largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Lo ngại “chảy máu” tài nguyên khoáng sản tại Phú Yên?

Tình trạng khai thác vượt mức cho phép tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên, sau đó vận chuyển đi ra khỏi tỉnh để tiêu thụ... mà không bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý.

Tình trạng khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên, nổi lên như một “hiện tượng”, thế nhưng vai trò quản lý của cơ quan chức năng lại vắng bóng.

Tình trạng khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên, nổi lên như một “hiện tượng”, thế nhưng vai trò quản lý của cơ quan chức năng lại vắng bóng.

Đó là nội dung đã làm nóng nghị trường tại buổi họp báo về tình hình phát triển kinh tế quý II, tại Phú Yên vừa qua.

“Chảy máu” tài nguyên…

Đáng nói, mặc dù tỉnh Phú Yên được mệnh danh là thủ phủ về nguồn vật liệu xây dựng (VLXD), như: cát, đá, sỏi… thế nhưng giá bán lại cao hơn so với các tỉnh lân cận, là vấn đề hết sức khó hiểu. Thậm chí, có hiện tượng “treo” biển bán, giá bán… nhưng trên thực tế thì không có nguồn VLXD để bán hoặc có bán thì giá cũng khá cao khiến nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận sang các tỉnh lân cận để mua nhằm phục vụ cho dự án. Sự việc này đã vô tình đẩy chủ đầu tư và đơn vị thi công đã khó thì nay còn khó hơn hơn.

Song, điều lo lắng hơn có lẽ là tình trạng “chảy máu” tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang nổi lên như một “hiện tượng” và đáng báo động, thế nhưng không hiểu lý do gì lại vắng bóng vai trò quản lý, sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, đang là vấn đề rất đáng lo ngại khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Trước những bức xúc về tình trạng nêu trên, tại cuộc họp báo ngày 26/7/2023, các cơ cơ quan báo chí đã đặt nhiều câu hỏi liên quan công tác quản lý đối với các mỏ khoáng sản “không qua đấu giá” để phục vụ các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh đang thiếu VLXD, nhưng tại sao lại có tình trạng chở VLXD ra ngoài tỉnh tiêu thụ? Tình trạng khai thác vô tội vạ, vượt trữ lượng cho phép, khai thác ngoài giờ (theo quy định chỉ được khai thác từ 7h sáng – 17 giờ chiều) được quy định trong giấy phép, nhưng vì sao cơ quan chức năng không xử lý?

Trả lời tại cuộc họp báo, ông Lê Tấn Hổ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên cho rằng: Việc dư luận và báo chí phản ánh về sự việc nêu trên là có cơ sở, song, do lực lượng mỏng dẫn đến công tác kiểm tra, giám sát còn thiếu chặt chẽ. Do đó, ông Hổ đề nghị các cơ quan ban ngành cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các mỏ khoáng sản và trên cơ sở đó để có hướng xử lý.

Ông Hổ cho biết thêm, hiện lãnh đạo UBND tỉnh đã đi kiểm tra và căn cứ các quy định của pháp luật sau đó sẽ ban hành văn bản để xử lý vụ việc.

Các mỏ khoáng sản “không qua đấu giá” để phục vụ các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang thiếu VLXD, nhưng tại sao lại có tình trạng chở VLXD ra ngoài tỉnh tiêu thụ?

Các mỏ khoáng sản “không qua đấu giá” để phục vụ các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang thiếu VLXD, nhưng tại sao lại có tình trạng chở VLXD ra ngoài tỉnh tiêu thụ?

Cần phải chấn chỉnh…

Trao đổi với PV Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Chín – nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Tỉnh uỷ Phú Yên cho rằng: tình trạng doanh nghiệp vận chuyển khoáng sản, đặc biệt là cát ra khỏi địa bàn tỉnh Phú Yên và sang tỉnh Khánh Hoà là có thật. Rõ ràng điều này là không thể chấp nhận và cần phải chấn chỉnh.

Cũng theo ông Chín, sau khi dự luận phản ánh, ông và một số người đã đi kiểm tra và phát hiện nhiều ô tô vận chuyển cát sang tỉnh khác, thậm chí ông đã đi theo xe chở cát đến hầm Cổ Mã và tới tận địa phận tỉnh Khánh Hoà.

Ông Nguyễn Văn Chín – nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Tỉnh uỷ, Phú Yên, cho rằng: tình trạng doanh nghiệp vận chuyển khoáng sản, đặc biệt là cát ra khỏi địa bàn tỉnh Phú Yên và sang tỉnh Khánh Hoà là có thật.

Ông Nguyễn Văn Chín – nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Tỉnh uỷ, Phú Yên, cho rằng: tình trạng doanh nghiệp vận chuyển khoáng sản, đặc biệt là cát ra khỏi địa bàn tỉnh Phú Yên và sang tỉnh Khánh Hoà là có thật.

“Nườm nượp xe chở cát đi ra khỏi tỉnh, trong khoảng thời gian gần 3 tiếng đồng hồ thì có tới 23 chiếc. Nếu tính bình quân mỗi xe chở 5m3 thì với hơn 20 xe này là hơn 100m3 và đã vượt trữ lượng cho phép trong giấy phép (trong giấy phép chỉ cho khai tác 10.000m3/năm, tương đương gần 30m3/ngày). Chưa kể, theo phản ánh của người dân thì các doanh nghiệp này khai thác ngoài thời gian quy định (trong khi giấy phép chỉ cho khai thác từ 7h -17h). Tức là doanh nghiệp đã khai thác cả ngày lẫn đêm thì vượt quá quy định là rất lớn”, ông Chín phân tích.

Đồng quan điểm, ông Lê Văn Hữu – nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, nguyên Uỷ viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho rằng, hiện tượng khai thác cát trái phép tại Phú Yên trong thời gian vừa qua và được dư luận phản ánh là có thật. Do đó, hơn bao giờ hết các cơ quan chức năng cần phải chấn chỉnh ngay những đơn vị khai thác để chống thất thoát tài nguyên quốc gia. Bên cạnh đó, cần phải xem lại công tác quản lý khoáng sản, đấu giá, đấu thầu… trong đó cũng cần xem lại thủ tục cấp giấy phép, nếu không sẽ thất thoát tài sản Nhà nước.

"Nhu cầu VLXD của người dân cũng như công trình của Nhà nước trên địa bàn tỉnh đang rất lớn, nhưng giá lại cao hơn các tỉnh lân cận, trong khi tình trạng khai thác trái phép tràn lan, thiếu kiểm soát là hết sức bất cập. Vì vậy, vấn đề này cần phải được chấn chỉnh ngay để tạo được niềm tin trong nhân dân và sự đồng thuận trong xã hội", ông Hữu nhấn mạnh.