largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Lịch sử là môn bắt buộc, học sinh không thi vẫn phải học

Kể từ năm học tới đây, môn Lịch sử sẽ tăng thời lượng lên 52 tiết/năm học và trở thành môn học bắt buộc trong chương trình THPT. Điều này có làm chất lượng dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường được nâng lên?

Lịch sử sẽ là môn bắt buộc trong chương trình THPT

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa ký ban hành Kế hoạch thực hiện môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới với một số nội dung bắt buộc từ năm học này.

Theo kế hoạch thực hiện môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng một số nội dung ở môn Lịch sử bậc THPT trở thành nội dung bắt buộc dạy và dạy học áp dụng từ năm học 2022 - 2023. Dự kiến, thời lượng phần bắt buộc 52 tiết/năm học (lớp 10, lớp 11, lớp 12) để dạy bắt buộc cho tất cả học sinh.

Môn Lịch sử sẽ trở thành môn học bắt buộc trong trường THPT từ năm học 2022-2023.

Môn Lịch sử sẽ trở thành môn học bắt buộc trong trường THPT từ năm học 2022-2023.

GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam rất ủng hộ chủ trương này, ông cho rằng, lịch sử là môn học quan trọng, mỗi công dân đều cần am hiểu lịch sử. Không phải chỉ học đến cấp THCS đã hiểu về lịch sử, ngay cả khi trưởng thành cũng cần những kiến thức của môn này. Lịch sử không gói gọn trong vài năm mà là hàng ngàn năm hình thành và phát triển của một đất nước. Lịch sử cũng không đóng khuôn trong một lãnh thổ quốc gia mà là cả thế giới.

"Chúng ta học lịch sử để hiểu về sự sinh tồn, phát triển văn hóa, văn minh của dân tộc, không chỉ hiểu về nước mình mà hiểu về cả các nước khác trên thế giới. Lịch sử cần giữ đúng vị thế là một môn học quan trọng trong chương trình. Nhiều người vẫn cho rằng Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa là môn chính, các môn như Sử, Địa chỉ là môn phụ, nhưng trong xã hội hiện đại, bất cứ môn học nào, tri thức nào cũng cần, ở bậc phổ thông thì lại càng cần phát triển toàn diện, học không phải chỉ để thi", GS Phạm Tất Dong nói.

PGS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho hay quan điểm lịch sử phải là môn bắt buộc đã được ông đề cập nhiều lần từ năm 2015. Theo PGS Vy, môn lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc. Môn lịch sử cũng củng cố các giá trị nhân văn, lòng khoan dung, nhân ái, tinh thần cộng đồng và hình thành những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu.

"Nhiều người nói sửa chương trình lúc này là vội vàng, tôi cho rằng việc sửa không quá phức tạp. Trong đó sẽ có phần chủ đề và phần chuyên sâu. Phần chủ đề thì đã có sẵn các nội dung, dùng để dạy cho học sinh đại trà, phần chuyên sâu dành cho các em yêu thích hoặc hướng nghiệp có môn Lịch sử", PGS Nghiêm Đình Vỳ nêu quan điểm.

Xét về khoa học giáo dục, việc bồi dưỡng kiến thức lịch sử cho học sinh trung học phổ thông là cần thiết nhằm phát triển con người toàn diện khơi dậy truyền thống yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Xét về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông có sự trưởng thành về nhận thức khả năng tiếp nhận tốt hơn về lịch sử đất nước và lịch sử cách mạng Việt Nam. Và trên thế giới, Lịch sử trong chương trình THPT luôn là môn học bắt buộc.

Đổi mới dạy Lịch sử thế nào?

GS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho rằng, một chương trình cố định với quá nhiều các môn học bắt buộc đã không còn phù hợp và thậm chí là quá tải với đa số học sinh trong một trường trung học. Thay vào đó, các hoạt động giáo dục trong nhà trường phải trở nên đa dạng và linh hoạt nhất có thể để đáp ứng nhu cầu học tập của đông đảo cá nhân học sinh. Việc Lịch sử là môn học bắt buộc với thời lượng 52 tiết/năm học thực ra không phải là quá nặng. Nhưng mấu chốt ở đây là đổi mới cách giảng dạy chứ không phải cứ là môn học bắt buộc thì học sinh sẽ thích học.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Thành viên tổ tư vấn Ủy ban đổi mới giáo dục của Chính phủ cho rằng, để chất lượng dạy và học môn Lịch sử được cải thiện, cần có giải pháp thay đổi về cách kiểm tra đánh giá, tổ chức dạy học ra sao để học sinh dù không đi, xét tuyển đại học bằng môn này vẫn học Lịch sử, không có chuyện không thi sẽ không học.

Vấn đề đặt ra là cần dạy môn Lịch sử cho học sinh phổ thông thế nào để không nhạt nhòa như hiện nay. Không phải cái gì học cũng phải thi và không phải cứ thi mới cần học. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT cũng như các nhà trường cần tính đến việc làm sao để gắn Lịch sử với các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, trong cách tổ chức dạy học cũng cần thay đổi. Khi hướng nghiệp, các em không chỉ học về nghề nghiệp đó, mà còn được học về truyền thống của ngành nghề đó, tinh thần yêu nước, vượt khó vươn lên, sẵn sàng hy sinh trong công việc các em theo đuổi…

Theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV về lĩnh vực giáo dục có nêu Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu ý kiến cử tri, nhân dân và đại biểu Quốc hội, thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp Trung học phổ thông, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh.

Bình Thuận: Vẻ đẹp như tranh ở Bãi rêu Cổ Thạch

Bình Thuận: Vẻ đẹp như tranh ở Bãi rêu Cổ Thạch

31/01/2024 17:44

Mùa rêu ở Cổ Thạch thường xuất hiện vào cuối tháng 1 hằng năm và chỉ kéo dài khoảng một tháng, vẻ đẹp kỳ ảo của bãi rêu là điểm đến lý tưởng cho những tín đồ sống ảo và thích khám phá thiên nhiên.

TP.HCM bắt đầu thí điểm chạy xe điện 4 bánh chở khách du lịch

TP.HCM bắt đầu thí điểm chạy xe điện 4 bánh chở khách du lịch

31/01/2024 16:45

UBND TPHCM vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án thí điểm sử dụng xe bốn bánh chạy bằng năng lượng điện vận chuyển khách tham quan, du lịch trong khu vực TPHCM.

Từ ngày 15-2, đi máy bay cần những giấy tờ gì?

Từ ngày 15-2, đi máy bay cần những giấy tờ gì?

31/01/2024 15:54

Thông tư số 42/2023 của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số nội dung về giấy tờ khi đi máy bay từ ngày 15-2-2024.

Chợ đêm Xuyên Mộc chính thức hoạt động

Chợ đêm Xuyên Mộc chính thức hoạt động

31/01/2024 12:22

Sau 9 tháng thi công, tối 30/1, công trình Chợ đêm huyện Xuyên Mộc đã chính thức khánh thành, chào đón người dân, du khách đến ăn uống, vui chơi, mua sắm.

Linh vật rồng ở Nha Trang bốc cháy khi đang thi công

Linh vật rồng ở Nha Trang bốc cháy khi đang thi công

31/01/2024 08:59

Chiều 30-1, mô hình linh vật rồng Giáp Thìn 2024 ở Công viên Yến Phi, TP Nha Trang bất ngờ bốc cháy dữ dội.

Khi nào người dân có thể dùng giấy phép lái xe máy để đi máy bay?

Khi nào người dân có thể dùng giấy phép lái xe máy để đi máy bay?

31/01/2024 07:01

Theo Thông tư mới, người dân chỉ cần xuất trình 1 trong tổng số gần 20 loại giấy tờ nhân thân để có thể đi máy bay nội địa.

1 loại cá là “thuốc” hạ đường huyết, cực giàu omega 3, cải thiện tim mạch, chống viêm hiệu quả: Chợ Việt nào cũng bán

1 loại cá là “thuốc” hạ đường huyết, cực giàu omega 3, cải thiện tim mạch, chống viêm hiệu quả: Chợ Việt nào cũng bán

30/01/2024 20:13

Đây là một trong những loại thực phẩm cực giàu các chất dinh dưỡng. Không chỉ tốt cho sức khỏe con người, loại cá này còn có hương vị thơm ngon, giá thành hợp lý.

Ra mắt Trung tâm Chuyển đổi số TPHCM

Ra mắt Trung tâm Chuyển đổi số TPHCM

30/01/2024 16:50

Chiều 30/1, UBND TPHCM tổ chức Lễ ra mắt Trung tâm Chuyển đổi số TPHCM. Đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM chủ trì hội nghị.

Xăm môi làm đẹp, cẩn thận đủ kiểu biến chứng

Xăm môi làm đẹp, cẩn thận đủ kiểu biến chứng

30/01/2024 13:57

Xăm môi là phương pháp làm đẹp được rất nhiều chị em lựa chọn vì mang lại màu sắc tự nhiên, khuôn mặt rạng rỡ, tuy nhiên tiềm ẩn nhiều nguy cơ gặp họa.

20.000 ngọn đăng thắp sáng núi Bà Đen trong Lễ An vị Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc

20.000 ngọn đăng thắp sáng núi Bà Đen trong Lễ An vị Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc

30/01/2024 09:40

Lễ An vị Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc trên đỉnh núi Bà Đen là một sự kiện văn hóa tâm linh diễn ra với quy mô lớn hàng đầu Việt Nam cùng nhiều nghi lễ thiêng liêng.