khai, từ 8 nhóm dịch vụ ban đầu đã tăng lên 389 dịch vụ công trực tuyến (160 cho công dân, 229 cho doanh nghiệp); cung cấp chức năng thanh toán trực truyến để người dân, doanh nghiệp nộp các nghĩa vụ tài chính liên quan, nhiều dịch vụ công được doanh nghiệp quan tâm thực hiện như thông báo hoạt động khuyến mại, cấp điện, nộp thuế, phí, lệ phí, kê khai, nộp thuế điện tử, đề nghị gia hạn thuế...
Tính đến ngày 8/5, Cổng dịch vụ công quốc gia đã có trên 35 triệu lượt truy cập; trên 134.000 tài khoản đăng ký; trên 7 triệu hồ sơ được đồng bộ trạng thái; trên 55.000 hồ sơ được thực hiện qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia; tiếp nhận, hỗ trợ trên 10.000 cuộc gọi của người dân, doanh nghiệp.
Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến là khoảng 6.490 tỷ đồng/năm, trong đó, riêng Cổng Dịch vụ công Quốc gia đóng góp 3.036 tỷ đồng/năm.
TIN LIÊN QUAN
Biển người chờ xem diễu binh, diễu hành chào mừng đại lễ 30/4
Trước giờ khai mạc chào mừng đại lễ 30/4 diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, người dân háo hức tập trung tại Bến Bạch Đằng, các tuyến Tôn Đức Thắng, Lê Lợi, phố đi bộ Nguyễn Huệ, khu vực chợ Bến Thành... chờ xem diễu binh.
Hào khí đại thắng tái hiện trong chương trình “Mùa Xuân thống nhất”
Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Mùa Xuân thống nhất” tại TP Hồ Chí Minh, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
TP.HCM nắng nóng đỉnh điểm dịp 30/4, người dân cần chuẩn bị và tránh điều gì để không bị say nắng, say nóng?
Trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thời tiết tại TP HCM dự báo sẽ nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, vì thế người dân hãy trang bị các vật dụng cần thiết để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Diễu binh, diễu hành lễ 30-4: Chi tiết các tuyến đường cấm xe từ 3 giờ sáng mai
Nhiều tuyến đường trung tâm TP HCM sẽ cấm người và phương tiên lưu thông từ 3 đến 12 giờ ngày mai, 30-4, để phục vụ diễu binh, diễu hành.
Những chiến binh trên lưng ngựa
Giữa cái nắng gay gắt của những ngày tháng Tư lịch sử, thao trường của Đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Kỵ binh tại TPHCM rộn vang tiếng vó ngựa. Những bước chạy bền bỉ, những hiệu lệnh dõng dạc, tất cả đang hướng về một dấu mốc thiêng liêng: Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ ở nhiều tỉnh, thành phố
Tối 28-4, tại Nghĩa trang Liệt sĩ TPHCM, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM tổ chức “Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ” cấp Trung ương nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025).
Tổng duyệt trình diễn 10.500 drone: Lung linh sắc màu đêm hội thành phố mang tên Bác
Tối 28-4, chương trình tổng duyệt trình diễn 10.500 thiết bị bay không người lái (drone) dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra trên khu vực bờ sông Sài Gòn. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, công nghệ trình diễn với chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác”.
Mãn nhãn đại tiệc ánh sáng từ 10.500 drone trên bầu trời TP HCM
Vào 20h45 tối nay (28/4), bến Bạch Đằng đã chật kín người dân và du khách, drone bắt đầu màn trình diễn trên bầu trời TP HCM.
Hòa Minzy kêu mọi người bảo vệ môi trường khi xem diễu binh
Hòa Minzy - Hứa Vĩ Văn xuống đường dọn rác, kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường khi xem diễu binh.
Những quyền mới của Chủ tịch xã sau sắp xếp
Bên cạnh thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng công chức, Chủ tịch UBND xã còn được bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức...Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa thừa ủy quyền của Thủ tướng, ký tờ trình gửi Quốc hội về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).