Lừa bán thuốc diệt côn trùng là thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc diệt côn trùng, chế phẩm diệt côn trùng dùng trong gia dụng và trong y tế nhưng được giới thiệu như một loại thuốc bảo vệ thực vật (thuốc BVTV) và được bán tràn lan tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp.
Người nông dân hiện nay như lạc vào ma trận thuốc BVTV và thuốc diệt côn trùng, họ không phân biệt đâu là thuốc BVTV và đâu là thuốc diệt côn trùng, chế phẩm diệt côn trùng... bởi các doanh nghiệp lách luật một cách rất tinh vi. Việc sử dụng thuốc diệt côn trùng trên đồng ruộng sẽ không có tác dụng nhiều để diệt sâu bọ như thuốc BVTV, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Còn đây là sản phẩm thuốc diệt côn trùng DENTAFERAN 255SC Su 35 được ghi rõ là thuốc diệt côn trùng nhưng trên vỏ chai lại in hình cánh đồng lúa dễ hiểu lầm là thuốc trừ sâu
Chưa kể là việc sử dụng tràn lan các loại thuốc diệt côn trùng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người nông dân và môi trường sống ở nông thôn.

Nhưng khi nông dân mua thì cửa hàng thuốc BVTV lại xé riêng gói thuốc và giữ lại tờ quảng cáo kiêm vỏ bao
Nhiều sản phẩm với các nhãn hàng như CyLux So1 300E – Ông 9 KHỎE, SULFARON So1 340EC và được gắn cái tên phụ rất kêu “3 lưỡi búa tử thần = 3 cách giết sâu”, sản phẩm này là của công ty TNHH Hóa nông Lúa Vàng Hậu Giang, hay như sản phẩm DENTAFERAN 255SC –Su 35 được ghi rõ là thuốc diệt côn trùng nhưng trên bao bì (vỏ chai) lại in hình cánh đồng lúa dễ hiểu lầm là thuốc trừ sâu, còn chế phẩm diệt côn trùng nhãn hiệu CHIM SAU 240SC thì in hình con chim đang cắp con sâu… các sản phẩm trên đều được đăng ký với Bộ Y tế và được xếp vào danh mục: thuốc diệt côn trùng dùng để diệt khuẩn dùng trong gia dụng và trong y tế nhưng lại được bán ở cửa hàng vật tư nông nghiệp như thuốc BVTV.

Đây là sản phẩm thuốc diệt côn trùng của Cty TNHH Hóa nông Lúa Vàng Hậu Giang SULFARON So1 340EC được dán lên tờ hướng dẫn quảng cáo như thuốc trừ sâu
Nhìn qua bao bì thì tưởng đây là thuốc BVTV, tuy nhiên đọc kỹ thì đây lại là thuốc diệt côn trùng và chế phẩm diệt côn trùng. Nhưng điều đáng nói ở đây là các sản phẩm này lại được bán cho nông dân dùng để diệt sâu trên đồng ruộng chứ không phải diệt côn trùng như đúng chức năng của nó.

Sản phẩm thuốc diệt côn trùng của Cty TNHH Hóa nông Lúa Vàng Hậu Giang nhưng lại được giới thiệu và bán như thuốc BVTV tại của hàng vật tư nông nghiệp
Mặc dù ngoài vỏ hộp ghi là chế phẩm diệt côn trùng và thậm chí có đơn vị còn in logo của Bộ Y tế trên bao bì nhưng bên trong tờ hướng dẫn sử dùng không khác gì thuốc trừ sâu. Đây là hình thức né tránh đăng ký mới thuốc BVTV của một số DN bởi khi đăng ký thuốc diệt côn trùng với Bộ Y tế thì dễ hơn đăng ký thuốc BVTV với Bộ NN&PTNT.

Mặc dù là thuốc diệt côn trùng và chế phẩm diệt côn trùng nhưng lại giới thiệu như thuốc trừ sâu
Các cơ quan chức năng như Cục BVTV (Bộ NN&PTNT), Quản lý thị trường (Bộ Công thương), Cục An ninh kinh tế (Bộ Công an) cần phải kiểm tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp này để đảm bảo việc sản xuất kinh doanh thuốc BVTV đúng quy định của pháp luật, tránh thiệt hại cho bà con nông dân, cho ngành nông nghiệp nước nhà.
TIN LIÊN QUAN
Thu giữ số lượng lớn phân bón không hóa đơn chứng từ tại An Giang
Kiểm tra kho hàng của một công ty phân bón, lực lượng chức năng tỉnh An Giang đã phát hiện, tạm giữ 80 bao nguyên liệu than bùn (40kg/bao), 22 bao nguyên liệu bột sắt (25kg/bao),… không hóa đơn, chứng từ.
Phát hiện cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lực lượng quản lý thị trường Cần Thơ vừa phát hiện cơ sở kinh doanh 225 kg thực phẩm đông lạnh gồm đuôi heo, vú heo, thịt bò vụn, cá hồi phile, đuôi bò, bắp bò, răng mực… không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Quần áo, giày dép nhái thương hiệu nổi tiếng bày bán công khai
Các loại quần áo, giày, dép nhái các thương hiệu nổi tiếng như: Nike, Adidas, Louis Vuitton - LV, Gucci, Lascote…, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, được nhiều cửa hàng, shop thời trang công khai bày bán tại nhiều tuyến phố thuộc huyện Bình Chánh, TP. Thủ Đức…, cho tới các quận trung tâm TP. HCM, như quận 1, quận 3.
Hàng loạt cửa hàng tại TP. HCM bán rượu ngoại không nhãn phụ, mập mờ về nguồn gốc?
Pháp luật đã quy định rất rõ về điều kiện kinh doanh các loại rượu ngoại nhập khẩu, thế nhưng tại nhiều cửa hàng bán rượu trên địa bàn TP. HCM vẫn công khai bày bán các loại rượu ngoại không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, mập mờ về nguồn gốc, xuất xứ, có dấu hiệu vi phạm các quy định hiện hành...!
Bộ Công an phát hiện hơn 500 vụ vi phạm thuộc ngành chăm sóc sức khỏe và làm đẹp
Đó là số vụ vi phạm được Bộ Công an phát hiện trong năm 2021 thông qua công tác đấu tranh, phát hiện những sai phạm trong kinh doanh nhóm mặt hàng dược, mỹ phẩm, vị thuốc y học, dược liệu và thực phẩm chức năng vừa được Ban Chỉ đạo 389 quốc gia thông tin.
TPHCM: Lợi dụng dịch bệnh, nhiều mặt hàng bị làm giả
Theo Cục Quản lý thị trường (QLTT) TPHCM, do nhu cầu mua các sản phẩm y tế, thuốc, thực phẩm… tăng cao, nhiều đối tượng đã tuồn hàng giả, hàng lậu vào thị trường, vi phạm các quy định về niêm yết giá, tăng giá bán.
Phát hiện số lượng lớn thực phẩm chức năng giả bán tại thị trường Hà Nội
Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã điều tra phát hiện đường dây làm giả số lượng lớn thực phẩm chức năng bán ra thị trường.
Phát hiện cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả quy mô lớn tại Hải Dương
Công an thị xã Kinh Môn, Công an tỉnh Hải Dương vừa phát hiện một cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả quy mô lớn.
Phát hiện hơn 5.000 mỹ phẩm nhái thương hiệu rao bán trên mạng
Đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện trên 5.000 sản phẩm là kem mắt, nước hoa, son môi, nước hoa hồng... có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng, được rao bán trên mạng xã hội.
Xác lập chuyên án triệt phá các đường dây buôn lậu
UBND TP Thủ Đức, UBND các quận, huyện phải tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng bày bán hàng hóa lấn chiếm lòng đường, hè phố, gây cản trở giao thông…