Mùa cá cơm kém vui của ngư dân
Theo lịch khai thác hải sản của ngư dân, mùa đánh bắt cá cơm đã qua được 2 tháng.
Tuy nhiên, khác với mọi năm, mùa cá năm nay sản lượng khai thác của ngư dân Bình Thuận đạt thấp nhưng giá thu mua nguyên liệu giảm mạnh.
Những ngày này, tại bãi sau Mũi Né (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), tàu thuyền vẫn dập dìu ra vào để bốc dỡ những mẻ cá tươi sau các chuyến vươn khơi. Tuy nhiên, len lỏi trong số các tàu cập bến, chỉ có 1-2 tàu đánh bắt cá cơm, sản lượng khai thác lại thấp hơn nhiều so với những năm trước. Anh Trần Văn Cường - một ngư dân hành nghề pha xúc cá cơm tại phường Mũi Né - cho biết hiện số cá cơm đánh bắt được sau một chuyến vươn khơi 4 ngày bằng chưa đến một nửa sản lượng khai thác của mùa này năm ngoái. Trong khi đó, giá cá lại không cao nên ngư dân rất khó khăn. "Nguồn cá bị đứt từ 2 tháng qua, mới có lại vài ngày. Do trời êm quá nên không có cá. Nhiều ghe, anh em ráng ở lại đánh thêm nhưng chỉ đủ chi phí dầu và tiền công cho bạn thuyền" - anh Cường nói.

Lượng cá cơm khai thác từ các tàu cập bãi sau Mũi Né ít hơn nhiều so với trước đây
Nhiều ngư dân lý giải do thời tiết không thuận lợi cộng với việc tình trạng khai thác hải sản non, nhất là đánh bắt gần bờ diễn ra thường xuyên khiến trữ lượng cá cơm sụt giảm. Bên cạnh đó, mọi năm vào mùa này ở các vùng biển lộng thường xuất hiện các đàn cá nổi, song năm nay lại ít xuất hiện.
Việc sản lượng cá cơm sụt giảm khiến các cơ sở sản xuất nước mắm thiếu trầm trọng nguồn nguyên liệu. Theo ông Trương Quang Hiến, Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết, từ trước Tết đến nay, nguồn nguyên liệu cá cơm hầu như cạn kiệt. Tại TP Phan Thiết, các cơ sở sản xuất nước mắm thường mở kho 2 lần/năm để nhập cá cơm nguyên liệu muối chượp. Trong đó, mùa cá Nam là thời điểm chính để các cơ sở có quy mô sản xuất lớn thu mua và mùa cá những tháng gió bấc là lúc nhà lều quy mô nhỏ hơn bắt đầu muối cá. "Đang vào chính vụ Nam nhưng cá ít như vầy thì rất khó đủ nguyên liệu muối nước mắm. Trong khi lượng cá phải bị chia sẻ nhiều cho các cơ sở sản xuất cá khô" - ông Hiến nêu thực tế.
Có một điều nghịch lý đang diễn ra là trong khi sản lượng cá cơm giảm nhưng giá thu mua lại không tăng, thậm chí một số thời điểm còn thấp hơn mọi năm. Tại bãi sau Mũi Né cũng như một số cảng cá ở TP Phan Thiết, giá thu mua cá cơm loại 25 kg/giỏ chỉ từ 200.000 - 230.0000 đồng/giỏ. Riêng cá cơm để muối nước mắm, giá chỉ khoảng 150.000 đồng/giỏ. Theo các cơ sở sản xuất cá cơm hấp - sấy khô, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nhiều đến thị trường tiêu thụ, kể cả xuất khẩu. "Nhà tôi có 4 chiếc tàu hành nghề pha xúc, tôi vừa đánh bắt vừa trực tiếp chế biến cá cơm xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nhiều nước tiêu thụ rất chậm, kể cả thị trường truyền thống là Trung Quốc hay các thị trường mới khai thác như Malaysia, Hàn Quốc… Hơn 2 tháng qua, họ rất kén hàng nên các thương lái bị trả hàng lại khá nhiều" - bà Nguyễn Thị Lan, một chủ cơ sở sản xuất cá cơm khô, cho biết.
Làng cá khô Phú Thọ (Đồng Tháp) tăng công suất vụ Tết
Thời điểm này, làng cá khô Phú Thọ (xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đang tất bật, rộn ràng không khí sản xuất cá khô nhằm phục vụ khách hàng gần xa trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 sắp đến.
Thanh long Tiền Giang thâm nhập thị trường khó tính
Xác định thanh long là một trong những chủng loại trái cây đặc sản, có lợi thế cạnh tranh của địa phương và mang lại giá trị xuất khẩu cao, đến nay, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng được vùng chuyên canh thanh long xuất khẩu gần 8.600 ha...
Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá
Nông dân Trà Vinh đang bước vào thu hoạch mía niên vụ 2023-2024, bà con rất phấn khởi vì được cả mùa lẫn giá. Đây là năm thứ 02 liên tiếp người trồng mía tại đây có lãi cao, sau chục năm bị thua lỗ.
Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?
Từ cuối năm 2023 đến nay, nông dân trồng chuối ở H.Trảng Bom liên tiếp nhận tin kém vui về mã số vùng trồng, phân bón và hiện tại là giá chuối chỉ còn 1-2,5 ngàn đồng/kg. Đã có nhà vườn chấp nhận băm chuối ủ làm phân vì giá quá thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu
Vài tuần trở lại đây, giá chuối cấy mô xuất khẩu rơi theo chiều thẳng đứng, hiện chỉ còn 1-2 ngàn đồng/kg. Nhiều nông dân trồng chuối xuất khẩu như “ngồi trên lửa” vì giá bán rẻ như cho nhưng vẫn khó gọi được thương lái đến mua.
Nuôi chồn làm cà phê OCOP
Một người nông dân đã có bước đi táo bạo trên đất quê. Tận dụng thuận lợi của thời tiết, khí hậu, ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Phú Hiệp 1, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh đã xây dựng mô hình sản xuất cà phê chồn, từng bước nâng cao giá trị hạt cà phê, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và mua làm quà biếu của người dân và du khách, ngư dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng hải sản khô và sản phẩm chế biến đảm bảo chất lượng...
Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch
Ngày 10/1, UBND huyện Xuyên Mộc tổ chức hội nghị kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.
Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh
Chiều 8/1, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) đã bàn giao Hệ thống máy xay xát thực hiện mô hình liên kết điểm cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh (huyện Long Điền).
Thấp thỏm thanh long vụ tết
Từ đầu tháng 10 Âm lịch trở lại đây, nông dân tỉnh Bình Thuận bước vào cao điểm chong đèn thanh long vụ tết trong nỗi thấp thỏm... thanh long rớt giá.