largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Nghịch lý từ những trụ gió trăm tỷ ‘đắp chiếu’ và nỗi lo thiếu điện

Thủy điện cạn nước, nhiều tổ máy nhiệt điện gặp sự cố, thiếu than và khí… trong khi thời tiết nắng nóng khiến nguy cơ thiếu điện hiện hữu vào mùa Hè năm nay. Trong khi đó, hàng nghìn MW điện sạch vẫn 'treo' chờ cơ chế, những trụ gió trăm tỷ 'đắp chiếu' mà không biết ngày khởi động...

Để đảm bảo cung ứng điện, Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia đã phải huy động các tổ máy chạy dầu có mức giá cao từ ngày 17/4, trong đó ngày nhiều nhất đã huy động 2.498 MW chạy dầu với sản lượng là 14.659 triệu kWh.

Sẽ tăng nhập khẩu điện từ Trung Quốc và Lào

Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, nhu cầu điện tại miền Bắc chiếm gần 50% toàn quốc và tốc độ tăng trưởng cũng cao hơn bình quân cả nước. Tuy nhiên, các nguồn điện mới dự kiến hoàn thành hằng năm trong giai đoạn 2022 - 2025 lại thấp hơn so với tăng trưởng phụ tải.

Miền Bắc có thể thiếu điện từ 1.600 - 4.900 MW vào tháng 5, tháng 6 tới.

Miền Bắc có thể thiếu điện từ 1.600 - 4.900 MW vào tháng 5, tháng 6 tới.

Cụ thể, trong giai đoạn này, khu vực miền Bắc dự kiến chỉ đưa vào 1.427 MW, trong khi công suất cực đại toàn hệ thống điện quốc gia trong mùa Hè năm nay dự kiến tăng thêm 5.530 MW so với năm 2022. Dẫn tới, việc bảo đảm cung cấp điện ngày càng khó khăn và có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt công suất đỉnh, thiếu hụt cục bộ vào các tháng cao điểm nắng nóng.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổng sản lượng nguồn thủy điện, nguồn nhiệt điện than nội, nguồn nhập khẩu giảm mạnh và được bù đắp bằng nguồn nhiệt điện than nhập, đặc biệt sẽ phải huy động thêm các nguồn điện dầu trong các tháng cao điểm mùa khô.

Trong trường hợp các tình huống cực đoan xảy ra như: Công suất đỉnh (Pmax) miền Bắc tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm 2022 (những ngày nắng nóng kéo dài); sự cố tổ máy hoặc chậm tiến độ sửa chữa, đưa vào vận hành nguồn mới; mức nước của các hồ thủy điện lớn giảm sâu… thì hệ thống miền Bắc sẽ gặp tình trạng không đáp ứng được phụ tải đỉnh trong các tháng 5, tháng 6 với công suất thiếu hụt lớn nhất ước tính lên tới khoảng 1.600 – 4.900 MW.

Một trong những giải pháp để bổ sung nguồn điện, EVN cho hay đang đàm phán với Công ty Quốc tế Vân Nam – Trung Quốc để tăng sản lượng, công suất mua trên các đường dây 220kV hiện hữu và bổ sung mua điện thông qua đường dây 110kV. Đồng thời, tăng cường nhập khẩu điện từ Lào.

EVN cũng cho hay, đang đàm phán ký kết các hợp đồng mua bán điện từ Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, một số nhà máy thủy điện và các dự án điện tái tạo chuyển tiếp trên cơ sở thống nhất mức giá tạm thời để đưa vào vận hành.

Theo ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, việc cung cấp điện sẽ gặp khó khăn do phụ tải tăng cao. Vì vậy, Bộ Công Thương yêu cầu EVN huy động hợp lý các nguồn điện hiện có, đồng thời tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện truyền tải nhập khẩu điện từ các quốc gia láng giềng, đẩy nhanh quá trình đàm phán các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp…

Hàng nghìn MW điện sạch vẫn treo chờ cơ chế

Nắng nóng, thủy điện thiếu nước, than và khí cung ứng khó khăn… dẫn tới nguy cơ thiếu điện, nhưng nguồn năng lượng tái tạo với những trụ gió trăm tỷ vẫn đang “đắp chiếu” nằm chờ cơ chế. Mới đây, 23 nhà đầu tư điện mặt trời, điện gió tiếp tục có văn bản gửi đến Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiến nghị tiếp tục chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình đàm phán giá mua điện đối với các dự án đã hoàn thành đầu tư.

Trong kiến nghị này, các doanh nghiệp nêu ra thực tế đã có 28 nhà đầu tư nộp hồ sơ và đề nghị tham gia đàm phán với Công ty Mua bán điện (EVN – EPTC). Tuy vậy, có nhiều hồ sơ nộp chưa được chấp thuận đủ điều kiện đàm phán, hoặc tiến độ đàm phán còn rất chậm do thiếu các văn bản hướng dẫn các vấn đề còn vướng mắc làm cơ sở để thực hiện.

Đồng thời, EVN cũng đã có văn bản gửi tới EPTC về việc xem xét mức giá tạm thời lớn hơn/hoặc bằng 50% giá trần của khung giá phát điện cho nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp tại quyết định 21. Theo đó, các bên sẽ đàm phán, thống nhất áp dụng mức giá điện tạm thời cho đến khi có thỏa thuận chính thức.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư lo ngại rằng việc EVN ra điều kiện là nếu trong trường hợp giá tạm này được thanh toán, không hồi tố và trừ vào thời gian hợp đồng mua bán điện (PPA), thì đây sẽ trở thành giá điện thanh toán chính thức.

“Việc mua năng lượng tái tạo với mức giá trên là đi ngược lại hoàn toàn với chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, cam kết của Chính phủ”, các nhà đầu tư bày tỏ lo lắng.

Liên quan tới những bất cập trên, GS. Trần Đình Long, Chuyên gia ngành điện cho rằng, trong trường hợp này các chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo có thể nhờ cơ quan trung gian có thẩm quyền như Cục Điều tiết điện lực, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Quản lý Giá… Nếu có giải trình minh bạch về các yếu tố cấu thành giá, cơ quan quản lý cần can thiệp, bảo vệ quyền lợi cho nhà sản xuất.

Còn về vấn đề cung ứng điện trong mùa Hè đang tới, GS. Trần Đình Long cho rằng, nguy cơ thiếu điện, dẫn tới phải cắt giảm luân phiên có thể xảy ra nếu không giải quyết được bài toán nguồn điện và nhu cầu.

“Nếu thiếu điện xảy ra trầm trọng, cân bằng cung – cầu không đảm bảo, ảnh hưởng an ninh năng lượng thì bắt buộc phải cắt giảm luân phiên. Do vậy, ngành điện cần phải xây dựng các kịch bản tính đến yếu tố bất định, rủi ro, làm sao để các bên liên quan có sự chuẩn bị. Bên cung tăng khả năng phát bằng nguồn gì, bên cầu giảm nhu cầu ra sao để gặp nhau.

Theo TS. Ngô Đức Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương), thiếu điện vào cao điểm nắng nóng thì năm nào cũng gặp, tuy nhiên năm nay do sản lượng điện sản xuất ra ít hơn và nắng nóng nhiều hơn nên nguy cơ thiếu hụt lớn hơn.

Hơn nữa, nguồn điện đang đối diện nguy cơ thiếu nhưng lại tồn tại nghịch lý là nhiều dự án năng lượng tái tạo “đắp chiếu”. TS. Lâm nhìn nhận, vấn đề này tồn tại đã lâu nhưng chưa được giải quyết, nguyên nhân do cơ chế giá và chính sách đang vướng.

“Bộ Công Thương cần tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội chính sách gỡ vướng các dự án này, nhằm đáp ứng cung – cầu của ngành điện”, ông Lâm kiến nghị.

Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu vàng miếng

22/04/2024 11:11

Sáng 22/4, NHNN thông báo hoãn phiên đấu thầu vàng miếng diễn ra vào ngày hôm nay do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc theo quy định.

Hồ sơ Đại Đông Á và Rồng Việt muốn làm dự án 400 tỷ

Hồ sơ Đại Đông Á và Rồng Việt muốn làm dự án 400 tỷ

22/04/2024 09:42

Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư Đại Đông Á - Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư Rồng Việt là đơn vị duy nhất nộp hồ sơ làm dự án khu dân cư mới hơn 400 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của 'anh cả' ngành ngân hàng tăng 21,6%, nợ xấu cũng tăng

Vốn chủ sở hữu của 'anh cả' ngành ngân hàng tăng 21,6%, nợ xấu cũng tăng

22/04/2024 09:38

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa công BCTC năm 2023 với vốn chủ sở hữu tăng 29.366 tỷ đồng, tương đương 21,6% và lợi nhuận sau thuế ghi nhận mức 33.054 tỷ đồng.

Giá vé tàu Tết Giáp Thìn tăng 10%, hầu hết các chuyến đã kín chỗ.

Giá vé tàu Tết Giáp Thìn tăng 10%, hầu hết các chuyến đã kín chỗ.

01/02/2024 13:37

Thời điểm hiện tại, những chuyến tàu Bắc - Nam trong dịp Tết Nguyên đán 2024 cơ bản đã kín chỗ dù giá vé tăng 3 - 10% so với thường ngày.

Shopee, Tiki, Lazada, TikTok Shop và Sendo đạt hơn 232.000 tỉ đồng doanh thu trong 2023

Shopee, Tiki, Lazada, TikTok Shop và Sendo đạt hơn 232.000 tỉ đồng doanh thu trong 2023

01/02/2024 09:30

Thị trường thương mại điện tử năm 2023 tại Việt Nam có doanh thu lên đến gần 500.000 tỉ đồng, trong đó 5 ông lớn gồm: Shopee, Tiki, Lazada, TikTok Shop và Sendo đạt hơn 232.000 tỉ đồng.

Tốn 4 - 5 tháng lương để về quê ăn Tết, sao không về dịp khác?

Tốn 4 - 5 tháng lương để về quê ăn Tết, sao không về dịp khác?

31/01/2024 19:22

Liệu có nhất thiết năm nào cũng đưa cả nhà về quê ăn Tết khi chi phí tương đương 4-5 tháng lương; thu xếp để về dịp khác trong năm cũng được mà.

Ứng lời bầu Đức “làm gì còn ruột mà rút”: lỗ lũy kế HAGL Agrico (HNG) lên hơn 8.000 tỷ sau 12 quý lỗ liên tiếp, đối mặt nguy cơ huỷ niêm yết bắt buộc

Ứng lời bầu Đức “làm gì còn ruột mà rút”: lỗ lũy kế HAGL Agrico (HNG) lên hơn 8.000 tỷ sau 12 quý lỗ liên tiếp, đối mặt nguy cơ huỷ niêm yết bắt buộc

31/01/2024 11:01

Tính đến cuối năm 2023, số lỗ lũy kế theo đó đã tăng lên 8.054 tỷ đồng, trong khi vốn góp chủ sở hữu 11.085 tỷ đồng; tổng nợ vay ghi nhận hơn 8.200 tỷ đồng, gấp 4 lần vốn chủ sở hữu (2.306 tỷ).

Bình Dương: DN Lê Quang có trúng gói thầu trang trí đèn hơn 7 tỷ?

Bình Dương: DN Lê Quang có trúng gói thầu trang trí đèn hơn 7 tỷ?

31/01/2024 08:49

Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh TP. Tân Uyên đã hoàn thành mở thầu gói trang trí đèn giăng đường ĐT746, đèn hoa đường Nguyễn Văn Linh và đường Phan Đình Phùng mừng Đảng, mừng Xuân năm 2024, trị giá hơn 7 tỷ đồng…

Masan đạt doanh thu hơn 78.000 tỷ đồng năm 2023

Masan đạt doanh thu hơn 78.000 tỷ đồng năm 2023

30/01/2024 15:28

Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) đã công bố báo cáo tài chính chưa kiểm toán của Quý 4/2023 và cả năm 2023.

Heo nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam, người chăn nuôi lỗ nặng

Heo nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam, người chăn nuôi lỗ nặng

30/01/2024 13:31

Có tới 30% lượng thịt lợn tiêu thụ tại Việt Nam đến từ nguồn nhập lậu, 6.000 - 7.000 con lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ được buôn bán trái phép vào Việt Nam mỗi ngày.