Nghe 'cựu F0' tư vấn, mẹ cho con nhỏ uống Molnupiravir
Một phụ nữ ở Bình Chánh, TP.HCM hoang mang sau khi cho con trai mắc COVID-19 uống Molnupiravir, bởi đây là thuốc không dùng ở người dưới 18 tuổi.
Sau 6 ngày mắc COVID-19, bé trai 7 tuổi tại huyện Bình Chánh, TP.HCM vẫn test nhanh dương tính. Cậu bé không có triệu chứng nặng, chỉ hơi đau họng, ho, sốt nhẹ. Tuy vậy, chị Hồng, mẹ bé vẫn rất căng thẳng.
Hàng xóm của chị Hồng là 1 “cựu F0”. Người này mách rằng, khi mắc COVID-19, họ uống Molnupravir đến ngày thứ 3 là hết triệu chứng và khỏe mạnh. Chị Hồng vội vàng xin tạm 1 viên cho con trai uống - tương ứng với 400mg Molnupuravir, với hi vọng con sớm về âm tính.

Thuốc Molnupiravir tuyệt đối không dùng cho trẻ nhỏ mắc Covdi-19.
“Cho thằng bé uống xong tôi mới biết là trẻ con không được dùng. Tôi lo lắm. Mấy hôm nay để ý suốt xem cháu có mệt hay phản ứng gì không thì chưa thấy. Tôi chỉ sợ lâu dài ảnh hưởng đến sinh sản hay đột biến gì”, chị Hồng nói.
Người ngăn cản kịp thời chị Hồng là cô em họ tên An. Chị An cũng đang mắc COVID-19 và cách ly tại nhà ở cùng tòa chung cư. Ngay khi nghe chị Hồng kể chuyện cho con uống thuốc kháng virus, chị vừa thương vừa hoảng, vì thuốc có hại với trẻ nhỏ.
“Trời ơi, Molnupiravir dùng cho người lớn tôi còn đọc lên đọc xuống hướng dẫn, không hiểu sao mà hồn nhiên dùng cho trẻ con vậy. May mà tôi ngăn cản kịp, gọi điện thoại cho bác sĩ tư vấn chị ấy mới tin”.
Trước tình huống này, bác sĩ Lê Quang Mỹ, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết, hiện tại thuốc Molnupiravir là thuốc được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ và Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt khẩn cấp để điều trị COVID-19 ở mức độ nhẹ.
“Thuốc này chỉ dành cho người từ 18 tuổi trở lên, chống chỉ định ở trẻ em”, bác sĩ Mỹ nói.
Bác sĩ Mỹ cho hay, cơ chế tác dụng của thuốc Molnupiravir là ngăn chặn sự nhân lên của virus bằng cách tác động vào gene của virus. Do đó, các nhà nghiên cứu lo lắng về tác động lâu dài của thuốc lên trẻ nhỏ, vì vẫn có một khả năng làm đột biến gene khác của cơ thể.

Việc trữ thuốc kháng virus trong nhà cũng tiềm ẩn nguy cơ dùng nhầm cho trẻ nhỏ.
Trong các cảnh báo về tác dụng phụ của thuốc Molnupiravir, Bộ Y tế cho biết, thuốc có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ, cụ thể là xương và sụn. Thuốc cũng không được dùng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú vì có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Nam giới dùng thuốc được khuyến cáo sử dụng biện pháp tránh thai ít nhất ba tháng sau liều cuối cùng, vì có thể tác động lên tinh trùng. Người dưới 18 tuổi, người bị suy gan nặng, suy thận nặng mắc COVID-19 cũng không sử dụng thuốc này.
Bên cạnh đó, các tác dụng phụ thường gặp của Molnupiravir là tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, tăng men gan...
Quan trọng hơn, theo bác sĩ Lê Quang Mỹ, theo thống kê, hầu hết các ca mắc COVID-19 ở trẻ em đều ở mức độ nhẹ.
"Các bé sớm khỏi bệnh với những chăm sóc thông thường như hạ sốt, bù nước, dinh dưỡng đảm bảo, nghỉ ngơi. Vì vậy, việc sử dụng một loại thuốc như Monulpiravir mang nhiều mối nguy hại. Trường hợp trẻ diễn tiến nặng, trẻ có bệnh nền, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được can thiệp phù hợp. Phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc Molnupiravir cũng như các loại kháng sinh, kháng virus khác để điều trị COVID-19", bác sĩ Mỹ nói.
Với trường hợp cho trẻ uống nhầm 1 viên Molnupiravir 400mg, bác sĩ Lê Quang Mỹ khuyên phụ huynh cần ngưng ngay thuốc, theo dõi chặt các biểu hiện ở bé.
Nếu bé trai bị ngứa, vàng da, tiểu ít… thì có thể đã bị tác dụng phụ của thuốc, gia đình đưa bé đến bệnh viện có chuyên khoa nhi để được thăm khám kỹ hơn, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Bác sĩ Mỹ khuyến cáo, cha mẹ nên bình tĩnh khi phát hiện con mình mắc COVID-19, cần báo ngay với y tế địa phương để được hướng dẫn, tư vấn chăm sóc đúng cách. Nếu trong gia đình có người lớn tuổi, người thuộc nhóm nguy cơ, trẻ phải tuyệt đối tránh tiếp xúc vì có thể lây bệnh.
Cho trẻ ăn đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, chú ý bổ sung vi lượng từ rau, trái cây, các loại vitamin, khoáng chất, bổ sung nước cũng như các dung dịch điện giải. Trong khi đó, bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Nhiễm – COVID-19, Bệnh viện Nhi đồng 2 chia sẻ, trẻ mắc bệnh siêu vi như COVID-19 chỉ dùng duy nhất thuốc hạ sốt tại nhà.
Trẻ có thể sốt cao trong 24 giờ - 48 giờ và cần uống thuốc mỗi lần khi cơn sốt quay trở lại. Tuy nhiên thuốc có tác dụng hạ nhiệt không có nghĩa là giảm xuống mức bình thường, nên cha mẹ không cần quá căng thẳng.

Phần nhiều trẻ mắc Covid-19 ở mức độ nhẹ nếu không có bệnh nền hoặc được tiêm vắc xin theo độ tuổi.
Trong trường hợp trẻ bị kèm thêm bệnh lý khác, các bác sĩ sẽ kê thêm kháng sinh hoặc kháng viêm nhẹ khi điều trị tại bệnh viện, tùy bệnh nhi cụ thể. Phụ huynh tuyệt đối không tự kê đơn hay mua theo đơn thuốc trên mạng để trị COVID-19. Không áp dụng đơn thuốc của người lớn cho trẻ.
Phụ huynh cần chú ý các biểu hiện trẻ bị tiêu chảy, nôn ói, co giật, thở nhanh và gắng sức, SpO2 dưới 95% kèm thở mệt, lừ đừ, tiếp xúc chậm hoặc lơ mơ, đau tức ngực, da nhợt nhạt, trẻ không ăn uống được…
Đó là dấu hiệu cần đưa trẻ đến bệnh viện có đơn vị, khoa điều trị COVID-19 để được đánh giá mức độ bệnh và phương án điều trị phù hợp.
TIN LIÊN QUAN
Dự kiến tên gọi, trung tâm hành chính 34 tỉnh thành sau sáp nhập
Theo Nghị quyết số 60 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Khai mạc triển lãm '50 năm vang mãi bản hùng ca'
Sáng ngày 08/4 đã chính thức khai mạc triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca" tại Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh.
TP.HCM lắp đặt 22 màn hình LED phục vụ người dân xem diễu binh, diễu hành 30/4
Nhằm phục vụ người dân theo dõi lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), TP.HCM sẽ bố trí 22 màn hình LED tại các quận, huyện và TP Thủ Đức.
Hân hoan đón chờ đại lễ
Những ngày này, không khí tại công viên Bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên rộn ràng và sôi động hơn bao giờ hết. Hàng ngàn người dân cùng du khách quốc tế ghé thăm, chụp hình lưu niệm bên dàn pháo lễ đang được lắp đặt sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn: Học sinh nhận thức hơn về giá trị độc lập dân tộc
Hòa trong không khí cả nước hướng về các ngày kỷ niệm lịch sử lớn của dân tộc, nhiều trường học trên địa bàn TPHCM đã tổ chức đa dạng hoạt động nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về giá trị của độc lập dân tộc, từ đó có ý thức tự hào, phấn đấu trở thành người có ích.
Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt cuốn sách "Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh".
Người dân hào hứng chụp hình bên dàn pháo lễ được lắp đặt ở bến Bạch Đằng
Chiều 7-4, không khí tại khu vực công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên náo nhiệt khi hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về chiêm ngưỡng, chụp hình cùng dàn pháo lễ được lắp đặt tại đây. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).
Lưu ngay những tuyến đường xem diễu binh 30/4
Sáng 30/4/2025, TP.HCM sẽ tổ chức lễ diễu binh, diễu hành lớn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Người dân có thể theo dõi sự kiện tại các tuyến đường trung tâm quận 1 hoặc qua màn hình LED trên khắp thành phố.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng
Sau ngày đất nước thống nhất, một số thương hiệu trong nước tiếp tục lan tỏa trên thị trường. Ngoài những thương hiệu sản phẩm thực phẩm như mì gói “hai con tôm”, mỹ phẩm Thorakao, còn có nhiều mặt hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất… Trong số đó, không ít thương hiệu có tuổi đời hơn nửa thế kỷ đang “sống khỏe”, dù đã trải qua những thăng trầm cùng với lịch sử phát triển kinh tế của đất nước.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.Giai đoạn 1976-1980, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt trung bình 1,4%/năm, thậm chí năm 1980 tăng trưởng âm 1%