largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Kon Tum quyết tâm phát triển cây “Quốc bảo” sâm Ngọc Linh

Năm mới 2022 dự báo sẽ là năm có nhiều đột phá tích cực trong việc mở rộng vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum.

Tỉnh Kon Tum là quê hương của cây sâm quý Ngọc Linh với giá trị dược lý và kinh tế rất cao. Đến cuối năm 2021 tổng diện tích cây sâm Ngọc Linh của tỉnh đạt gần 1.160ha.

Với quyết tâm sớm phát triển cây sâm Ngọc Linh nói riêng và các loại cây dược liệu nói chung thành ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực, tỉnh Kon Tum đang có những bước đi cụ thể với nhiều giải pháp để phát triển được vùng nguyên liệu đảm bảo cho công nghiệp chế biến. Năm mới 2022 dự báo sẽ là năm có nhiều đột phá tích cực trong việc mở rộng vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang thăm vườn sâm Ngọc Linh.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang thăm vườn sâm Ngọc Linh.

Những ngày đầu năm 2022, dưới các cánh rừng nguyên sinh trên độ cao khoảng 1.800m so với mặt nước biển, nhiều người dân xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum vẫn cần mẫn với việc gieo trồng cây Quốc bảo sâm Ngọc Linh. Hiện tại, mỗi cây sâm giống có giá trên 300.000 đồng và mỗi hạt sâm là hơn 100.000 đồng. 10 năm sau chỉ cần cây sâm đạt trọng lượng 100gram gồm cả lá tươi, người dân bán được khoảng 26 triệu đồng.

“Cây sâm Ngọc Linh cho bà con nguồn thu nhập rất cao. Nhà nào trong làng cũng mong muốn trồng được cây sâm Ngọc Linh để phát triển kinh tế gia đình. Cây sâm cho bà con ấm no, con cái được học hành đầy đủ. Để trồng được sâm bà con tự trao đổi hạt, cây sâm với nhau phát triển diện tích riêng của mình và liên kết với công ty cùng trồng sâm”, anh A Chen, làng Đăk Dơn, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông khẳng định.

Đến hết năm 2021 tỉnh Kon Tum đã phát triển được gần 1.160 ha sâm Ngọc Linh. Diện tích sâm này trồng hoàn toàn dưới tán rừng tự nhiên trên núi Ngọc Linh, tập trung chủ yếu ở địa bàn các xã Măng Ri, Tê Xăng, Ngọc Lây của huyện Tu Mơ Rông. Với diện tích sâm Ngọc Linh hiện có, giá trị kinh tế mang lại cho doanh nghiệp và người trồng sâm ở Kon Tum rất lớn.

Tuy nhiên diện tích này là chưa đủ để sâm Ngọc Linh thành một ngành kinh tế, thành sản phẩm chủ lực của tỉnh và vững vàng với vị thế sản phẩm quốc gia.

Cây giống sâm Ngọc Linh 1 năm tuổi.

Cây giống sâm Ngọc Linh 1 năm tuổi.

Với quyết tâm tạo được vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh phục vụ cho công nghiệp chế biến, ngay từ những ngày đầu năm mới 2022 đã có những tín hiệu tích cực tạo bước đột phá trong việc mở rộng diện tích cây sâm Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum.

Bài toán khó nhất là người dân không có cây giống để mở rộng vùng nguyên liệu đã có lời giải. Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum hiện sở hữu diện tích lớn nhất với khoảng 700ha khẳng định, bắt đầu từ năm 2022 doanh nghiệp sẵn sàng bán cây giống cho người dân. Trước đó doanh nghiệp chỉ duy trì hình thức hỗ trợ miễn phí nên chưa đa dạng được về đối tượng và đáp ứng được nhu cầu về số lượng cây giống sâm Ngọc Linh trong dân.

Ngoài ra, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô cũng hỗ trợ miễn phí cho 5 xã của huyện Đăk Glei gồm Xốp, Mường Hoong, Ngọc Linh, Đăk Choong, Đăk Blô mỗi xã 1.000 cây sâm để gây vườn giống, khi cây có trái tổ chức gieo ươm cấp lại cho dân. Cùng với đó là tiếp tục mở rộng mô hình nhóm liên kết cùng trồng sâm giữa doanh nghiệp và người dân.

Ông Trần Hoàn, Tổng giám đốc Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum khẳng định, người dân cũng không cần phải nói câu chuyện là không có đất để trồng sâm. “Mặc dù công ty phải thuê của Nhà nước nhưng cho người dân trồng trong diện tích đó miễn sao phải cam kết không phá rừng và đảm bảo diện tích. Người dân cũng có quy ước riêng, trong tổ hợp tác nếu ai vi phạm quy ước thì phần tài sản sẽ không được hưởng nữa nên mô hình này đang được triển khai tốt”, ông Hoàn cho biết.

Vườn ươm cây giống sâm Ngọc Linh.

Vườn ươm cây giống sâm Ngọc Linh.

Là vùng trọng điểm sâm Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum, ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, địa phương đã có giải pháp về nguồn lực đầu tư để nhiều người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trồng được cây sâm Ngọc Linh.

“Năm 2022, ngoài việc người dân có giống tự phát triển thêm, huyện cũng đã đề nghị và cũng được tỉnh thống nhất làm việc với ngân hàng chuyển nguồn vốn giải quyết việc làm cho huyện khoảng từ 50 - 60 tỷ đồng để người dân vay trồng sâm. Ngoài ra, nguồn vay hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo thì cũng được khoảng 40 - 50 tỷ đồng. Năm nay việc phát triển dược liệu trong dân khoảng cỡ 100 tỷ đồng nên không lo về nguồn lực”, ông Mạnh tự tin nói.

Năm 2022, tỉnh Kon Tum đặt mục tiêu trồng mới 500ha sâm Ngọc Linh, trong đó huyện Đăk Glei 10ha và huyện Tu Mơ Rông 490ha. Với sự chủ động cả về nguồn giống và nguồn vốn, sự sẵn sàng tâm thế của cả người dân và doanh nghiệp, Kon Tum tự tin đạt mục tiêu này. Chính quyền, doanh nghiệp và người dân Kon Tum đang kỳ vọng sẽ tạo được bước đột phá trong việc mở rộng diện tích vườn sâm Ngọc Linh, hướng gần tới mục tiêu phát triển được vùng nguyên liệu đảm bảo cho công nghiệp chế biến sâm Ngọc Linh – cây Quốc bảo của Việt Nam./.

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

16/01/2024 11:17

Nông dân Trà Vinh đang bước vào thu hoạch mía niên vụ 2023-2024, bà con rất phấn khởi vì được cả mùa lẫn giá. Đây là năm thứ 02 liên tiếp người trồng mía tại đây có lãi cao, sau chục năm bị thua lỗ.

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

16/01/2024 10:15

Từ cuối năm 2023 đến nay, nông dân trồng chuối ở H.Trảng Bom liên tiếp nhận tin kém vui về mã số vùng trồng, phân bón và hiện tại là giá chuối chỉ còn 1-2,5 ngàn đồng/kg. Đã có nhà vườn chấp nhận băm chuối ủ làm phân vì giá quá thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

13/01/2024 15:45

Vài tuần trở lại đây, giá chuối cấy mô xuất khẩu rơi theo chiều thẳng đứng, hiện chỉ còn 1-2 ngàn đồng/kg. Nhiều nông dân trồng chuối xuất khẩu như “ngồi trên lửa” vì giá bán rẻ như cho nhưng vẫn khó gọi được thương lái đến mua.

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

12/01/2024 16:30

Một người nông dân đã có bước đi táo bạo trên đất quê. Tận dụng thuận lợi của thời tiết, khí hậu, ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Phú Hiệp 1, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh đã xây dựng mô hình sản xuất cà phê chồn, từng bước nâng cao giá trị hạt cà phê, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

12/01/2024 10:08

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và mua làm quà biếu của người dân và du khách, ngư dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng hải sản khô và sản phẩm chế biến đảm bảo chất lượng...

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

12/01/2024 07:06

 Ngày 10/1, UBND huyện Xuyên Mộc tổ chức hội nghị kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

09/01/2024 17:34

Chiều 8/1, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) đã bàn giao Hệ thống máy xay xát thực hiện mô hình liên kết điểm cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh (huyện Long Điền).

Thấp thỏm thanh long vụ tết

Thấp thỏm thanh long vụ tết

08/01/2024 08:45

Từ đầu tháng 10 Âm lịch trở lại đây, nông dân tỉnh Bình Thuận bước vào cao điểm chong đèn thanh long vụ tết trong nỗi thấp thỏm... thanh long rớt giá.

 Xuất bán 267.000 tấn ‘vàng đen’, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ

 Xuất bán 267.000 tấn ‘vàng đen’, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ

06/01/2024 10:58

Nước ta xuất bán tổng lượng “vàng đen” lên đến 267.000 tấn trong năm 2023. Theo đó, Việt Nam là quốc gia cung cấp “vàng đen” lớn nhất vào thị trường Mỹ.

“Thủ phủ” nghề làm hải sản khô Gành Hào vào mùa Tết

“Thủ phủ” nghề làm hải sản khô Gành Hào vào mùa Tết

05/01/2024 21:22

Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu không chỉ được biết đến với nghề khai thác hải sản phát triển mạnh mà còn là một trong những “thủ phủ” làm khô ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.