Nghiên cứu thành lập hiệp hội ngành hàng tôm ĐBSCL
Nghề nuôi tôm nước ta đang trong thực trạng tỷ lệ nuôi thành công thấp, giá thành sản xuất cao, sản phẩm nhiễm kháng sinh, sản lượng tôm sú không tăng… nên đang dần mất đi vị thế trên thương trường ngành tôm quốc tế.
Ngày 21-7, tại Bạc Liêu, Báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo “Giải pháp môi trường phát triển bền vững ngành tôm”.
Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, địa phương đang tập trung triển khai các giải pháp phát triển nông nghiệp, trọng tâm là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (1 trong 5 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh), để sớm đưa tỉnh Bạc Liêu thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.

Giá thành sản xuất cao nên ngành tôm mất dần lợi thế cạnh tranh
Theo đó, nhiều mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao được phát triển. Đến nay, có 25 công ty và trên 800 hộ dân tham gia, với tổng diện tích trên 4.600ha và 5 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.
Theo ông Thiều, những năm gần đây, nghề nuôi tôm cả nước nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng ngày một phát triển, tăng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn với các địa phương trong việc giải quyết bài toán chống ô nhiễm môi trường phát sinh từ nghề nuôi tôm.
Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Bạc Liêu cũng cho biết, địa phương đang xin chủ trương triển khai Dự án ngăn dòng kênh xáng Cà Mau, trữ ngọt kênh xáng Cà Mau - Bạc Liêu, lấy nước ngọt từ Phụng Hiệp để pha loãng nuôi tôm. Bởi, thời tiết quá nóng thì tôm sẽ không lớn; nước mặn quá thì tôm dễ bệnh.
Ông Thiều đề nghị các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp trao đổi, góp ý về chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm về việc ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý môi trường trong nuôi tôm, để nghề nuôi tôm ngày càng phát triển, mang lại hiệu quả cao và giảm tác động về môi trường.
Theo ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn thủy sản Minh Phú, nghề nuôi tôm nước ta đang trong thực trạng: Tỷ lệ nuôi thành công thấp, giá thành sản xuất cao, sản phẩm nhiễm kháng sinh, sản lượng tôm sú không tăng… Do đó đang dần mất đi vị thế trên thương trường ngành tôm quốc tế. Để khắc phục, cần tập trung các giải pháp: Tích cực triển khai các giải pháp để sản xuất tôm với chi phí cạnh tranh như Ấn Độ và Ecuador; nâng cao thương hiệu ngành tôm…
Phát biểu chỉ đạo (qua hình thức trực tuyến), Bộ Trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ những khó khăn cùng người dân và doanh nghiệp do tình hình xuất khẩu tôm gặp nhiều biến động trong những tháng đầu năm 2023.
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, muốn ngành tôm phát triển bền vững, trước tiên, phải thay đổi tư duy, nhận thức của người dân. Khi người dân đồng tình, ủng hộ và phối hợp cùng các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và nhà khoa học, ngành tôm mới phát triển bền vững và gắn với việc bảo vệ môi trường.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, các địa phương cần nghiên cứu thành lập hiệp hội ngành hàng tôm ở ĐBSCL với sự tham gia của 4 nhà (nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp) để có thể hỗ trợ, chia sẻ khó khăn, cùng nhau phát triển.
TIN LIÊN QUAN
Làng cá khô Phú Thọ (Đồng Tháp) tăng công suất vụ Tết
Thời điểm này, làng cá khô Phú Thọ (xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đang tất bật, rộn ràng không khí sản xuất cá khô nhằm phục vụ khách hàng gần xa trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 sắp đến.
Thanh long Tiền Giang thâm nhập thị trường khó tính
Xác định thanh long là một trong những chủng loại trái cây đặc sản, có lợi thế cạnh tranh của địa phương và mang lại giá trị xuất khẩu cao, đến nay, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng được vùng chuyên canh thanh long xuất khẩu gần 8.600 ha...
Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá
Nông dân Trà Vinh đang bước vào thu hoạch mía niên vụ 2023-2024, bà con rất phấn khởi vì được cả mùa lẫn giá. Đây là năm thứ 02 liên tiếp người trồng mía tại đây có lãi cao, sau chục năm bị thua lỗ.
Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?
Từ cuối năm 2023 đến nay, nông dân trồng chuối ở H.Trảng Bom liên tiếp nhận tin kém vui về mã số vùng trồng, phân bón và hiện tại là giá chuối chỉ còn 1-2,5 ngàn đồng/kg. Đã có nhà vườn chấp nhận băm chuối ủ làm phân vì giá quá thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu
Vài tuần trở lại đây, giá chuối cấy mô xuất khẩu rơi theo chiều thẳng đứng, hiện chỉ còn 1-2 ngàn đồng/kg. Nhiều nông dân trồng chuối xuất khẩu như “ngồi trên lửa” vì giá bán rẻ như cho nhưng vẫn khó gọi được thương lái đến mua.
Nuôi chồn làm cà phê OCOP
Một người nông dân đã có bước đi táo bạo trên đất quê. Tận dụng thuận lợi của thời tiết, khí hậu, ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Phú Hiệp 1, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh đã xây dựng mô hình sản xuất cà phê chồn, từng bước nâng cao giá trị hạt cà phê, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và mua làm quà biếu của người dân và du khách, ngư dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng hải sản khô và sản phẩm chế biến đảm bảo chất lượng...
Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch
Ngày 10/1, UBND huyện Xuyên Mộc tổ chức hội nghị kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.
Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh
Chiều 8/1, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) đã bàn giao Hệ thống máy xay xát thực hiện mô hình liên kết điểm cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh (huyện Long Điền).
Thấp thỏm thanh long vụ tết
Từ đầu tháng 10 Âm lịch trở lại đây, nông dân tỉnh Bình Thuận bước vào cao điểm chong đèn thanh long vụ tết trong nỗi thấp thỏm... thanh long rớt giá.