largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Không cho con gái đi học, phạt đến 2 triệu đồng

Ép buộc hoặc cản trở người khác lựa chọn môn học, ngành, nghề học tập, đào tạo vì lý do giới tính sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 1-2 triệu đồng

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới, thay thế cho Nghị định 55/2009.

Dự thảo đã đưa ra quy định mới về xử phạt các hành vi vi phạm bình đẳng giới trong trong lĩnh vực và đào tạo. Cụ thể, cá nhân có hành vi ép buộc hoặc cản trở người khác lựa chọn môn học, ngành, nghề học tập, đào tạo vì lý do giới tính sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 1-2 triệu đồng.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định mức xử phạt đối với cá nhân có hành vi:

Phạt tiền 2-3 triệu đồng đối với hành vi vận động, ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính; từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.

Phạt tiền 10-15 triệu đồng đối với hành vi quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ.

Phạt tiền 15-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi tổ chức giáo dục hướng nghiệp, biên soạn, phổ biến sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới.

Người vi phạm còn khôi phục quyền lợi hợp pháp của người đã bị ép buộc, cản trở việc học tập, đào tạo; thay thế, sửa đổi, bãi bỏ các quy định có sự phân biệt về giới.

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Nghị định 155/2009 đã qua thời gian áp dụng lâu dài và phát sinh bất cập cả về sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và cả về thực tiễn áp dụng pháp luật.

Một số quy định xử phạt đã không còn phù hợp thực tế, mức phạt thấp không đủ tính răn đe. Nhiều hành vi vi phạm xảy ra trong đời sống về bình đẳng giới nhưng chưa được quy định nên chưa có cơ sở pháp lý để xử phạt.

Một số quy định trong các lĩnh vực có liên quan đến bình đẳng giới còn chưa phù hợp dẫn tới những hạn chế về điều kiện và cơ hội tham gia bình đẳng của phụ nữ như vấn đề tuổi nghỉ hưu; tuổi đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm... của cán bộ, công chức nữ.

Nhằm khắc phục các hạn chế, vướng mắc trên, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới.