Kiểm soát chặt các tuyến biên giới chống buôn lậu, hàng giả dịp Tết Nguyên đán
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vừa ký ban hành Kế hoạch 119/KH-BCĐ389 về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Trong những tháng đầu năm 2021, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương trên cả nước thực hiện giãn cách xã hội, các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát để phòng, chống dịch, vì vậy tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng giảm. Đến nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 cơ bản được kiểm soát, nhiều địa phương trở lại trạng thái bình thường mới, nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, hoạt động thương mại trong nước và quốc tế dần được nối lại.

Đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Ảnh: Chính phủ
Trong bối cảnh đó, cùng với nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao vào dịp cuối năm, dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng diễn biến phức tạp trở lại trên tất cả các tuyến, lĩnh vực, địa bàn, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Để chủ động kiểm soát tình hình, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu các cơ quan chức năng chủ động nắm chắc diễn biến tình hình, tăng cường trao đổi, cung cấp thông tin, phối hợp kiểm tra, kiểm soát, bắt giữ, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; góp phần bảo đảm bình ổn giá, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán.
Kiểm soát chặt chẽ các tuyến biên giới
Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành và địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; chỉ đạo các lực lượng chức năng xây dựng kế hoạch đấu tranh, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Đồng thời, xác định đối tượng, tuyến, địa bàn, hàng hóa trọng điểm; tăng cường kiểm soát tại các khu vực cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không và các đường mòn, lối mở, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới, các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại, đại lý, cửa hàng tạp hóa...; phân công rõ trách nhiệm quản lý, kiểm soát địa bàn cho từng cơ quan chức năng thuộc địa phương và của trung ương đóng tại địa bàn; kiểm soát các hành vi lợi dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, mua, bán online, mạng xã hội để kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xây dựng phương án tổ chức và tăng cường lực lượng, phương tiện và duy trì kiểm soát chặt chẽ trên các tuyến biên giới để ngăn chặn hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng nhập lậu vào nội địa. Trong đó cần tập trung vào các nhóm hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, có thuế suất cao và các mặt hàng tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán như thực phẩm, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, hoa quả, pháo nổ, ngoại tệ, xăng dầu, gia súc, gia cầm, hàng điện tử, mỹ phẩm, thời trang cao cấp... đặc biệt là các mặt hàng vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Ngăn chặn mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng hải quan tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm chắc tình hình, tuần tra, kiểm soát tại địa bàn khu vực cửa khẩu đường bộ, khu kinh tế cửa khẩu, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới, khu vực cảng biển, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, bưu điện, chuyển phát nhanh quốc tế, đường sắt liên vận quốc tế và các địa điểm khác thuộc địa bàn kiểm soát hải quan; kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu, hành lý của hành khách xuất nhập cảnh. Tập trung đấu tranh đối với mặt hàng cấm, hàng hóa ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, hàng giả nhãn hiệu, gian lận xuất xứ Việt Nam, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng tiêu dùng thiết yếu dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Chỉ đạo lực lượng thuế các đơn vị nghiệp vụ, cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế; tăng cường công tác quản lý về hóa đơn nhằm ngăn chặn tình trạng mua bán hóa đơn, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để hợp thức hóa hàng nhập lậu, trốn thuế; kịp thời trao đổi thông tin, phối hợp với các lực lượng chức năng trong công tác điều tra, xác minh, xử lý đối tượng buôn lậu, gian lận liên quan đến công tác quản lý thuế.
Triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, hàng giả
Ban Chỉ đạo 138/BCA Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an toàn quốc triển khai đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt là các loại mặt hàng liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19; các nhóm mặt hàng tiêu dùng phục vụ Tết Nguyên đán như pháo, thực phẩm, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, hoa quả…; mặt hàng thiết yếu phục vụ các ngành sản xuất như xăng dầu, thép, linh kiện điện tử…
Ban Chỉ đạo 389 các địa phương chỉ đạo các sở, ngành, lực lượng chức năng bảo đảm cung cấp đủ nguồn hàng hóa tiêu dùng đạt chất lượng cho nhân dân; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý hành vi sản xuất, buôn bán hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng và các hành vi vi phạm về niêm yết giá; chú ý đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, các mặt hàng tiêu dùng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 như thực phẩm, gia súc, gia cầm, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, hoa quả, hàng điện tử, mỹ phẩm, thời trang cao cấp…
Đặc biệt, đối với các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang… cần tăng cường tuần tra, kiểm soát, phối hợp giữa các lực lượng chức năng trên các tuyến biên giới. Đối với các tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ… chỉ đạo các lực lượng nắm chắc tình hình, tăng cường kiểm tra, không để phát sinh các kho, điểm trung chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng./.
Bến Tre: Tuấn Kiệt vượt đối thủ, thắng gói thầu hơn 5 tỷ tại Thạnh Phú
Khá “non trẻ” trong lĩnh vực đấu thầu, dự thầu với giá cao hơn, nhưng Cty Tuấn Kiệt đã xuất sắc vượt đối thủ “thâm niên” thắng gói thầu hơn 5,4 tỷ tại Thạnh Phú
Trà Vinh: Nhà thầu Lợi Phát trúng 2 gói trong ngày, năng lực ra sao?
Trong ngày 23/6/2025, Công ty TNHH Tư vấn XD Lợi Phát đã được BQL các dự án ĐTXD TP Trà Vinh phê duyệt trúng liên tiếp 02 gói thầu với tổng giá trị hơn 11 tỷ.
Sau năm lỗ kỷ lục, Danh Khôi đổi tên và tham vọng đa ngành
Sau khoản lỗ kỷ lục hơn 137 tỷ đồng năm 2024, Danh Khôi đổi tên với tham vọng trở thành tập đoàn đa ngành.
TP HCM: Gói thầu tại Đa Phước được trao cho Công ty Hoàng Trung
Ngày 24/6, UBND xã Đa Phước huyện Bình Chánh (TP HCM) đã phê duyệt cho Công ty Hoàng Trung trúng gói xây lắp hơn 387 triệu đồng.
TP HCM: Gói thầu gần 26 tỷ tại An Thới Đông đã tìm được nhà thầu
Ngày 24/6, UBND xã An Thới Đông huyện Cần Giờ (TP HCM) đã phê duyệt cho liên danh 2 thành viên trúng gói thầu thi công xây dựng gần 26 tỷ đồng.
Vốn 25 tỷ, Thiết bị Y tế IMED trúng đậm gói 106 tỷ tại BV Chợ Rẫy
Gói thầu mua sắm hệ thống chụp cắt lớp vi tính trị giá hơn 106 tỷ đồng tại Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ có duy nhất Công ty TNHH Thiết bị Y tế IMED tham dự và trúng.
Vụ Dakwaco trả lại 24 công trình cấp nước: Lãi 2024 đột biến, “ông lớn” nào chi phối vốn?
UBND tỉnh Đắk Lắk đang nắm giữ 36% vốn của Dakwaco, tương ứng hơn 113,47 tỷ đồng, còn cả gia đình Chủ tịch Đỗ Hoàng Phúc chiếm hơn 59,17% vốn.
Cà Mau: Gói thầu xây kè chống sạt lở 265 tỷ có về tay Thới Bình?
Một mình tham dự, Cty CP XDTM Thới Bình có về đích Gói thầu số 24: XD tuyến kè chống sạt lở bờ biển hơn 265 tỷ do BQL các dự án ODA và NGO tỉnh Cà Mau làm CĐT
Công ty Song Linh - nhà thầu quen trong các gói của Vietsovpetro
Tính từ đầu năm 2025 đến nay, Công ty Song Linh đã tham dự 54 gói thầu của Vietsovpetro, trong đó trúng 5 gói, trượt 15 gói, còn lại là chưa có kết quả…
Những khoản đầu tư thua lỗ của Tổng Công ty Cao su Đồng Nai
Donaruco đã góp hơn 150,85 tỷ đồng (49,06%) vào CTCP Chỉ sợi Cao su V.R.G Sado, tuy nhiên khoản đầu tư này khá thất bại khi phải trích dự phòng hoàn toàn 100% số tiền trên.